Khái quát về nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 46)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, luận văn tiến hành khảo sát thực trạng nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non của huyện đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện hành.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non trên địa bàn huyện về nhận thức tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Cụ thể; thực trạng về nhận thức tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; thực trạng về lập kế hoạch, xây dựng chương trình; về tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra: Xây dựng mẫu các phiếu điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của các trường mầm non về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

- Phương pháp quan sát: Thông qua quan sát các hoạt động trong nhà trường nhằm tìm hiểu công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nắm bắt thông tin cụ thể hơn.

- Phương pháp toán thống kê: Sử dụng các cơng thức tốn thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu nhằm rút ra các nhận xét khoa học.

* Phương thức xử lý số liệu

Sử dụng cơng thức tốn học xử lý phiếu điều tra: lựa chọn số liệu để phân tích, so sánh, xây dựng các bảng biểu phục vụ việc nghiên cứu. Trên kết quả phân tích dữ liệu, chúng tôi sử dụng 02 thơng số cơ bản là điểm trung bình cộng ( ) và thứ bậc để tiến hành viết báo cáo kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

* Mức điểm đánh giá các phiếu khảo sát theo thang bậc 4 như sau: + Mức 1= 4 điểm: Tốt/Rất ảnh hưởng/Rất cần thiết

+ Mức 2 = 3 điểm: Khá/Ảnh hưởng/Cần thiết + Mức 3 = 2 điểm: Trung bình/Ít ảnh hưởng/Ít cần thiết + Mức 4 = 1 điểm : Yếu/Không ảnh hưởng/Không cần thiết.

* Quy ước:

+ 3,5 < ĐTB < 4,0: Tốt + 3,0 < ĐTB < 3,5: Khá + 2,5 < ĐTB < 3,0: Trung bình + ĐTB < 2,5 : Chưa đạt

2.1.5. Đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát

Đối tượng khảo sát: 280 người (CBQL 38 và 242 giáo viên mầm non).

Địa bàn khảo sát: Gồm các trường mầm non: Hoa Mai, Họa Mi, Hoa Hồng, Hoa Hướng Dương, Hoa Cúc, Sơn Ca, Vành Khuyên, Hoa Lan, Hoa Đào trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

2.2. Khái quát về tình hình inh tế - xã hội và giáo dục huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đắk R’Lấp

Đặc điểm tự nhiên, dân số và hành chính

Đắk R'Lấp là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Đắk Nông, trung tâm huyện cách thành phố Gia Nghĩa 25km về phía Tây theo hướng quốc lộ 14; là cửa ngõ của Tây Nguyên nối với Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp giáp giữa Nam Bộ, Trung Bộ và Đông Bắc Campuchia. Huyện Đắk R'Lấp phía Bắc giáp huyện Tuy Đức; phía Tây giáp tỉnh Bình Phước; phía Đơng giáp thành phố Gia Nghĩa; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Đắk R'Lấp là địa điểm thuận lợi cho việc khai thác và phát triển các tiềm năng kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nông.

Thế mạnh của huyện là đất đỏ bazan, rừng và khống sản dưới lịng đất (như vàng sa khoáng, đá saphir và chủ yếu là các mỏ bơxít lộ thiên, phát triển khu cơng nghiệp khai thác khoáng sản Alumil Nhân Cơ).

Từ 1986, Đắk R'Lấp trở thành đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk; từ 2004, trở thành một huyện của tỉnh Đắk Nông. Trải qua nhiều lần chia tách huyện và các xã, đến nay Đắk R'Lấp có 11 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn; với 108 thôn, bon, tổ dân phố.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hiện nay, huyện Đắk R'Lấp có tổng diện tích tự nhiên 63.420ha; trong đó, đất nơng nghiệp 40.814,9ha (chiếm 64,36%), đất lâm nghiệp 15.342,8ha (chiếm 24,2%), đất chuyên dùng 4.720,3ha (chiếm 7,44%), đất khu dân cư 574,6ha (chiếm 0,90%), đất chưa sử dụng 1.967,4ha (chiếm 3,10%). Đất đai của Đắk R'Lấp chủ yếu là đất đỏ bazan màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, chè, điều, cao su…

Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế của huyện vẫn là nền nông nghiệp, nông thôn nhỏ lẻ, các sản phẩm hàng hóa đặc thù chủ yếu được bán thô chưa qua chế biến nên giá trị khơng cao. Đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, trình độ dân trí thấp; tỷ lệ người dân tộc thiểu số và dân tộc tại chỗ chiếm 15,8% năm 2021.

2.2.2. Khái quát về tình hình giáo dục huyện Đắk R’Lấp

2.2.2.1. Khái quát chung về tình hình giáo dục huyện Đắk R’Lấp - Về quy mô trường lớp - Về quy mô trường lớp

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [1] , trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành

nhiều văn bản để chỉ đạo ngành giáo dục, các sở ngành, địa phương thực hiện việc đổi mới giáo dục và đào tạo để đáp yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội địa phương. Ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện Đắk R’Lấp đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ; theo số liệu thống kê năm học 2020 - 2021, toàn huyện có tồn huyện có có 47 cơ sở giáo dục, trong đó: Giáo dục mầm non có 16 trường (12 trường công lập và 04 trường ngồi cơng lập), Tiểu học có 18 trường, THCS có 12 trường và 02 trường TH & THCS (01 trường ngồi cơng lập) với 185 lớp và 6811 học sinh. THPT có 4 trường.

Bảng 2.1 Thực trạng qui mô trƣờng học tại huyện Đắ R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

STT Cấp học Số trƣờng Số Lớp Số học sinh Tổng Học sinh DTTS 01 Mầm non 16 177 4593 586 02 Tiểu học 18 326 9000 1619 03 THCS 12 185 6811 1036 04 TH&THCS 2 05 THPT 4 91 3895 649 Tổng 52 779 24299 3890

Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Đắk R’Lấp – Đắk Nơng

- Về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên

Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục: Theo số liệu thống kê đến năm 2021 tồn ngành có 1583 người, trong đó CBQL có 110 người, giáo viên có 1310 người, nhân viên có 163 người cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng đội ngũ viên chức ngành giáo dục huyện Đắ R’Lấp

STT Cấp học Tổng Trong đó

CBQL Giáo viên Nhân viên

01 Mầm non 401 38 318 45

02 Tiểu học 541 37 454 50

03 THCS 377 23 323 31

04 THPT 264 12 215 37

Tổng 1583 110 1310 163

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk R’Lấp – Đắk Nông

- Về chất lượng giáo dục

Hệ thống giáo dục huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ các ngành học; quy mô trường lớp và đội ngũ giáo viên liên tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân các đồng bào đân tộc trong huyện. Ngồi hệ thống trường cơng lập phát triển mạnh mẽ thì các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập cũng được hình thành và từng bước phát triển hồn thiện đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho huyện. Ủy ban nhân dân huyện thực hiện đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị cho các cơ sở giáo dục bằng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn chương trình mục tiêu, vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác. Năm học 2020-2021, huyện đã đầu tư 11,720 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, vở viết…. Hệ thống cơ sở vật chất trường học, được đầu tư trang thiết bị theo hướng hiện đại, đảm bảo chất lượng và kiên cố với định hướng chuẩn và lâu dài; mở rộng quy mô cho các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện; đối với cấp mầm non và tiểu học Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện kế hoạch triển khai đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”.

Chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS tiếp tục được duy trì và nâng lên; việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được địa phương quan tâm; thực hiện đồng bộ các giải pháp để rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn. Năm học 2020- 2021, đã công nhận mới 6 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường học đạt

chuẩn quốc gia là 28 trường (có 03 trường đạt chuẩn mức độ 2). Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã thực hiện quy hoạch đội ngũ CBQL giai đoạn 2020 - 2025 và quy hoạch nguồn nhân lực giai đoạn 2026 - 2031. Đội ngũ CBQL và giáo viên ngày càng ổn định, chất lượng được nâng lên; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao.

2.2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục mầm non huyện Đắk R’Lấp - Về quy mô trường lớp - Về quy mơ trường lớp

Theo nguồn cung cấp của Phịng GD&ĐT huyện kết thúc năm học 2020-2021 có 12 trường mầm non cơng lập; 4 trường mầm non tư thục, 177 nhóm, lớp mầm non. Các trường mầm non cơng lập và ngồi cơng lập được phân bố đều khắp trong địa bàn huyện. Tuy nhiên mạng lưới trường lớp mầm non hiện tại vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu gửi trẻ của nhân dân vì vậy khó khăn trong cơng tác quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Tổng số trẻ ra lớp: 4593 trẻ, trong đó: Nhà trẻ 498 trẻ; Mẫu giáo 4095trẻ; trong đó trẻ 5 tuổi là 2142 trẻ. Tỷ lệ huy động được trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 15,2%; tỷ lệ trẻ Mẫu giáo ra lớp đạt 82%; tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập với xã hội.

- Về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non Đội ngũ cán bộ quản lý mầm non

Tổng số CBQL của bậc học mầm non là 38 người, trong đó hiệu trưởng là 16 người, phó hiệu trưởng là 22 người. Số CBQL được đào tạo chuẩn và trên chuẩn đạt tỉ lệ cao, trong đó trình độ đại học có 31 người đạt (81,6%). Đội ngũ CBQL các nhà trường đều là những người trưởng thành từ cơng tác chun mơn, có phẩm chất đạo đức tốt, tay nghề và trình độ quản lý ngày càng được nâng cao. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý trong các trường mầm non vì đa số CBQL là nữ nắm rõ được tâm tư tình cảm của giáo viên trẻ năng động, linh hoạt sáng tạo trong công tác quản lý các nhà trường. Điều đó góp phần làm cho việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của huyện ngày càng được khẳng định trong ngành Giáo dục tỉnh Đắk Nông.

Đội ngũ giáo viên mầm non

Hàng năm Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng GD&ĐT còn cử cán

bộ, giáo viên các trường điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn cụm, bồi dưỡng chuyên môn do Sở GD&ĐT và Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục TP HCM tổ chức. Đội ngũ giáo viên ở độ tuổi từ 30 đến 50 có 182 người chiếm 57,2%, đây là độ tuổi đã được tích lũy rất nhiều về chun mơn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm công tác. giáo viên trong độ tuổi dưới 30 có 136 người chiếm 42,8% đây là đội ngũ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, luôn cập nhật trau dồi kiến thức mới, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, được đánh giá là nguồn lực chính cho tương lai giáo dục của huyện.

Trình độ, năng lực sư phạm: Trong những năm qua đội ngũ giáo viên mầm non đã có rất nhiều cố gắng nâng cao về trình độ, năng lực chun mơn đáp ứng u cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục mầm non. Hàng năm 100% giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên tiếp thu các chuyên đề mới về nội dung, chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã bước đầu triển khai trong công tác giảng dạy của giáo viên, đặc biệt là các trường trọng điểm của huyện. - Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, giáo dục mầm non của huyện Đắk R’Lấp những năm qua vẫn còn một số hạn chế, đó là:

Việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở một số trường và một số giáo viên cịn chậm, ít cải tiến và sáng tạo. Nhiều giáo viên còn hạn chế tiếp cận được với phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. giáo viên trẻ chưa mạnh dạn thể hiện khả năng tiếp cận cái mới trong giảng dạy, còn thiếu sự mạnh dạn, sáng tạo. Trong dạy học, nhiều giáo viên còn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trình độ chun mơn, năng lực giảng dạy của giáo viên có sự phân hố rõ ràng giữa các trường. Tại các lớp bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên, hình thức bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết và thiếu thực hành nên chất lượng chưa cao.

Nhiều giáo viên khơng có thói quen rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại. Nhận thức của phụ huynh không đồng đều, nhiều người chưa thực sự hiểu về giáo dục mầm non nên có những u cầu, địi hỏi giáo viên chăm sóc - giáo dục trẻ khơng phù hợp, cịn tình trạng cha mẹ khốn trắng con cho cơ giáo tạo áp lực lớn cho giáo viên.

- Về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao so với những năm trước, các trường mầm non đã có nhiều biện pháp tích cực để chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ. Hàng năm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dưới 8%. Các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức quy mơ, sơi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. Tuy cịn gặp nhiều khó khăn nhất định, nhưng Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng mơi trường sư

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)