Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 187)

4. Kết cấu của Luận án

2.5.Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

2.5.1. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu điều tra đƣợc cập nhập vào bảng tính của phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình phân tích chúng tôi sử dụng phần mềm Eview để chạy hàm Cobb-Douglas và chạy hàm Logit bằng phần mềm Limdep.

2.5.2. Phương pháp phân tích

2.5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu thống kê nhƣ tần suất, số bình quân, số mode, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân tích có tính mô tả, phản ánh thực trạng của việc giảm nghèo và các yếu tố liên quan đến việc giảm nghèo bền vững.

2.5.2.2. Phương pháp so sánh

Sử dụng các chỉ tiêu thống kê nhƣ số tƣơng đối, chỉ số, dãy số thời gian để so sánh, đánh giá sự biến động của việc giảm nghèo và các yếu tố liên quan đến việc giảm nghèo bền vững.

2.5.2.3. Phương pháp phân tổ

Căn cứ vào các tiêu thức về định tính và định lƣợng phân chia các đơn giá trị, đơn vị vào các tổ khác nhau nhƣ nguồn vốn, thu nhập, loại hộ, ngành nghề, giới tính, địa phƣơng, v.v., hay các nhóm đối tƣợng.

2.5.2.4. Phương pháp hồi quy

Để phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến thu nhập bình quân của hộ nông dân, chúng tôi có sử dụng hàm tuyến tính đa biến có sự tham gia của biến giả định và hàm phân tích Cobb-Douglas (CD) đƣợc chạy trên phần mềm Eview. Để xác định xác suất tác động của các yếu tố đến sự thoát nghèo của hộ nông dân chúng tôi sử dụng hàm Logit chạy trên phần mềm Limdep.

- Hàm tuyến tính có dạng:

Yi = β1 + β2X2i+ β3X3i + β4X4i+ β5X5i+ β6X6i+ β7X7i+ ….+ βkXki+ Ui

Hàm tuyến tính cho biết mức độ ảnh hƣởng của từng biến (yếu tố) độc lập đến biến (yếu tố) phụ thuộc bằng số tuyệt đối, biến độc lập có thể là biến định lƣợng hoặc biến định tính.

- Hàm Cobb - Douglas là hàm đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong kinh tế học vi mô và vĩ mô. Ƣu thế của hàm Cobb - Douglas là thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa yếu tố đầu ra Y (output) và các yếu tố đầu vào X (inputs) trong các các hoạt động kinh tế ở ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, trong cả các trƣờng hợp các yếu tố không cùng độ đo lƣờng, các yếu tố không cùng bản chất đều đƣợc đánh giá đồng thời [56].

Hàm Cobb - Douglas có dạng tổng quát nhƣ sau: Dạng hàm nói chung có dạng:

Hàm CD cụ thể có dạng: Y= F(X)= A*X1 1 *X2 2 *...*Xn n *e(1D1 + 2D2 + …+ iDi + …+ mDm + ui) Y là biến số phụ thuộc, phản ánh yếu tố kết quả của sự tác động A là hằng số

X1, X2...Xn là các biến độc lập phản ánh các yếu tố nguyên nhân

D là biến giả định, sử dụng cho các biến định tính, D = 0 khi nó không chứa thuộc tính nghiên cứu, D = 1 khi nó chứa thuộc tính nghiên cứu.

(I là các hệ số của biến số X), (i là hệ số của biến giả định D)

Hàm CD là hàm phi tuyến nên để phân tích hàm này, sau khi thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa biến số phụ thuộc và các biến độc lập thể hiện ta chuyển hàm về dạng hàm tuyến tính bằng cách logarit hai vế của hàm ban đầu ta sẽ có hàm hồi quy tƣơng quan sau:

LnY = LnA + 1LnX1 + 2LnX2 + … + iLnXi +...+ nLnXn + 1D1 + 2D2 + … + i Di + mDm + ui

Hàm Cobb-Douglas đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố nguyên nhân (biến độc lập) đến yếu tố kết quả (biến phụ thuộc) bằng mức % ảnh hƣởng.

- Hàm Logit thƣờng dùng để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc khi biến phụ thuộc là biến định tính [118].

Hàm Logit có dạng: z e Y    1 1 ta có thể biến đổi về dạng: z z e e Y   1

Trong quá trình nghiên cứu, phân tích hàm Logit chúng tôi sử dụng phần mềm Limdep, vì phần mềm Limdep có ƣu điểm là kết quả của hàm có kết quả hiệu suất biên (MPP) trực tiếp và dễ sử dụng trong nghiên cứu.

Các biến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đƣợc mô tả trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Mô tả các biến sử dụng trong hàm

Ký hiệu Nội dung Đơn vị

tính

Kỳ vọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TNBQ Thu nhập bình quân ngƣời/tháng 1000đ x

DATLN Diện tích đất lâm nghiệp của hộ sào + DATNN Diện tích đất nông nghiệp của hộ sào +

LDONG Số lao động của hộ ngƣời +

NKHAU Số nhân khẩu của hộ ngƣời +/-

TDVH Trình độ văn hoá đƣợc tính theo lớp học cao nhất của chủ hộ

lớp +

TUOI_CH Tuổi của chủ hộ đƣợc tính cho ngƣời đăng ký chủ hộ

năm -/-

VON_CO Vốn tự có của hộ 1000đ +/-

VON_VAY Vốn vay của hộ 1000đ +/-

KHUYEN_NONG Tập huấn khuyến nông Có D1=1, không có D1=0

+/-

NGHÈO Hộ nghèo D2=1, hộ khác D2=0 KNGHEO Hộ không nghèo D3=1, hộ khác D3=0

Nguồn: Tác giả xây dựng biến

2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư cho giảm nghèo

- Các chỉ tiêu về số lượng: Số lƣợng vốn cho các chƣơng trình và các lĩnh vực đầu tƣ.

- Cơ cấu: là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối của cả tổng thể. Sử dụng chỉ tiêu này để xem xét tƣơng quan mức đầu tƣ công cho các lĩnh vực theo nguồn vốn, theo chƣơng trình, dự án.

2.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư cho giảm nghèo

- Số lƣợng và quy mô các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, trƣờng học đƣợc thực hiện từ vốn đầu tƣ cho xoá đói giảm nghèo.

- Số lƣợng vốn đã đầu tƣ cho các lĩnh vực, số hộ dân đƣợc đầu tƣ. - Số hộ nghèo, số hộ thoát nghèo, ....

- Giá trị sản xuất:Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một thời kỳ sản xuất nhất định (thƣờng là 1 năm) nó đƣợc tính bằng tổng của tích giữa sản lƣợng từng loại sản phẩm, dịch vụ và giá cả tƣơng ứng.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư:

- Đánh giá hiệu quả kinh tế: Hiệu quả sử dụng vốn; hiệu quả sử lao động;

- Đánh giá hiệu quả xã hội: Tỉ lệ hộ thoát nghèo; tỉ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn;

- Đánh giá hiệu quả môi trƣờng: Tỉ lệ phủ xanh rừng trồng; tỉ lệ giải quyết việc làm cho ngƣời lao động;

2.6.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh giảm nghèo bền vững

- Các chỉ tiêu chung: Số hộ thoát nghèo; Số hộ tái nghèo; Số hộ rơi xuống nghèo; Tổng số hộ hộ nghèo; Tổng số hộ trong tính đến cuối năm; Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm; Tổng số lao động; Số lao động làm nông nghiệp; Số lao động làm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; Số lao động qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện; Số hộ nghèo còn ở nhà tạm.

- Các chỉ tiêu về nông lâm nghiệp và nông thôn: Diện tích rừng đƣợc giao và khoán; Tổng diện tích rừng; Năng suất cây trồng chủ yếu; Mức lƣơng thực bình quân khẩu; Tỉ lệ diện tích lúa đƣợc tƣới tiêu chủ động; Tổng đàn gia súc; Tổng đàn gia cầm; Giá trị sản phẩm chăn nuôi; Diện tích nuôi trồng thuỷ sản; Sản lƣợng thuỷ sản; Giá trị sản lƣợng thuỷ sản; Giá trị ngành nghề nông thôn; Số làng nghề; Số hộ có đủ nƣớc sinh hoạt dung; Số hộ đƣợc di chuyển từ vùng nguy hiểm đến vùng an toàn; Số hộ dân bị ảnh hƣởng do thiên tai (lũ quét, sạt lở đất).

- Các chỉ tiêu khác: Số trẻ em dƣới 5 tuổi bị tử vong trong năm; Số trẻ sơ sinh đƣợc tiêm chủng đủ 6 loại vác xin; Tổng số trẻ em sơ sinh trong năm; Số hộ trong xã đƣợc dùng điện sinh hoạt; Số hộ nghèo còn phải ở nhà tạm; Số lao động đƣợc đi xuất khẩu; Số lao động đƣợc thu hút vào DN; Số lao động có nghề; Số học sinh phổ thông trong độ tuổi đến trƣờng; Tổng số trẻ em (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong độ tuổi đi học; Số học sinh dân tộc thiểu số đến trƣờng; Tổng số trẻ em DTTS trong độ tuổi đi học; Số học sinh dân tộc thiểu số theo học ở trƣờng bán trú; Số học sinh nghèo đƣợc đi học ở các cấp; Tổng số con em nghèo trong độ tuổi đi học ở các cấp; Số trƣờng mầm non có đủ giáo viên; Trƣờng tiểu học có đủ giáo viên;

2.6.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập

- Đường cong Lorenz là một loại đồ thị dùng để biểu diễn mức độ bất bình đẳng trong phân phối. Nó đƣợc phát triển bởi Max O. Lorenz từ năm 1905 để thể hiện sự phân phối thu nhập. Đƣờng cong Lorenz thƣờng đƣợc sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỉ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỉ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập.

- Hệ số GINI là một hệ số đƣợc tính từ đƣờng cong Lorenz, chỉ ra mức

độ bất bình đẳng của phân phối thu nhập.

Khi đƣờng cong Loren trùng với đƣờng nghiêng 450

thì khi đó hệ số GINI (G = 0), xã hội có sự phân phối bình đẳng tuyệt đối (mọi ngƣời dân có thu nhập nhƣ nhau). Khi đƣờng cong Loren trùng với trục hoành thì khi đó hệ số GINI (G = 1), xã hội có sự phân phối bất bình đẳng tuyệt đối (một ngƣời dân hƣởng toàn bộ thu nhập của cả xã hội). Nhƣ vậy 0 ≤ G ≤ 1. Hệ số GINI càng gần 1 thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong dân cƣ càng lớn.

2.6.5. Phân biệt đơn vị tính phần trăm và điểm phần trăm của giảm nghèo

Hiện nay, trên khá nhiều tài liệu, báo cáo trong hệ thống văn bản của Nhà nƣớc và các phƣơng tiện thông tin đại chúng, có tồn tại việc sử dụng chƣa đúng về đơn vị tính phần trăm (%) và điểm %. Trong phạm vi nội dung của luận án xin làm rõ sự khác biệt về đơn vị tính % và đơn vị tính điểm %, để tránh sự hiểu chƣa đúng về hai loại đơn vị tính này.

Ví dụ cụ thể: năm 2010 Việt Nam có tổng số 21.518.063 hộ gia đình, trong đó tổng số hộ nghèo là 3.055.565 hộ, tính ra tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam năm 2010 là 14,20%; năm 2011 Việt Nam có tổng số 21.938.260 hộ gia đình, trong đó tổng số hộ nghèo là 2.580.885 hộ, tính ra tỉ lệ hộ nghèo của

Việt Nam năm 2011 là 11,76 %. Nhƣ vậy, đơn vị tính (%) ở đây phản ánh tỉ lệ (cơ cấu) số hộ nghèo trên tổng số hộ toàn quốc. Vậy khi nói về thành tích giảm nghèo chúng ta có hai cánh tính:

Cách tính thứ nhất: lấy kết quả của tổng số hộ nghèo năm 2011 trừ đi tổng số hộ nghèo năm 2010 chia cho tổng số hộ nghèo năm 2010 sau đó nhân với 100 là: (2.580.885 -3.055.565)/3.055.565*100 = - 15,54 (%). Kết quả này chúng ta kết luận là: “tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam năm 2011 so với năm 2010 giảm 15,54%”.

Cách tính thứ hai: lấy tỉ lệ hộ nghèo của năm 2011 trừ đi tỉ lệ hộ nghèo của năm 2010 là: 11,76 - 14,20 = - 2,44 (%). Kết quả này chúng ta kết luận là:

“tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam năm 2011 so với năm 2010 giảm 2,44 điểm %”. Trong khuôn khổ nội dung của Luận án chúng tôi không có điều kiện trao đổi sâu về vấn đề này, chỉ làm rõ thêm sự khác nhau giữa hai loại đơn vị tính mà đề tài có sử dụng để tránh sự hiểu nhầm.

Tóm tắt chƣơng 2

Nội dung của chƣơng 2 thể hiện phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án, xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu để xây dựng khung phân tích của Luận án. Làm rõ các phƣơng pháp tiếp cận, phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu, các phƣơng pháp phân tích số liệu và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của Luận án.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC KẠN 3.1. Đánh giá các nguồn lực cho giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Nguồn lực về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bắc Kạn

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía

Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Địa bàn tỉnh Bắc Kạn có quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng, đây là trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, thuận lợi cho giao lƣu với tỉnh trong khu vực. Ngoài ra tỉnh còn có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nối Bắc Kạn với các tỉnh khác và các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình

Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, có thể chia làm 3 khu vực:

- Khu vực phía Đông là các dãy núi của cánh cung Ngân Sơn, đây là dãy núi cao có cấu tạo tƣơng đối thuần nhất. Địa hình khu vực này thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

- Khu vực phía Tây là khối núi cao, đƣợc cấu tạo bởi đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi. Khu vực này rất khó khăn cho phát triển kinh tế.

- Khu vực trung tâm là khu vực nằm dọc thung lũng sông Cầu có địa hình thấp, đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá sét vôi cổ, khu vực này thích hợp phát triển nông nghiệp, ngành nghề, dịch vụ.

3.1.1.3. Khí hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 có khí hậu nóng ẩm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có khí hậu rét hanh khô. Nhiệt độ trung bình từ 20 - 220C, số giờ nắng trung bình là 1400 - 1600 giờ, lƣợng mƣa trung bình 1400 - 1600mm, độ ẩm trung bình là 84%. Khí hậu của tỉnh thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, tuy nhiên do thƣờng xuyên có sƣơng muối, mƣa đá, lốc xoáy, v.v., gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trên địa bàn.

3.1.1.4. Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi ở Bắc Kạn khá phong phú, là đầu nguồn của 5 con sông: sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng và sông Cầu. Do địa hình đồi núi nên các nhánh thƣợng nguồn này thƣờng ngắn, dốc, thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện và du lịch. Ngoài ra, Bắc Kạn còn có hồ Ba Bể, đây là một hồ nƣớc ngập đƣợc hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống, có kiến tạo đẹp. Năm 2004, Vƣờn quốc gia Ba Bể đƣợc công nhận là Vƣờn di sản ASEAN, năm 2011 Hồ Ba Bể đƣợc UNESCO công nhận là khu Ramsar

thứ 3 của Việt Nam. Đây là một địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế cho địa phƣơng và thực hiện xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, việc đầu tƣ, khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh trong thời gian qua còn nhiều tồn tại, hiệu quả chƣa cao, chƣa thực sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a- Tài nguyên đất

Đất của Bắc Kạn có nhiều loại, nhiều vùng đất có tầng đất khá dầy, có hàm lƣợng mùn tƣơng đối cao, trong đó có một số loại là sản phẩm của quá trình phong hoá từ đá vôi, rất thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Hiện nay mới chỉ khai thác khoảng hơn 60% diện tích chủ yếu là đất lâm nghiệp, diện tích đất chƣa sử dụng còn lớn. Hiệu quả của việc khai thác tài nguyên đất còn thấp, cần phải có chiến lƣợc và có sự đầu tƣ khoa học công nghệ để sử dụng tài nguyên đất hiệu quả hơn.

b- Tài nguyên rừng

Bắc Kạn có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc Bắc Bộ, tài nguyên rừng khá đa dạng và phong phú. Là nơi cung cấp gỗ, tre, nứa và nhiều loại thực vật quý hiếm, có giá trị, đƣợc coi là một trung tâm

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 187)