Phân biệt đơn vị tính phần trăm và điểm phần trăm của giảm nghèo

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 80 - 187)

4. Kết cấu của Luận án

2.6.5.Phân biệt đơn vị tính phần trăm và điểm phần trăm của giảm nghèo

Hiện nay, trên khá nhiều tài liệu, báo cáo trong hệ thống văn bản của Nhà nƣớc và các phƣơng tiện thông tin đại chúng, có tồn tại việc sử dụng chƣa đúng về đơn vị tính phần trăm (%) và điểm %. Trong phạm vi nội dung của luận án xin làm rõ sự khác biệt về đơn vị tính % và đơn vị tính điểm %, để tránh sự hiểu chƣa đúng về hai loại đơn vị tính này.

Ví dụ cụ thể: năm 2010 Việt Nam có tổng số 21.518.063 hộ gia đình, trong đó tổng số hộ nghèo là 3.055.565 hộ, tính ra tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam năm 2010 là 14,20%; năm 2011 Việt Nam có tổng số 21.938.260 hộ gia đình, trong đó tổng số hộ nghèo là 2.580.885 hộ, tính ra tỉ lệ hộ nghèo của

Việt Nam năm 2011 là 11,76 %. Nhƣ vậy, đơn vị tính (%) ở đây phản ánh tỉ lệ (cơ cấu) số hộ nghèo trên tổng số hộ toàn quốc. Vậy khi nói về thành tích giảm nghèo chúng ta có hai cánh tính:

Cách tính thứ nhất: lấy kết quả của tổng số hộ nghèo năm 2011 trừ đi tổng số hộ nghèo năm 2010 chia cho tổng số hộ nghèo năm 2010 sau đó nhân với 100 là: (2.580.885 -3.055.565)/3.055.565*100 = - 15,54 (%). Kết quả này chúng ta kết luận là: “tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam năm 2011 so với năm 2010 giảm 15,54%”.

Cách tính thứ hai: lấy tỉ lệ hộ nghèo của năm 2011 trừ đi tỉ lệ hộ nghèo của năm 2010 là: 11,76 - 14,20 = - 2,44 (%). Kết quả này chúng ta kết luận là:

“tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam năm 2011 so với năm 2010 giảm 2,44 điểm %”. Trong khuôn khổ nội dung của Luận án chúng tôi không có điều kiện trao đổi sâu về vấn đề này, chỉ làm rõ thêm sự khác nhau giữa hai loại đơn vị tính mà đề tài có sử dụng để tránh sự hiểu nhầm.

Tóm tắt chƣơng 2

Nội dung của chƣơng 2 thể hiện phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án, xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu để xây dựng khung phân tích của Luận án. Làm rõ các phƣơng pháp tiếp cận, phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu, các phƣơng pháp phân tích số liệu và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của Luận án.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC KẠN 3.1. Đánh giá các nguồn lực cho giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Nguồn lực về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bắc Kạn

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía

Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Địa bàn tỉnh Bắc Kạn có quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng, đây là trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, thuận lợi cho giao lƣu với tỉnh trong khu vực. Ngoài ra tỉnh còn có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nối Bắc Kạn với các tỉnh khác và các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình

Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, có thể chia làm 3 khu vực:

- Khu vực phía Đông là các dãy núi của cánh cung Ngân Sơn, đây là dãy núi cao có cấu tạo tƣơng đối thuần nhất. Địa hình khu vực này thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

- Khu vực phía Tây là khối núi cao, đƣợc cấu tạo bởi đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi. Khu vực này rất khó khăn cho phát triển kinh tế.

- Khu vực trung tâm là khu vực nằm dọc thung lũng sông Cầu có địa hình thấp, đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi cổ, khu vực này thích hợp phát triển nông nghiệp, ngành nghề, dịch vụ.

3.1.1.3. Khí hậu

Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 có khí hậu nóng ẩm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có khí hậu rét hanh khô. Nhiệt độ trung bình từ 20 - 220C, số giờ nắng trung bình là 1400 - 1600 giờ, lƣợng mƣa trung bình 1400 - 1600mm, độ ẩm trung bình là 84%. Khí hậu của tỉnh thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, tuy nhiên do thƣờng xuyên có sƣơng muối, mƣa đá, lốc xoáy, v.v., gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trên địa bàn.

3.1.1.4. Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi ở Bắc Kạn khá phong phú, là đầu nguồn của 5 con sông: sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng và sông Cầu. Do địa hình đồi núi nên các nhánh thƣợng nguồn này thƣờng ngắn, dốc, thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện và du lịch. Ngoài ra, Bắc Kạn còn có hồ Ba Bể, đây là một hồ nƣớc ngập đƣợc hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống, có kiến tạo đẹp. Năm 2004, Vƣờn quốc gia Ba Bể đƣợc công nhận là Vƣờn di sản ASEAN, năm 2011 Hồ Ba Bể đƣợc UNESCO công nhận là khu Ramsar

thứ 3 của Việt Nam. Đây là một địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế cho địa phƣơng và thực hiện xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, việc đầu tƣ, khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh trong thời gian qua còn nhiều tồn tại, hiệu quả chƣa cao, chƣa thực sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a- Tài nguyên đất

Đất của Bắc Kạn có nhiều loại, nhiều vùng đất có tầng đất khá dầy, có hàm lƣợng mùn tƣơng đối cao, trong đó có một số loại là sản phẩm của quá trình phong hoá từ đá vôi, rất thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Hiện nay mới chỉ khai thác khoảng hơn 60% diện tích chủ yếu là đất lâm nghiệp, diện tích đất chƣa sử dụng còn lớn. Hiệu quả của việc khai thác tài nguyên đất còn thấp, cần phải có chiến lƣợc và có sự đầu tƣ khoa học công nghệ để sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn.

b- Tài nguyên rừng

Bắc Kạn có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc Bắc Bộ, tài nguyên rừng khá đa dạng và phong phú. Là nơi cung cấp gỗ, tre, nứa và nhiều loại thực vật quý hiếm, có giá trị, đƣợc coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắc Kạn có 375.337 ha đất có rƣ̀ng, chiếm 77,24% tổng diện tích đất tƣ̣ nhiên. Rất đa dạng về địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh. Rừng Bắc Kạn là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những trung tâm bảo tồn gien động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.

Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ, chăm sóc và khai tài nguyên rừng, nhƣng tình trạng chặt phá rừng trái phép, tình trạng đốt nƣơng làm rẫy, cháy rừng vẫn thƣờng xuyên xảy ra, gây ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng rừng, cũng nhƣ môi tƣờng sinh thái bị suy giảm.

c- Tài nguyên khoáng sản

Do đặc điểm lãnh thổ của tỉnh Bắc Kạn nằm trong hai kiểu kiến trúc địa chất có chế độ địa động khác nhau đã tạo cho Bắc Kạn có tài nguyên khoáng sản tƣơng đối đa dạng , phong phú rất đặc trƣng . Trong các loại khoáng sản của Bắc Kạn thì vàng, chì, kẽm, quặng sắt là khoáng sản có tiềm năng lớn nhất. Hiện nay, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, không có quy hoạch, kế hoạch vẫn thƣờng xuyên xảy ra, gây ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng và làm trầm trọng thêm các tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội của Bắc Kạn

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Kạn

Tình hình phân bố đất đai của tỉnh đƣợc trình bày qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình phân bố sử dụng đất đai tỉnh Bắc Kạn Chỉ tiêu 2010 2012 Số lƣợng (ha) Cơ cấu (%) Số lƣợng (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất TN 486.841 100.00 485.941* 100,00 1. Đất nông lâm nghiệp 371.767 76,36 413.044 85,00

- Đất SXNN 37.798 7,76 36.650 7,54

- Đất trồng cây hàng năm 32.536 6,68 31.338 6,45

Trong đó: đất lúa 19.180 3,94 18.563 3,82

- Đất trồng cây lâu năm 5.262 1,08 5.312 1,09 - Đất lâm nghiệp có rừng 333.059 68,41 375.337 77,24

- Đất nông nghiệp khác 910 0,19 1.057 0,21

2. Đất phi nông nghiệp 18.582 3,82 21.159 4,35 3. Đất chƣa sử dụng 96.492 19,82 51.738 10,65

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn; *Diện tích đất tự nhiên năm 2012 giảm do đo đạc lại bản đồ của tỉnh năm 2011

So với tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông lâm nghiệp của tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất, năm 2012 đất nông lâm nghiệp là 413.014 ha chiếm 85% tổng diện tích tự nhiên, nhƣng chủ yếu là đất lâm nghiệp là 375.337 ha chiếm

77,24%, trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất thấp chỉ có 36.650 ha chiếm 7,4%, đất lúa chỉ có 18.563 ha chiếm 3,82%, nhƣng lại đang có xu hƣớng giảm dần (năm 2012 giảm so với năm 2010 là 617 ha) do ảnh hƣởng của sự đô thị hoá đang ngày càng phát triển, một lý do nữa làm diện tích lúa giảm là do hiện tƣợng khai thác khoáng sản trái phép trên đất lúa ở một số địa phƣơng. Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hƣớng tăng nhanh năm 2010 là 18.582 ha chiếm 3,82%, đến năm 2012 tăng lên 2.577 ha đạt 21.159 ha chiếm 4,35%, trong đó tăng nhanh nhất là đất chuyên dùng tăng 1.664 ha chủ yếu là phục vụ cho các công trình đƣờng giao thông, công trình thuỷ lợi và các công trình công cộng khác. Diện tích chƣa sử dụng của tỉnh qua hai năm giảm 44.754 ha là một xu hƣớng tốt trong việc sử dụng đất đai của tỉnh.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Kạn

Tình hình dân số và lao động của tỉnh đƣợc thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động tỉnh Bắc Kạn Chỉ tiêu 2010 2012 Số lƣợng (người) Cơ cấu (%) Số lƣợng (người) Cơ cấu (%) I. Tổng số nhân khẩu 296.500 100,00 302.500 100,00 1. Theo giới tính - Nam 149.822 50,53 153.155 50,65 - Nữ 146.678 49,47 149.345 49,35 2. Theo khu vực - Thành thị 47.838 16,13 48.992 16,21 - Nông thôn 248.662 83,87 253.508 83,79 II. Tổng số lao động 172.722 100,00 201.666 100,00 1. Theo giới tính - Nam 101.341 52,50 103.365 52,58 - Nữ 89.293 47,50 98.301 47,42 2. Theo khu vực - Thành thị 29.778 1,93 30.629 1,92 - Nông thôn 160.856 98,03 171.037 98,08

Nếu xét về giới tính thì cơ cấu giới tính trong dân số của tỉnh khá cân đối, năm 2012 dân số nam chiếm 50,65%, dân số nữ chiếm 49,35%. Nhƣng tỉ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn rất cao so với dân số thành thị, thƣờng xuyên dân số nông thôn chiếm tỉ lệ khoảng trên 80%. Năm 2012 dân số khu vực thành thị là 16,21%, dân số khu vực nông thôn chiếm 86,79%. Xét về lao động thì lao động nam có tỉ lệ cao hơn lao động nữ, năm 2012 lao động nam chiếm 52,58%, lao động nữ chiếm 47,42%, điều nay khá phù hợp với xu hƣớng dân số hiện tại là tỉ lệ sinh thô về giới tính nam cao hơn nữ, nhƣng điều đó cũng khẳng định là một bộ phận khá lớn dân số nữ ngoài độ tuổi lao động.

Sự khác biệt về lao động còn thể hiện ở thành thị và nông thôn, năm 2012 lao động thành thị chiếm chỉ có 1,92%, trong khi đó lao động nông thôn là chủ yếu chiếm 98,08%. Đây là một khó khăn lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh

Khi tái lập năm 1997, Bắc Kạn là một tỉnh vô cùng khó khăn, kinh tế thuần nông là chủ yếu; 16 xã chƣa có đƣờng ô tô, 16 xã khác có đƣờng ô tô nhƣng chỉ sử dụng đƣợc trong mùa khô; 2 huyện và 102 xã chƣa có điện lƣới; 93 xã chƣa có điện thoại; 71% số phòng học làm bằng tranh tre, nứa, lá, v.v. Toàn tỉnh còn có 36% xã chƣa đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Số ngƣời mắc bệnh bƣớu cổ chiếm gần 30% dân số. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, bộ mặt kinh tế của Bắc Kạn đã có sự thay đổi tiến bộ. Bảng 3.3a và Bảng 3.3b cho thấy bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây.

Nói chung, qua 5 năm từ 2008 đến 2012, cơ cấu kinh tế khá cân bằng giữa các ngành sản xuất, tuy ngành NLN và thuỷ sản không còn chiếm vị trí chủ đạo nữa, nhƣng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chƣa thực sự rõ nét.

Năm 2008 cơ cấu kinh tế các ngành là: ngành NLN và TS chiếm 36,91%, ngành CN và XD chiếm 27,06%, ngành Dịch vụ và thƣơng mại chiếm 36,03%.

Đến năm 2012 ngành NLN và TS chiếm 37,47%, ngành CN và XD chiếm 28,68%, ngành Dịch vụ và thƣơng mại chiếm 33,85%. Sự chuyển dịch này đã khẳng định xu hƣớng phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua chƣa đạt yêu cầu, tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là ngành Dịch vụ thƣơng mại có xu hƣớng giảm và có hiệu quả chuyển dịch chƣa cao.

Bảng 3.3a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn theo khu vực kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2010 2012

1. Tổng GTSX triệu đồng 3.302.220 6.564.339 9.185.828 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- NLN và TS triệu đồng 1.242.969 2.087.229 3.441.745

- CN và XD triệu đồng 860.230 2.313.868 2.634.185

- Dịch vụ và thƣơng mại triệu đồng 1.199.021 2.171.696 3.109.898

2. Cơ cấu % 100,00 100,00 100,00

- NLN và TS % 36,91 30,47 37,47

- CN và XD % 27,06 35,77 28,68

- Dịch vụ và thƣơng mại % 36,03 33,76 33,85

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2012; * Tính theo giá thực tế

Giai đoạn 5 năm từ 2008 - 2012, trong khi trên thế giới và trong phạm vi toàn quốc tình hình kinh tế có chiều hƣớng suy giảm do ảnh hƣởng của sự suy thoái kinh tế thế giới, tốc độ tăng trƣởng kinh tế nói chung giảm mạnh, nhƣng tỉnh Bắc Kạn có tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao, tốc độ tăng trƣởng về giá trị sản xuất nói chung năm 2008 đạt 18,36%, năm 2010 đạt 38,69%, năm 2012 đạt 14,24%. Trong nội bộ các ngành cũng tăng hằng năm, tuy nhiên sự tăng trƣởng về giá trị sản xuất của tỉnh qua các năm không đƣợc ổn định.

Tốc độ tăng trƣởng bình quân về giá trị sản xuất đạt 12,19%, trong đó ngành Nông lâm - Thuỷ sản đạt 6,91%, ngành Công nghiệp và Xây dựng đạt 17,60%, ngành Dịch vụ và thƣơng mại đạt 13,57 %. Điều đó có thể khẳng định sự phát triển kinh tế của Bắc Kạn là nhanh nhƣng chƣa vững chắc.

Bảng 3.3b. Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn theo khu vực kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2010 2012

1. Tổng GTSX triệu đồng 4.732.971 6.564.339 7.499.023

- NLN và TS triệu đồng 1.840.105 2.087.229 2.403.783 - CN và XD triệu đồng 1.137.073 2.305.414 2.174.632 - Dịch vụ và thƣơng mại triệu đồng 1.755.793 2.171.696 2.920.608

2. Tốc độ phát triển (%) % 118,36 138,69 114,24

- NLN và TS % 106,52 106,49 105,83

- CN và XD % 146,87 138,04 103,78

- Dịch vụ và thƣơng mại % 110,50 111,92 117,85

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn; * Tính theo giá so sánh năm 2010 3.1.2.4. Thực trạng ngành giáo dục và y tế của tỉnh

a- Về giáo dục

Đến năm 2012 tỉnh có 327 điểm trƣờng, 4.427 phòng học, với 5.298 giáo viên và 65.785 học sinh các cấp học. Bảng 3.4 cho thấy phân bố số lƣợng học sinh ở các cấp học phản ánh còn một bộ phận các học sinh sau khi

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 80 - 187)