Đánh giá công tác tuyên truyền, quảng bá và sự nhận thức, hiểu biết

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 114 - 187)

4. Kết cấu của Luận án

3.3.3.Đánh giá công tác tuyên truyền, quảng bá và sự nhận thức, hiểu biết

của hộ nông dân về chương trình 30a

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phỏng vấn các hộ nông dân về công tác tuyên truyền, quảng bá và sự nhận thức, hiểu biết về chƣơng trình 30a. Nói chung, công tác tuyên truyền, quảng bá đƣợc thực hiện rất rộng rãi, qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Tuy nhiên, sự nhận thức và hiểu biết của hộ nông dân, đặc biệt là hộ nghèo chƣa thực sự đƣợc nhƣ mong muốn. Tƣ

tƣởng ỷ lại, chờ đợi sự hỗ trợ của nhà nƣớc còn phổ biến. Tính chủ động, sự cầu thị, tự vƣơn lên để giảm nghèo của các hộ nông dân chƣa cao.

Nhiều mô hình thoát nghèo bền vững xuất hiện trên các huyện đã khẳng định tính ƣu việt của chƣơng trình 30a và các chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đây là những nhân tố quan trọng có thể nhân rộng và có vai trò thức đẩy sự thành công của việc giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

3.3.4. Đánh giá chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên của các huyện nghèo

3.3.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chương trình * Thuận lợi:

- Chƣơng trình 30a đƣợc triển khai trong phạm vi rộng, quy mô lớn, đƣợc đông đảo tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội và tất cả các hộ nghèo đều đƣợc tham gia là động lực giúp cho các hộ nghèo học tập cách thức làm ăn, phát triển kinh tế của bản thân hộ gia đình họ tại địa phƣơng;

- Tất cả các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh Bắc Kạn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, tham gia chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ đã góp phần nâng cao tính đoàn kết dân tộc, phát huy hiệu quả tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái trong nhân dân;

- Đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình và tham gia tích cực đối với các nội dung hoạt động của chƣơng trình 30a triển khai tại địa phƣơng;

* Khó khăn:

- Do có sự thay đổi về cán bộ của các huyện nên các thành viên ban chỉ đạo chƣơng trình thƣờng xuyên thay đổi, sự thay đổi đó đã ít nhiều gây nên ảnh hƣởng đến công tác chỉ đạo, tham mƣu thực hiện Chƣơng trình không đƣợc thƣờng xuyên liên tục;

- Nguồn vốn của chƣơng trình cho xây dựng cơ sở hạ tầng không kịp thời, khi thi công lại gặp thời điểm thị trƣờng có nhiều biến động về giá cả nên đã gây nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện các nội dung của chƣơng trình;

- Hiện nay trình độ đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ xã còn yếu về năng lực, thiếu về số lƣợng nên không tránh khỏi những hạn chế gây khó khăn cho công tác triển khai thực hiện Chƣơng trình;

- Các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình của một số bộ, ngành nhƣ bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ Y tế còn chậm chƣa rõ ràng, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể nên khi địa phƣơng triển khai thực hiện còn gặp khó khăn;

- Đội ngũ cán bộ triển khai thực hiện chƣơng trình 30a chủ yếu là cán bộ trẻ, kinh nghiệm chƣa nhiều nên việc tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế.

3.3.4.2. Một số bất cập về chế độ chính sách trong thực hiện chương trình 30a a, Về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn

- Về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn tuy đã đƣợc quy định, hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 10/2009/TTLT-BKH-BTC, Thông tƣ 199/2009/TT-BTC, v.v., nhƣng hƣớng dẫn cơ chế lồng ghép chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể. Ví dụ tại Thông tƣ số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009, hƣớng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chƣơng trình 30a, trong đó có nguồn vốn chƣơng trình 661, chƣơng trình 135 giai đoạn II, nhƣng vốn Chƣơng trình 661 đã phân bổ từ đầu năm 2009 (năm kết thúc chƣơng trình 661), chƣơng trình 135 giai đoạn II kết thúc năm 2010 và sau này bổ sung bằng chƣơng trình 1592, do vậy ảnh hƣởng đến việc điều chỉnh, sắp xếp các nội dung hoạt động, đã gây ra sự thiếu vốn (nhƣ vốn hỗ trợ gạo cho hộ nghèo khoanh nuôi bảo vệ rừng).

- Việc thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu của chƣơng trình 30a trên địa bàn, đôi khi còn chồng chéo, chƣa rõ ràng giữa các đơn vị tham gia điều hành. Một số đơn vị cấp tỉnh quản lý nguồn lực nhƣ sở y tế, sở Giáo dục và các đơn vị cấp huyện nhƣ trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã, các trƣờng THPT, trƣờng PTCS, trƣờng dân tộc nội trú, việc phối hợp lồng ghép chƣa tốt. Đến nay, cơ chế lồng ghép giữa các nguồn vốn thuộc các nội dung hoạt động này vẫn chƣa đƣợc quy định rõ ràng.

b, Các cơ chế, chính sách khác

- Các chính sách hỗ trợ một lần để mua con giống, cây giống, hỗ trợ trồng cỏ cho chăn nuôi, hỗ trợ làm chuồng trại cho các hộ nghèo, nhất là là ngƣời nghèo dân tộc thiểu số chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Hỗ trợ một lần khi mà nhận thức của ngƣời dân chƣa đƣợc tiếp nhận một cách đầy đủ thì năm sau lại không đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ tiếp nên hiệu quả thực hiện thấp.

- Về chính sách hỗ trợ gạo hộ nghèo khoanh nuôi, bảo vệ rừng: cần bổ sung tiêu chí số nhân khẩu kết hợp với diện tích rừng đƣợc khoán, khoanh nuôi bảo vệ cho hợp lý.

- Một số chính sách về ƣu đãi về y tế, giáo dục; đào tạo cán bộ tại chỗ cần đƣợc cụ thể hoá và quan tâm hơn nữa đến các hộ cận nghèo vì đây là đối tƣợng có nguy cơ tái nghèo rất cao.

- Định mức hỗ trợ và cho vay để phát triển chăn nuôi thấp, thời gian cho vay ngắn (2 năm), chƣa đủ điều kiện để ngƣời dân quay vòng vốn đầu tƣ, thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng.

- Các bộ, ngành có liên quan cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định riêng, đặc thù về đầu tƣ, đấu thầu phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn.

- Tỉnh cần nghiên cứu bố trí kinh phí cho Ban chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị liên quan để phục vụ cho việc tổ chức, triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát, sơ kết và tổng kết để không ảnh hƣởng đến kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và tăng sự chủ động tham gia của các đơn vị đến hoạt động của Chƣơng trình 30a.

3.3.4.3. Đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực của chương trình 30a

a, Về tính kinh tế

- Các nguồn vốn của chƣơng trình 30a kể cả các nguồn vốn lồng ghép đã đƣợc các địa phƣơng sử dụng khá hiệu quả, phục vụ tích cực cho mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn.

- Mặc dù nguồn vốn cho chƣơng trình 30a còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu theo đề án, nhƣng trong việc tổ chức các hoạt động của chƣơng trình đôi khi việc sử dụng các nguồn kinh phí còn chƣa hết, vẫn còn sự lãng phí về nguồn lực chƣa đƣợc khai thác sử dụng kịp thời cho chƣơng trình.

- Trong quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản vẫn còn hạn chế, vẫn còn sai sót làm giảm tính kinh tế trong sử dụng nguồn lực của chƣơng trình.

b, Về tính hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chương trình đã khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo của những chương trình trước đây như: chỉ đạo có trọng tâm và quyết liệt hơn, tập trung, ƣu tiên hơn đối với các vùng nghèo; các giải pháp đƣa ra cụ thể và toàn diện hơn, bao gồm các chính sách: Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; Chính sách hỗ trợ cán bộ đối với các huyện nghèo; và Chính sách hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng.

- Chương trình đã được sự tham gia của cả hệ thống chính trị với nhận thức và tinh thần trách nhiệm rất cao : Tƣ̀ Trung ƣơng đến địa phƣơng , các bộ, ngành, các cấp chính quyền đều nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo . Các địa phƣơng đã cân đối lại nguồn lƣ̣c đầu tƣ của nhà nƣớc tƣ̀ các chƣơng trình, dƣ̣ án , chính sách trên địa bàn huyện nghèo , đã tổ chƣ́c lồng ghép và phối hợp hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn.

- Một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất đã phát huy hiệu quả góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn các huyện nghèo: nhƣ hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi; chính sách luân chuyển cán bộ; đầu tƣ các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.

c, Tính hiệu lực

Mặc dù mới chỉ đạt 7/22 chỉ tiêu, còn 15/22 chỉ tiêu chƣa hoàn thành nhƣng với những kết quả đạt đƣợc đã mang lại lợi ích không nhỏ cho ngƣời dân các huyện nghèo. Đặc biệt nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân đã, đang tạo ra sự thoát nghèo nhanh trong những năm đầu; nhóm chính sách đầu tƣ phát triển đang dần phát huy tác dụng và tạo đà phát triển bền vững trên địa bàn các huyện nghèo.

3.4. Đánh giá kết quả giảm nghèo qua điều tra hộ nông dân

3.4.1. Tình hình cơ bản các hộ điều tra

Qua điều tra hộ chúng tôi thấy giữa các nhóm hộ nghèo, cận nghèo và hộ trung bình - khá có sự khác nhau về các đặc điểm nhƣ: trình độ văn hoá của chủ hộ, số nhân khẩu bình quân của hộ, v.v., trong đó sự chênh lệch về diện tích đất sản xuất nông nghiệp là khá lớn, đặc biệt là diện tích đất bằng. Số liệu về một số chỉ tiêu cơ bản của các hộ điều tra thể hiện tại bảng 3.18.

Bảng 3.18. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

STT Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ TB-Khá 1 Tuổi chủ hộ BQ tuổi 39,9 34,3 41,7 2 Văn hoá chủ hộ BQ lớp 8,5 7,5 9,0

3 Số nhân khẩu BQ ngƣời/hộ 5,2 5,1 4,8

4 Số Lao động BQ ngƣời/hộ 2,2 2,4 2,3 5 Diện tích SXNN ha/hộ 0,1586 0,1891 0,2248 - Diện tích đất bằng ha/hộ 0,0552 0,0655 0,1236 - Diện tích đất dốc ha/hộ 0,1034 0,1236 0,1212 6 Đất rừng đƣợc giao ha/hộ 0,5900 0,9160 0,6582 7 Vốn sản xuất của hộ 1000đ 6.245 13.542 25.324 8 Tiền tiết kiệm của hộ 1000đ/năm 0 1.475 10.258

9 Vốn vay của hộ 1000đ 18.500 8.067 5.364

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra hộ

Chúng ta có thể khái quát một số nét cơ bản là các hộ hộ nghèo thƣờng là các hộ có trình độ văn hoá thấp hơn, số khẩu đông hơn, diện tích đất ít hơn so với các hộ cận nghèo và hộ TB-Khá. Tuy nhiên, các hộ cận nghèo với số tiền tiết kiệm đƣợc rất ít ỏi (với 1.475.000 đồng/năm), nên khi gặp phải các rủi ro, các sự kiện bất thƣờng thì khả năng chống đỡ của họ cũng rất khó khăn, nguy cơ tái nghèo rất cao.

3.4.2. Nguyên nhân đói nghèo của các hộ điều tra

Kết quả thể hiện trên bảng 3.19, có thể thấy trong 9 nguyên nhân đƣợc

1

1

lựa chọn, những nguyên nhân theo các hộ đánh giá tập trung nhiều nhất là:

- Thiếu đất : Ba Bể là 45,95%, Na Rì là 50,14%, Chợ Mới là 40,12%;

- Thiếu kiến thức: Ba Bể là 20,03%, Na Rì là 30,23%, Chợ Mới là 21,24%; và

- Thiếu vốn: Ba Bể là 29,22%, Na Rì là 22,31%, Chợ Mới là 16,63%. Các nguyên nhân khác nhƣ nhiều ngƣời ăn theo, có ngƣời ốm đau, rủi ro thiên tai, không tìm đƣợc việc làm, lƣời lao động và có ngƣời mắc tệ nạn xã hội cũng có ảnh hƣởng đến sự đói nghèo của hộ.

Bảng 3.19. Đánh giá nguyên nhân đói nghèo tại các hộ điều tra

(Đơn vị tính; % ý kiến trả lời)

STT Nguyên nhân Ba Bể Na Rì Chợ Mới

1 Thiếu đất sản xuất 45,95 50,14 40,12

2 Thiếu kiến thức 25,82 30,23 21,24

3 Thiếu vốn 23,03 22,31 16,63

4 Nhiều ngƣời ăn theo 11,27 12,24 12,31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Có ngƣời ốm đau 10,70 13,46 11,06

6 Rủi ro thiên tai 9,01 13,68 10,08

7 Không tìm đƣợc việc làm 7,65 9,56 8,47

8 Lƣời lao động 3,46 6,42 3,84

9 Có ngƣời mắc tệ nạn Xã hội 1,53 2,86 2,48

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra hộ

Nghiên cứu các nguyên nhân đói nghèo có ý nghĩa tham vấn quan trọng cho việc đề xuất chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo cho các hộ nông dân trên địa bàn.

3.4.3. Tình hình đói nghèo của các hộ điều tra phân theo dân tộc

Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ hộ nghèo trong từng dân tộc cũng có sự khác nhau, không đồng đều trong cộng đồng và trong từng dân tộc. Đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn cũng có sự khác nhau về tỉ lệ hộ nghèo:

Theo kết quả từ các hộ điều tra thì về tỉ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ nghèo thì dân tộc Tày trong các hộ điều tra huyện Ba Bể chiếm 40,97%,

1

1

huyện Na Rì là 39,42%, huyện Chợ Mới là 54,67% và dân tộc Dao huyện Ba Bể là 29,22%, huyện Na Rì là 29,35%, huyện Chợ Mới là 22,01%. Đây là những dân tộc có tỉ lệ cao hơn vì họ có số dân trên địa bàn đông hơn.

Nếu tính tỉ lệ hộ nghèo trong từng dân tộc thì dân tộc H’Mông ở huyện Ba Bể là 81,15%, huyện Na Rì là 80,24%, huyện Chợ Mới là 70,32% và dân tộc Sán Chí ở huyện Ba Bể là 61,45%, huyện Na Rì là 60,83%, huyện Chợ Mới là 50,23% có tỉ lệ hộ nghèo trong từng dân tộc rất cao.

Bảng 3.20. Cơ cấu hộ nghèo phân theo dân tộc tại các hộ điều tra

(Đơn vị tính: %) STT Dân tộc Ba Bể Na Rì Chợ Mới 1 Dân tộc Tày 40,97 39,42 54,67 2 Dân tộc Dao 29,22 29,35 22,01 3 Dân tộc H’Mông 16,33 18,42 12,34 4 Dân tộc Nùng 11,60 10,66 6,28 5 Dân tộc Sán Chí 1,02 1,26 2,12 6 Dân tộc Hoa 0,22 0,52 1,36 7 Dân tộc khác 0,44 0,37 1,22

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra hộ

Do đó, chúng ta cần thiết phải chú ý đến đặc điểm, tập quán của các dân tộc để có phƣơng pháp tiếp cận cho phù hợp, nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện giảm nghèo.

3.4.4. Phân tích cơ cấu thu nhập từ các hộ điều tra

Mức thu nhập giữa các huyện cũng có sự chênh lệch nhất định, huyện Chợ Mới có điều kiện thuận lợi hơn về giao thông, cũng là huyện có thu nhập cao nhất tổng thu nhập trên hộ đạt 32.658.688 đồng, thu nhập theo đầu ngƣời đạt 6.403.664 đồng. Tổng thu theo hộ và thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp nhất là huyện Na Rì tổng thu nhập trên hộ đạt 25.622.160 đồng, thu nhập theo đầu ngƣời đạt 5.180.380 đồng.

Bảng 3.21a. Thực trạng thu nhập của các hộ điều tra

STT Chỉ tiêu Ba Bể Na Rì Chợ Mới

1 Tổng thu nhập hộ/năm 26.863.440 25.622.160 32.658.688 - Thu từ trồng trọt 7.935.460 7.163.958 10.326.926 - Thu từ chăn nuôi và VAC 11.583.516 12.001.419 13.845.713 - Thu từ lâm nghiệp 4.142.342 3.697.277 3.017.236 - Thu từ các nguồn khác 3.202.122 2.759.506 4.568.813 2 TNBQ/ngƣời/năm 5.516.107 5.180.380 6.403.664

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra hộ

Qua bảng 3.21b có thể khái quát đƣợc đặc điểm sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn.

Bảng 3.21b. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra

(Đơn vị tính: %)

STT Chỉ tiêu Ba Bể Na Rì Chợ Mới

1 Thu từ Trồng trọt 29,54 27,96 31,61

2 Thu từ Chăn nuôi và VAC 41,12 46,84 42,40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Thu từ Lâm nghiệp 15,42 14,43 11,99

4 Thu từ các nguồn khác 11,92 10,77 14,00

Tổng thu nhập hộ/năm 100,00 100,00 100,00

Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra hộ

Nguồn thu nhập của hộ chủ yếu từ chăn nuôi và kinh tế vƣờn chiếm khoảng 45%, sau đó là thu từ trồng trọt gần 30%, thu từ lâm nghiệp khoảng

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 114 - 187)