Khung lý thuyết về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 63 - 65)

4. Kết cấu của Luận án

1.5.1.Khung lý thuyết về giảm nghèo bền vững

Trên góc độ lý thuyết nhƣ đã trình bày ở các nội dung trên cho thấy vấn đề giảm nghèo bền vững phải đƣợc xây dựng trên nền tảng mối quan hệ biện chứng giữa phát triển bền vữnggiảm nghèo.

Về mặt lý luận của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn là tập hợp những lý luận cơ bản về triết học, kinh tế chính trị học, địa lý học, nhân chủng học liên quan đến vai trò của các hộ nông dân và sinh kế của họ. Những lý luận này là căn cứ, là gốc rễ, là xuất phát điểm để xây dựng thành những lý luận về nghèo và giảm nghèo cho hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn, bao gồm khái niệm về tiêu chí đánh giá, nguyên nhân và giải pháp giảm nghèo bền vững.

Về thực tiễn chúng ta không thể phát triển bền vững đƣợc khi còn tồn tại một bộ phận dân số sống nghèo khổ, không đƣợc đảm bảo hƣởng lợi từ các phúc

lợi xã hội, giáo dục và y tế. Bởi vì đói nghèo sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề khác nhƣ dịch bệnh, các tai tệ nạn xã hội và thậm chí có thể có chiến tranh. Do đó sẽ không thể đảm bảo việc phát triển bền vững. Mặt khác, để giảm nghèo thì bản thân ngƣời nghèo, hộ nghèo hay cộng đồng ngƣời nghèo không thể tự mình vƣơn lên thoát nghèo đƣợc nếu không có sự hỗ trợ của bên ngoài từ Nhà nƣớc và từ cộng đồng về nguồn lực, về môi trƣờng xã hội, về sự gắn kết với bên ngoài và kỹ năng vƣơn lên thoát nghèo. Để có thể tạo cơ hội cho giảm nghèo thì phải đảm bảo mục tiêu

phát triển bền vững. Mối quan hệ đó cũng đã đƣợc khẳng định trong tuyên bố chung của Hội nghị thƣởng đỉnh Rio+20 (12/2012): “không thể phát triển bền vững chừng nào thế giới còn đói nghèo và cùng khổ” [125].

Hình 1.3. Khung lý thuyết về giảm nghèo bền vững

CỘNG ĐỒNG : Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội NHÀ NƢỚC: Quốc hội, Chính phủ và Chính quyền địa phƣơng HỘ NGHÈO: Các nguồn lực của hộ Hỗ trợ vốn Tạo việc làm Tạo thị trƣờng Liên doanh, liên kết Đào tạo nghề Xây dựng chủ chƣơng Ban hành chính sách Cơ chế điều hành và tổ chức thực hiện Tổ chức nguồn vốn ĐĐ, LĐ, nguồn vốn Ý thức thoát nghèo Tập quán, văn hóa.

NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN - Mức sống vật chất - Cơ sở hạ tầng

- Văn hóa, tinh thần - Hoạt động xã hội - Giáo dục, dân trí - Môi trƣờng sinh thái - Y tế sức khỏe - Khoa học kỹ thuật

GIẢM NGHÈO BỀNVỮNG

Trên cơ sở khung lý thuyết, vấn đề giảm nghèo bền vững đƣợc làm rõ trên các khía cạnh, đó là:

- Vấn đề phát triển bền vững: Đây là mục tiêu bao trùm, xuyên suốt và là trọng tâm của Giảm nghèo bền vững. Trong phát triển bền vững phải đảm bảo sự bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trƣờng.

- Về vấn đề giảm nghèo: Đây là mục tiêu cụ thể, là nội dung quan trọng có tính then chốt của giảm nghèo bền vững. Bản chất của giảm nghèo bền vững là sự thoát nghèo đƣợc dựa trên nền tảng của sự ngƣời nghèo đƣợc trang bị và có đầy đủ nội lực tự vƣơn lên thoát nghèo và đủ sức để đề phòng và chống chịu với các tác động bất lợi.

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 63 - 65)