Đánh giá sự giảm nghèo thiếu bền vững ở Việt Nam

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 48)

4. Kết cấu của Luận án

1.3.4. Đánh giá sự giảm nghèo thiếu bền vững ở Việt Nam

Tại Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính Phủ ngày 19 tháng 5 năm 2011, đã khẳng định những thành công trong công cuộc giảm nghèo ở nƣớc ta đƣợc thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Chính phủ cũng khẳng định: “Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỉ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [16]. Có thể đánh giá sự thiếu bền vững của việc giảm nghèo trên các mặt nhƣ sau:

Một là: Sự chƣa bền vững về giảm nghèo ở Việt Nam thể hiện trên chỉ tiêu tỉ lệ hộ nghèo, chỉ tiêu này gần nhƣ trở về mức ban đầu của giai đoạn

trƣớc, thậm chí còn cao hơn khi kết thúc mỗi giai đoạn có sự thay đổi tăng lên về mức chuẩn nghèo. Theo kết quả ở Bảng 1.2 cho thấy tỉ lệ hộ nghèo cả nƣớc năm 2006 là 15,5%, đến năm 2010 giảm xuống còn 10,7%, nhƣng khi thay đổi chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, kết quả rà soát lại thì tỉ lệ hộ nghèo cả nƣớc năm 2010 là 14,2% (gần trở lại nhƣ năm 2006). Trong khi đó khu vực Trung du và miền núi phía Bắc tỉ lệ hộ nghèo năm 2006 là 27,5% , sau khi rà soát theo mức chuẩn mới tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 là 29,4% (cao hơn tỉ lệ hộ nghèo năm 2006).

Hai là: Theo kết quả rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo qua bảng 1.6 chúng ta thấy tỉ lệ hộ nghèo và tỉ lệ hộ cận nghèo của nƣớc ta còn rất cao: Cuối năm 2010 kết quả rà soát theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 thì tỉ lệ hộ nghèo là 14,2% và tỉ lệ hộ cận nghèo là 7,49%; năm 2011 tỉ lệ hộ nghèo 11,76% và tỉ lệ hộ cận nghèo là 6,98%; năm 2012 tỉ lệ hộ nghèo là 9,6% và tỉ lệ hộ cận nghèo là 6,57%. Có thể thấy tỉ lệ hộ cận nghèo luôn ở mức dao động trên dƣới 1/2 so với tỉ lệ hộ nghèo.

Ba là: Chúng cũng thể thấy sự thiếu bền vững trong giảm nghèo qua các chỉ tiêu phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập tại Bảng 1.3, xem xét về hệ số GINI qua các năm ta thấy hệ số này càng ngày có xu hƣớng tăng lên. Hệ số GINI trên cả nƣớc năm 2002 là 4,2 lần đến năm 2010 là 4,33 lần. Hệ số GINI vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2002 là 0,39 lần đến năm 2010 là 0,409 lần. Hệ số GINI vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2002 là 0,365 lần đến năm 2010 là 0,412 lần. Hệ số GINI vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung năm 2002 là 0,355 lần đến năm 2010 là 0,381 lần; Hệ số GINI vùng Tây nguyên năm 2002 là 0,37 lần đến năm 2010 là 0,408 lần; Hệ số GINI vùng Đông Nam Bộ năm 2002 là 0,42 lần đến năm 2010 là 0,424 lần; Hệ số GINI vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2002 là 0,39 lần đến năm 2010 là 0,398 lần. Có thể thấy sự mất cân bằng về thu nhập ở các vùng phía nam thấp hơn các khu vực phía Bắc và Tây Nguyên.

Bốn là: Mức chuẩn nghèo của Việt Nam chƣa tiếp cận với chuẩn nghèo thế giới, theo Ngân hàng thế giới năm 2012 chuẩn nghèo thế giới là 2

USD/ngày, ở Việt Nam khoảng 0,5 USD/ngày. Trong khi đó mức tăng chuẩn nghèo qua các giai đoạn ở Việt Nam vẫn thấp hơn mức tăng trƣởng về thu nhập, điều đó tạo ra “tính ảo” hay sự thiếu thực tế trong tỉ lệ hộ nghèo đã công bố. Bảng 1.6 cho thấy tính trong giai đoạn 2006 - 2010, thu nhập bình quân chung cả nƣớc tăng từ 574,28 nghìn đồng/ngƣời/tháng lên 1.387,92 nghìn đồng/ngƣời/tháng, bình quân mỗi năm tăng lên 24,7%. Đối với khu vực nông thôn thu nhập bình quân cũng tăng từ 505,7 nghìn đồng/ngƣời/tháng lên 1.070 nghìn đồng/ngƣời/tháng, bình quân mỗi năm tăng lên 20,6%. Trong khi đó mức chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn tăng từ 260 nghìn đồng/ngƣời/tháng giai đoạn 2006 - 2010 lên 400 nghìn đồng/ngƣời/ tháng, bình quân mỗi năm tăng 11,4%.

Nhƣ vậy tốc độ tăng của chuẩn nghèo tăng lên chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập, mà chuẩn nghèo lại vẫn thấp hơn chuẩn thế giới, điều cũng có thể hiểu là tỉ lệ giảm hộ nghèo của Việt Nam chứa đựng tính thiếu thực tế hay có thể gọi là có “tính ảo” về con số công bố.

Bảng 1.6. So sánh giữa tăng trƣởng thu nhập và mức tăng chuẩn nghèo

Chỉ tiêu 2006 (1000đ) 2010* (1000đ) Tốc độ tăng (%/năm)

Mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn 260,00 400 ,00 11,4 Thu nhập bình quân khu vực nông thôn 505,70 1070,00 20,6 Thu nhập bình quân chung cả nƣớc 574,28 1.387,92 24,7

Nguồn: tính toán từ báo cáo kết quả Khảo sát mức sống của Tổng cục Thống kê năm 2006 và năm 2010; và quy định chuẩn nghèo của Bộ lao động - Thương binh và xã hội; * tính đến hết năm 2010

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)