Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 67 - 187)

4. Kết cấu của Luận án

2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Các phương pháp tiếp cận

2.3.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống có nghĩa là khi tiếp cận một đối tƣợng nghiên cứu cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tƣợng khác một cách có hệ thống, trong tiếp cận hệ thống đƣợc chia ra hai cách là:

- Tiếp cận hệ thống theo chiều dọc: Ở đây chủ yếu là tiếp cận theo quản lý nhà nƣớc các đơn vị hành chính và quản lý xã hội gồm: Trung ƣơng - Tỉnh - Huyện - Xã - Thôn - Hộ gia đình; hoặc theo hệ thống các chủ trƣơng, chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc và quy định của các cấp chính quyền, các tổ chức có liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống dọc đƣợc sử dụng theo hai hƣớng tiếp cận từ dƣới lên và tiếp cận từ trên xuống.

- Tiếp cận hệ thống theo chiều ngang: Ở đây chủ yếu là tiếp cận các chính sách, các chƣơng trình, các dự án, các nội dung liên quan đến việc thực hiện công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Hình 2.1. Khung phân tích giảm nghèo bền vững

5

6

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ SỞ THỰC TIỄN

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở khoa học Phƣơng pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Kết quả

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA BẮC KẠN

Hạn chế và nguyên nhân

Đói nghèo và giảm nghèo bền vững?

Nguyên nhân đói nghèo của hộ nông

dân?

Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam?

Kinh nghiệm giảm nghèo cho Bắc Kạn?

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đánh giá các nguồn lực cho giảm nghèo

Thực trạng giảm nghèo

của Bắc Kạn Các chƣơng trình giảmnghèo tại Bắc Kạn Đánh giá giảm nghèo tại các hộ nông dân của Bắc Kạn Phƣơng pháp tiếp cận Phƣơng pháp thu thập thông tin Phƣơng pháp phân tích

Thuận lợi và khó khăn Bài học kinh nghiệm

Định hƣớng và giải pháp của giảm nghèo bền vững

2.3.1.2. Phương pháp tiếp cận vùng

Trên cở sở đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lợi thế so sánh của các vùng trong địa phƣơng để phân chia các vung nghiên cứu phù hợp mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chia địa bàn nghiên cứu của Bắc Kạn thành 3 vùng trên cơ sở căn cứ vào 2 tiêu chí: (i) Đặc điểm điều kiện tự nhiên, thế mạnh phát triển kinh tế của các vùng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; (ii) Đặc điểm các chƣơng trình, dự án giảm nghèo đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2.3.1.3. Phương pháp tiếp cận hai khu vực kinh tế công - tư

Sử dụng phƣơng pháp này chúng tôi nghiên cứu tình hình đầu tƣ công của Nhà nƣớc cho các chƣơng trình giảm nghèo và tình hình đầu tƣ của các hộ nông dân cho giảm nghèo của họ.

2.3.1.4. Phương pháp tiếp cận nhóm

Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận nhóm, trong quá trình nghiên cứu căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, căn cứ theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015, căn cứ vào đặc điểm của hộ nông dân trên địa bàn chúng tôi tiếp cận hộ theo các nhóm: nhóm hộ nghèo, nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ trung bình - khá (TB-Khá) [18].

2.3.1.5. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng phƣơng pháp này trong việc tìm hiểu và rút ra các nhận xét đánh giá của cán bộ lãnh đạo và nhân dân địa phƣơng đến các nội dung về thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp liên quan đến giảm nghèo bền vững.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Dựa vào phƣơng pháp này trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thu thập các số liệu, tài liệu trong quá khứ để hiểu thêm bản chất và kết quả của các chƣơng trình giảm nghèo làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong tƣơng lai. Bên cạnh đó còn sử dụng phƣơng pháp này trong việc điều tra thu thập các tài liệu thống kê để phân tích các vấn đề có tính định lƣợng, xu hƣớng phát triển và tác động của các chính sách đến việc giảm nghèo nhanh và bền vững.

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Sử dụng phƣơng này trong nghiên cứu sâu một vấn đề kinh tế xã hội ở một địa điểm và thời gian cụ thể. Dùng để phân tích tác động của một sự can thiệp nào đó nhƣ chính sách, công nghệ, các vấn đề định tính, những điều cần rút ra có tính suy rộng [18]. Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi sử dụng phƣơng pháp đi sâu nghiên cứu về hai vấn đề:

- Số liệu nghiên cứu hộ nông dân đƣợc thu thập từ việc điều tra chọn mẫu các hộ nông dân theo phân vùng trên địa bàn huyện Ba Bể, huyện Na Rì và huyện Chợ Mới bằng phiếu điều tra.

- Thu thập tài liệu, phỏng vấn nhanh và đánh giá chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh bao gồm hai huyện Ba Bể và Pác Nặm.

2.3.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh

Sử dụng pháp pháp này thu thập và phân tích ý kiến của ngƣời ngoài cộng đồng, bằng các hoạt động quan sát, trao đổi, phỏng vấn không chính thức theo chủ đề các nội dung liên quan đến việc giảm nghèo, các chƣơng trình giảm nghèo, vấn đề giảm nghèo bền vững và các vấn đề khác có liên quan.

2.3.2.4. Phương pháp đánh giá có sự tham gia

Việc đánh giá có sự tham gia đƣợc thực hiện với cả các hộ nông dân nghèo và ngƣời ngoài cộng đồng để đánh giá thực trạng nguồn lực và tình hình chung của địa phƣơng, nhằm thu thập các thông tin nhiều chiều về việc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn Bắc Kạn. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng việc khảo sát, thảo luận nhóm, thảo luận chuyên gia và đánh giá nhóm.

2.4. Chọn vùng nghiên cứu và thu thập thông tin

2.4.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

2.4.1.1. Chọn huyện nghiên cứu

Qua phân tích và tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý, chúng tôi thấy để có đƣợc các giải pháp làm cho việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thì cần thiết phải đánh giá một cách

khách quan các chƣơng trình giảm nghèo đã và đang thực hiện trên địa bàn. Theo đặc điểm địa hình thì Bắc Kạn đƣợc chia thành tiểu 3 vùng khác nhau. Ở mỗi tiểu vùng đều có những đặc điểm riêng và có sự ảnh hƣởng khác nhau đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phân vùng kinh tế của Bắc Kạn khái quát tại bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân vùng kinh tế tỉnh Bắc Kạn

STT Khu vực Địa bàn Đặc điểm kinh tế

1 Khu vực trung tâm Chợ Mới, Bạch Thông, Thị xã Bắc Kạn

Khu vực thích hợp phát triển nông nghiệp, ngành nghề, dịch vụ. 2 Khu vực phía Đông Na Rì, Ngân Sơn Khu vực thuận lợi phát triển

lâm nghiệp. 3 Khu vực phía Tây- Bắc Chợ Đồn, Ba Bể,

Pác Nặm

Khu vực rất khó khăn cho phát triển kinh tế.

Nguồn: Tham khảo ý kiến chuyên gia và theo phân loại của tác giả

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã và đang triển khai thực hiện nhiều nội dung của giảm nghèo theo nhiều chƣơng trình, dự án khác nhau. Khái quát các chƣơng trình thể hiện tại bảng 2.2.

Các chƣơng trình, dự án đều hƣớng tới mục tiêu giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, tuy nhiên, mỗi chƣơng trình đều có sự khác nhau về nội dung, đối tƣợng, nguồn vốn cũng nhƣ cơ chế điều hành.

Kết hợp các yếu tố về phân vùng kinh tế và khái quát các chƣơng trình, dự án giảm nghèo, chọn 3 huyện nghiên cứu đại diện cho 3 vùng bao gồm:

- Vùng 1: Huyện Chợ Mới - Đại diện cho vùng trung tâm và vùng có các chƣơng trình giảm nghèo chung của Chính phủ.

- Vùng 2: Huyện Na Rì - Đại diện cho vùng phía Đông và là vùng vừa có chƣơng trình giảm nghèo chung của Chính phủ, vừa có có dự án giảm nghèo sử dụng vốn nƣớc ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vùng 3: Huyện Ba Bể - Đại diện cho vùng Tây - Bắc và là vùng vừa có chƣơng trình giảm nghèo chung của Chính phủ, vừa có có dự án giảm nghèo sử dụng vốn nƣớc ngoài và có chƣơng trình giảm nghèo đặc thù.

Bảng 2.2. Khái quát các chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn STT Phạm vi các chƣơng trình Địa bàn các chƣơng trình Đặc điểm kinh tế các chƣơng trình 1 Phạm vi các Chƣơng trình giảm nghèo chung của Chính phủ. Thị xã Bắc Kạn, Bạch Thông, Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì, Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm

Các chƣơng trình bao trùm, xuyên suốt nội dung của mục tiêu giảm nghèo (134, 135, 167,…). 2 Phạm vi các Dự án giảm nghèo có sử dụng vốn nƣớc ngoài Na Rì, Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm,

Các dự án giảm nghèo theo nội dung cụ thể, sử dụng vốn tài trợ nƣớc ngoài (3PAD…). 3 Phạm vi chƣơng trình

giảm nghèo đặc thù

Ba Bể, Pác Nặm Chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững”. Nguồn: Tham khảo các tài liệu thứ cấp và phân loại của tác giả 2.4.1.2. Chọn xã nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài, qua khảo sát nhanh và tham khảo ý kiến các nhà quản lý chúng tôi tiến hành chọn các xã nghiên cứu trên cơ sở phân vùng kinh tế của các huyện.

- Huyện Chợ Mới được chia thành 3 cụm:

+ Cụm phía Đông gồm các xã: Bình Văn, Yên Hƣng, Yên Cƣ; + Cụm phía Tây gồm các xã: Thanh Vận, Thanh Mai, Mai Lạp;

+ Cụm Trung tâm gồm các xã: Thanh Bình, Nhƣ Cố, Yên Đĩnh, Quảng Chu, Nông Thịnh, Nông Hạ, Cao Kỳ, Hoà Mạc, Tân Sơn, Thị Trấn.

Đối với huyện Chợ Mới chọn 03 xã đại diện cho 3 vùng kinh tế đó là: xã Bình Văn, xã Nhƣ Cố, xã Thanh Vận.

- Huyện Na Rì được chia thành 3 cụm:

+ Cụm phía Bắc gồm các xã: Lƣơng Thƣợng, Kim Hỷ, Lạng Sang, Ân Tình, Dƣơng Thắng;

+ Cụm phía Nam gồm các xã: Côn Minh, Quang Phong, Đổng Xá, Liên Thuỷ, Xuân Dƣơng, Dƣơng Sơn, Hão Nghĩa, Hữu Thác;

+ Cụm Trung tâm gồm các xã Văn Minh, Lam Sơn, Cƣ Lễ, Kim Lƣ, Lƣơng Hạ, Cƣờng Lợi, Vũ Lăng, Văn Học, Thị Trấn.

Đối với huyện Na Rì chọn 03 xã đại diện cho 03 vùng kinh tế đó là: xã Kim Hỷ, xã Hão Nghĩa, xã Lƣơng Hạ.

- Huyện Ba Bể được chia thành 3 cụm:

+ Cụm phía Nam gồm các xã: Địa Linh, Yến Dƣơng, Chu Hƣơng, Mỹ Phƣơng, Hà Hiệu, Phúc Lộc;

+ Cụm phía Tây gồm các xã: Đồng Phúc, Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Nam Mẫu, Khang Ninh;

+ Cụm Trung tâm gồm các xã: Bành Trạch, Thƣợng Giáo, Cao Thƣợng, Cao trĩ, Thị Trấn.

Đối với huyện Ba Bể chọn 03 xã đại diện cho 03 vùng kinh tế đó là: xã Mỹ Phƣơng, xã Khang Ninh, xã Bành Trạch.

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các cơ quan, ban ngành các cấp của địa phƣơng, các báo cáo tổng kết năm của các chƣơng trình, niên giám thống kê hằng năm, các đề tài khoa học đƣợc nghiên cứu trên địa bàn trong những năm qua và một số tài liệu từ các nguồn thông tin khác.

2.4.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp *. Các bước chọn mẫu

Trong việc chọn hộ nghiên cứu chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong các phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đang đƣợc sử dụng phổ biến, chúng tôi chọn phƣơng pháp chọn mẫu kết hợp: chọn phân loại kết hợp với phƣơng pháp chọn máy móc [40], [56].

Bao gồm các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Thu thập tài liệu về thu nhập của địa phƣơng thông qua kết quả điều tra mức sống năm 2010 và kết quả rà soát hộ nghèo năm 2010. Phân tổ các hộ thành 3 nhóm là nhóm hộ nghèo, nhóm hộ cận nghèo và nhóm hộ TB-Khá.

- Bƣớc 2: Căn cứ vào mức thu nhập bình quân trên ngƣời trên tháng của các hộ (do xã cung cấp), xếp thứ tự các hộ theo hƣớng tăng dần từ thấp lên cao.

- Bƣớc 3: Căn cứ kết quả tính số mẫu cần điều tra của từng nhóm hộ, căn cứ vào danh sách các hộ, tiến hành chọn máy móc các hộ theo khoảng cách cho đủ số hộ cần điều tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*. Xác định số mẫu

Khi xác định số mẫu chúng tôi sử dụng công thức tính số mẫu điều tra cho trƣờng hợp điều tra chọn mẫu một lần (chọn không trả lại) trong điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên [40], [56]:

Để có các tham số phƣơng sai chọn mẫu và phạm vi sai số chọn mẫu chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ về thu nhập của hộ, sau tính thu nhập bình quân ngƣời/tháng, từ đó tính phƣơng sai mẫu và phạm vi sai số chọn mẫu (xem phụ lục 01). Để tăng độ chính xác của mẫu chúng tôi lấy giá trị độ lệch chuẩn mẫu σ=200, phạm vi sai số chọn mẫu є=40 (ngàn đồng); với độ tin cậy: p = 95% (mức ý nghĩa: α = 5%) theo bảng phân phối Student có giá trị t=1,96.

Vùng 1: bao gồm huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn (đại diện vùng là huyện Chợ Mới) N = 26.501 tính đƣợc n = 97 hộ

Vùng 2: bao gồm huyện Na Rì và huyện Ngân Sơn (đại diện vùng là huyện Na Rì) N = 15.429 tính đƣợc n = 95 hộ.

Vùng 3: bao gồm huyện Chợ Đồn, huyện Ba Bể và huyện Pác Nặm (đại diện vùng là huyện Ba Bể) N = 28.267 tính đƣợc n = 97 hộ;

Nhằm tăng độ chính xác của tài liệu chúng tôi đã tăng quy mô điều tra của mỗi huyện là 105 hộ (mỗi xã chọn 35 hộ), tổng số hộ điều tra là 315 hộ.

Khi tiến hành chọn hộ nghiên cứu, căn cứ vào đặc điểm của các huyện Chợ Mới, Na Rì và Ba Bể là các huyện nghèo dân cƣ sống chủ yếu là nông thôn (huyện Chợ Mới gần 94 % là nông thôn, huyện Na Rì trên 91% là nông thôn). Căn cứ theo chuẩn nghèo mới ban hành cho giai đoạn 2011-2015, chúng tôi chia các hộ trên địa bàn thành 3 nhóm hộ: nhóm hộ nghèo, nhóm hộ cận nghèo, nhóm hộ trung bình - khá (TB-Khá). 2 2 2 2 2    t N Nt n  

- Nhóm hộ nghèo: có thu nhập đến 400.000 đồng/ngƣời/tháng.

- Nhóm hộ cận nghèo: có thu nhập từ 401.000-520.000 đồng/ngƣời/tháng. - Nhóm TB-Khá: có thu nhập trên 521.000 đồng/ngƣời/tháng.

Để xác định số hộ điều tra cho từng nhóm hộ chúng tôi căn cứ vào tỉ lệ từng nhóm hộ trên tổng số hộ của từng huyện nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Số lƣợng mẫu điều tra theo địa phƣơng và theo nhóm hộ

Huyện Tổng số hộ (hộ) Số mẫu (hộ) Hộ nghèo Cận nghèo TB-Khá Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Chợ Mới 9.178 105 31,60 33 23,67 25 44,73 47 Na Rì 9.007 105 46,02 48 10,41 11 43,57 46 Ba Bể 10.672 105 43,65 46 20,32 21 36,03 38 Tổng số 315 127 57 131

Nguồn: Tác giả tính toán từ các tài liệu

Nội dung của phiếu điều tra: nhân khẩu, giới tính, dân tộc, trình độ văn hoá, vốn, đất đai, lao động, thu nhập từ tình hình sản xuất và các sản phẩm dịch vụ đƣợc hỗ trợ phát triển sản xuất (phụ lục 5). Các hộ điều tra đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.

2.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

2.5.1. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu điều tra đƣợc cập nhập vào bảng tính của phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình phân tích chúng tôi sử dụng phần mềm Eview để chạy hàm Cobb-Douglas và chạy hàm Logit bằng phần mềm Limdep.

2.5.2. Phương pháp phân tích

2.5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu thống kê nhƣ tần suất, số bình quân, số mode, số

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 67 - 187)