Các thách thức trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 48 - 51)

4. Kết cấu của Luận án

1.3.5.Các thách thức trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Theo Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đã nhận xét mặc dù có kết quả tốt về tăng trƣởng và giảm nghèo, đƣợc cộng đồng thế giới ghi nhận, nhƣng Việt Nam cũng đang đứng trƣớc những thách thức lớn: “Trước hết đó là vấn đề tái nghèo, cận nghèo và giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay tỉ lệ tái nghèo vẫn chiếm 7-10% trong tổng số thoát nghèo hằng năm; Tiếp đó là vấn đề giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội; người nghèo đô thị….” [47].

Nhƣ vậy, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam chúng ta đang đứng trƣớc 5 thách thức đó là:

(i) Vấn đề tái nghèo và cận nghèo.

Mặc dù trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện khá thành công công cuộc giảm nghèo đƣợc thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Cụ thể tỉ lệ hộ nghèo cả nƣớc đã giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (năm 2011) và 9,6% (năm 2012), bình quân giảm 2,3 điểm %/năm. Tuy nhiên vấn đề tái nghèo vẫn còn khá phổ biến và tỉ lệ hộ cận nghèo còn rất cao. Theo Bà Phạm Thị Hải Chuyền Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội vấn đề tái nghèo khá nghiêm trọng vì “…cứ 3 hộ thoát nghèo thì có 1 hộ tái nghèo hoặc nghèo mới” [125]. Mặt khác, theo kết quả rà soát hộ nghèo trong những năm gần đây thì tỉ lệ hộ cận nghèo còn khá cao, thƣờng xuyên chiếm bằng 1/2 tỉ lệ hộ nghèo.

(ii) Với xu hƣớng nghèo tập trung vào đối tƣợng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH xu hƣớng nghèo tập trung vào khu vực có đồng bào các dân tộc thiểu số. So với tổng số hộ của từng vùng trong 2 năm 2011 và 2012 thì số hộ nghèo của một số vùng là: Khu vực miền núi Đông Bắc chiếm 21,01% (2011) và 17,39% (2012); Khu vực miền núi Tây Bắc chiếm 33,02% (2011) và 28,55% (2012); Khu vực Tây Nguyên chiếm 18,47% (2011 và 15,00% (2012); Khu vực Khu IV cũ 18,28% (2011) và 15,02% (2012).

(iii) Vấn đề giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.

Giảm nghèo là vấn đề có tính xã hội rất cao, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Vai trò chủ đạo của Nhà nƣớc; sự chia sẻ của cộng đồng; và khả năng tự vƣơn lên của bản thân ngƣời nghèo và cộng đồng ngƣời nghèo. Mặt khác, khi chúng ta quan tâm đến vấn đề giảm nghèo phải gắn liền với việc thực hiện công bằng xã hội. Đây là một vấn đề khó xử lý và có tính nhạy cảm rất cao, bởi vì các quyền lợi giữa các nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ trung bình khá có sự khác biệt rất lớn. Nhƣng khi xét tiêu chí hộ nghèo theo thu nhập nhƣ hiện nay thì ranh giới để phân nhóm hộ nhiều khi rất mong manh chỉ chênh lệch nhau chỉ có 1000 VNĐ.

(iv) Khả năng phát sinh các hình thức nghèo mới.

Hiện nay, chúng ta đang sử dụng tiêu chí xét chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân/ngƣời/tháng. Trên thực tế hiện nay đã xuất hiện nhiều hình thức nghèo mới nhƣ: nghèo về giáo dục, nghèo về y tế, nghèo về các khía cạnh của chất lƣợng cuộc sống. Do đó chúng ta cần thiết phải quan tâm đến vấn đề “nghèo đa chiều” đã và đang xuấtt hiện trong đời sống dân cƣ, nhất là dân cƣ đô thị.

(v) Hiệu quả giảm nghèo và tiếp cận chuẩn quốc tế.

Trong thời gian qua Đảng, Nhà nƣớc và cộng đồng đã quan tâm đầu tƣ rất lớn trên nhiều phƣơng diện cho công tác giảm nghèo. Tuy nhiên hiệu quả giảm nghèo chƣa cao, tỉ lệ hộ cận nghèo còn cao, số hộ tái nghèo và nghèo mới vẫn ở mức cao. Mặt khác, mức chuẩn nghèo của Việt Nam còn rất thấp so với chuẩn nghèo quốc tế (hiện nay là từ 1,25 đến 2 USD/ngƣời/ngày). Ở Việt nam mới chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp cận đến chuẩn nghèo quốc tế (năm 2014 là 1.000.000 đồng/ngƣời/tháng)

Trong vấn đề này, theo Trần Đình Thiên, Viện trƣởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: “Để giảm nghèo trước hết cần nhận diện chính xác đối tượng nghèo. Đó là nghèo tĩnh hay nghèo động? Nghèo so với Việt Nam hay so với thế giới?” và “Những người được đánh giá là nghèo hiện nay họ thiếu năng lực, thiếu điều kiện để thoát nghèo hay không muốn thoát nghèo do quan niệm sống, do mục tiêu giảm nghèo khác nhau”[47].

Nhƣ vậy, tuy chƣa có một khái niệm chung, đầy đủ cho “Giảm nghèo bền vững”, nhƣng có thể hiểu là để giảm nghèo bền vững cần phải kết hợp và thoả mãn cả hai yêu cầu, đó là: giảm nghèo và phát triển bền vững, điều đó thể hiện trên các khía cạnh tạo cơ hội cho ngƣời nghèo thoát nghèo, ổn định và không ngừng tăng thu nhập để không bị tái nghèo khi có các tác động bất lợi của tự nhiên và xã hội. Việc giảm nghèo phải đảm bảo đƣợc sự phát triển bền vững trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế. Nói một cách khác, “giảm nghèo bền vững” quá trình giảm nghèo đảm bảo được sự cải thiện đồng thời của sự bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của một đất nước, một địa phương, một cộng đồng dân cư hay của một hộ gia đình.

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 48 - 51)