Các khái niệm cơ bản của đề tài

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 25)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trƣờng mầm non

1.2.1.1. Quản lý

Quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Ngay từ thuở bình minh của xã hội lồi người, để đương đầu với sức mạnh to lớn của tự nhiên, để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải lao động chung, kết hợp thành tập thể; điều đó địi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân cơng và hợp tác trong lao động, tức là phải có quản lý.

C.Mác nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mơ tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạọ để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của các khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, cịn dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng”[19].

Đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lý theo những cách tiếp cận hoạt động ở các góc độ khác nhau:

Theo Harold Koontz, “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, cịn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [18].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động có tính định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định”, “Quản lý nhằm kết hợp những nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành thành tựu của tổ chức, của xã hội” [32].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích nhất định” [23].

Theo tác giả Phan Văn Kha (2007) cho rằng: “Quản lý là một tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được các mục đích đã định” [28].

Theo tác giả Nguyễn Lộc khái niệm quản lý được xác định như sau: “Khái niệm quản lý được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, nó thể hiện bản chất của công việc mà ta cần phải làm với tư cách là người giữ một chức vụ nào đó. Theo nghĩa hẹp, quản lý chỉ bao hàm công việc cụ thể như tổ chức nhân lực, đánh giá, phân phối nguồn lực, vận dụng các quy chế” [22].

Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2017) đưa ra khái niệm quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [7].

Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu:“Quản lý là tác động có tổ chức, có

hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”

Từ đó có thể rút ra một số dấu hiệu bản chất của quản lý như sau:

- Quản lý là hoạt động bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội lồi người, nó có vai trị điều khiển quá trình lao động và là phạm trù tồn tại khách quan, là tất yếu của lịch sử.

- Quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một nhà nước. Lao

động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.

- Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các thành phần.

Chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đề ra mục tiêu, dẫn dắt, điều khiển các đối tường quản lý để đạt mục tiêu.

Khách thể quản lý (đối tượng quản lý) con người được tổ chức thành một tập thể, một xã hội.

Mục tiêu quản lý: chung cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý, là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý.

Phân tích các khái niệm nêu trên cho thấy, khi xem xét khái niệm quản lý cần chú ý tới một số khía cạnh như: Quản lý bao giờ cũng là một hoạt động có chủ đích, có mục tiêu rõ ràng. Quản lý gồm có hai bộ phận cấu thành là chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý, quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng ln phải phù hợp với quy luật khách quan.

Luận văn sử dụng khái niệm quản lý nêu trên làm khái niệm cơng cụ để phân tích q trình quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục có nội hàm rộng hay hẹp phụ thuộc vào cách hiểu từ “giáo dục” trong đó như thế nào. Nếu ta hiểu “giáo dục” là các hoạt động tác động đến thế hệ trẻ diễn ra trong các nhà trường nói riêng và xã hội nói chung thì “quản lý giáo dục” là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội, và lúc đó “quản lý giáo dục” được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Còn nếu chúng ta chỉ nói đến các hoạt động giáo dục có tổ chức, có hệ thống trong ngành giáo dục đào tạo, diễn ra trong các cơ sở giáo dục đào tạo là nói đến quản lý nhà trường và quản lý một hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo ở một địa phận hành chính, huyện, tỉnh... đó là “quản lý một hệ thống giáo dục”.

Theo M.I.Kônđacốp: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [21].

Nhà khoa học V.A.Xukhomlinxki cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ GD&ĐT đến các nhà trường) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hoàn hảo” [34].

Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [12].

Tác giả Đỗ Ngọc Đạt cho rằng: “Quản lý giáo dục là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục” [13].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục và quản lý trường học nói riêng và hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - Giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đạt tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [24].

Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn cho thế hệ trẻ mà cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân. Mặt khác “Quản lý giáo dục là tác động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt kết quả mong muốn”.

Từ những định nghĩa trên cho thấy: quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng tới đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý mà chủ yếu là quá trình dạy học và giáo dục ở các trường học.

- Khách thể của quản lý giáo dục tổng thể là hệ thống giáo dục quốc gia.

- Đối tượng của quản lý giáo dục tổng thể là tất cả những thành tố của hệ thống giáo dục nhân sự, chương trình giáo dục, hoạt động giáo dục, người học, nguồn lực giáo dục và học liệu, môi trường giáo dục,…

- Mục tiêu của quản lý giáo dục là phát triển các thành tố của hệ thống giáo dục trên các mặt quy mô, cơ cấu và chất lượng của chúng.

Giữa chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, vật chất và tinh thần, có giá trị sử dung trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thỏa mãn mục tiêu quản lý.

Trong hệ thống giáo dục, con người là yếu tố trọng tâm trong công tác quản lý. Con người vừa là chủ thể quản lý, vừa là khách thể quản lý. Hơn thế nữa mọi hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục đều hướng vào đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Do vậy, nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất trong quản lý giáo dục.

1.2.1.3. Quản lý nhà trường

Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện các chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Nhà trường được tổ chức cho việc kiến tạo nói trên đạt được các mục tiêu do nhóm xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm xã hội.

Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục. Nhà trường (cơ sở giáo dục) chính là nơi tiến hành các q trình giáo dục có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định, thực hiện tối đa một quy luật tiến bộ xã hội.

Quản lý nhà trường là tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, mục tiêu, nội dung, chương trình…) nhằm đưa ra các hoạt động giáo dục và dạy học đạt tới mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường. Quản lý nhà trường cũng gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện

dưới hình thức hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [29]

Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến" [32].

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [33].

Tóm lại; Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm vụ của mình, là cấp quản lý cơ sở trong hệ thống quản lý giáo dục, là quản lý sư phạm trong nhà trường; quản lý các mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến của nhà trường.

Như vậy, quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu, các bộ phận chức năng các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp trên). Nhằm làm cho quá trình giáo dục nói chung và các hoạt động giáo dục - dạy học cụ thể được tiến hành trong nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học và các mục tiêu phát triển nhà trường.

1.2.1.4. Quản lý trường mầm non

Quản lý trường mầm non là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ giáo viên để chính họ tác động trực

tiếp đến q trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.

Trường mầm non là đơn vị cơ sở của bậc giáo dục mầm non nên quản lý trường mầm non là khâu cơ bản của hệ thống quản lý ngành học.

Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất của công tác quản lý trường mầm non là quản lý q trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho q trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả.

Q trình chăm sóc giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như sau: Mục tiêu nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.

Nội dung chăm sóc giáo dục trẻ.

Phương pháp, phương tiện chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên (lực lượng giáo dục).

Trẻ em từ 0-6 tuổi (Đối tượng giáo dục). Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ.

1.2.2. Khái niệm bồi dƣỡng chuyên môn, quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn

1.2.2.1. Bồi dưỡng chuyên môn

Theo Tự điển Tiếng Việt (2008) - NXB Hồng Đức “Bồi dưỡng là vun trồng, ni nấng cho mạnh”. Về góc độ chun mơn thì “Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” [27]. Về kiến thức và nghiệp vụ thì “Bồi dưỡng được xem là làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [27] Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ khẳng định “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc” [11].

Như vậy, bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chun mơn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó. Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu của lao động nghề nghiệp. Thực chất của quá trình bồi dưỡng là để bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ

năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn, đồng thời nhằm mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức - kỹ năng - kỹ xảo, chun mơn đã có sẵn, giúp cho cơng việc đang làm đạt được hiệu quả tốt hơn.

Công tác bồi dưỡng chun mơn cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa rất quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)