4. Kết cấu của Luận án
3.2.3. Kết quả sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh Bắc
sau khi thực hiện các chương trình giảm nghèo
Là một tỉnh miền núi, sản xuất nông lâm nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ nông dân trên địa bàn Bắc Kạn. Hiện nay các chƣơng trình giảm nghèo nói chung và các chƣơng trình giảm nghèo của tinh Bắc Kạn nói riêng, các nội chủ yếu là nhằm mục tiêu tam nông: nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Kết quả sản xuất ngành nông lâm nghiệp của tỉnh là một bức tranh phản ánh đầy đủ về kết quả và hiệu quả của quá trình đầu tƣ đó.
3.2.3.1. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh qua các năm có xu hƣớng tăng nhẹ. Tuy nhiên, chỉ có ngành trồng trọt là khá ổn định, còn các ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp lại có xu hƣớng giảm. Đối với ngành chăn nuôi thì nguyên nhân chủ yếu là do thị trƣờng tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh xảy ra nhiều. Mặt khác, việc giao khoán đất rừng cho các hộ nên cũng có ảnh hƣởng nhiều đến quy mô chăn nuôi đại gia súc, nhất là chăn nuôi trâu bò. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp đƣợc thể hiện qua bảng 3.9.
Bảng 3.9. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn
Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) So sánh (%)
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tổng GTSX 1.662.836 2.131.263 2.634.671 101,2 116,7
- Trồng trọt 1.196.736 1.609.218 1.889.311 112,6 113,5 - Chăn nuôi 427.159 515.055 734.665 76,8 130,5
- Dịch vụ NN 38.941 7.090 10.695 17,1 102,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn; *Tính theo giá cố định 2010
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp theo số liệu thì có xu hƣớng giảm, nhƣng trên thực tế thì hoạt động dịch vụ nông nghiệp có xu hƣớng xã hội hoá cao, cơ sở hạ tầng giao thông tốt hơn, thông tin liên lạc tốt hơn nên ngƣời dân họ có thể sử dụng các phƣơng tiện giao thông để thực hiện việc mua bán hàng hoá và các sản phẩm ở các địa phƣơng khác, do đó trên địa bàn không theo dõi đƣợc.
Tính theo giá thực tế, thì giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm cơ cấu cao nhất, đây cũng là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Đặc biệt là sau khi các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh hoàn thành việc xây dựng chỉ dẫn địa lý và thƣơng hiệu sản phẩm nhƣ sản phẩm hồng không hạt Bắc Kạn, sản phẩm miến dong, sản phẩm quýt Quang Thuận, sản phẩm gạo bao thai Chợ Đồn.
Qua tìm hiểu tôi thấy trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn một số sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao. Trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung quy hoạch, xây dựng thƣơng hiệu, nhân rộng mô hình và quảng bá cho các sản phẩm nhƣ cây mía Bầu, gà Mía, gạo nếp….
3.2.3.2. Kết quả sản xuất ngành lâm nghiệp
Nếu xét về phân bố diện tích thì đất lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn có diện tích lớn nhất chiếm 77,24 % so với tổng diện tích tự nhiên (năm 2012). Nhƣng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản. Xét trong nội bộ ngành sản xuất lâm
1
0
nghiệp thì ngành trồng và nuôi trồng trồng là ngành tỷ trọng cao nhất và có tốc độ phát triển cao (xem bảng 3.10).
Bảng 3.10. Giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp của Bắc Kạn
Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) So sánh (%)
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Tổng GTSX 395.670 560.746 640.315 141,72 114,19 1. Trồng rừng 208.742 226.067 227.103 108,30 100,46 2. Khai thác 155.219 299.976 369.319 196,26 123,12 4. SP ngoài gỗ 250.640 17.959 26.515 70,04 147,64 3. Dịch vụ LN 6.059 16.744 17.378 275,89 103,79
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn; *Tính theo giá cố định 2010
Qua 3 năm 2010-2011 tổng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp có tốc độ phát triển rất cao tốc độ tăng trƣởng bình quân qua 3 năm đạt trên 30%. Tuy nhiên tốc độ phát triển không ổn định trên toàn ngành (năm 2010 tăng 35,52%; năm 2011 tăng 41,72%; năm 2012 tăng 14,19%) và trong nội bộ ngành. Sự không ổn định này phản ánh đặc điểm, đặc thù của ngành lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài và có tính thời vụ cao.