Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 43 - 46)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu đòi hỏi khách quan, thực chất là để đảm bảo đội ngũ giáo viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn đã xác định. Theo Luật Giáo dục 2019, Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Nhu cầu cần được bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non theo nhu cầu và yêu cầu của nhà trường về năng lực giáo viên: thể hiện ở số lượng giáo viên, năng lực, tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cần được bồi dưỡng.

Trình độ chun mơn, phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của mỗi cán bộ giáo viên nhà trường là điều kiện là thước đo để các quyết định quản lý của hiệu trưởng được triển khai thành cơng.

Trình độ và năng lực quản lí của các chủ thể quản lý có ảnh hưởng nhất định đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non. Bởi lẽ, các chủ thể quản lý chính là những người chỉ đạo tất cả các khâu của quá trình bồi dưỡng như: lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết để đảm bảo chất lượng hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non. Ngoài ra, hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn cho giáo viên mầm non cũng phải luôn quan tâm, đảm bảo được quyền lợi của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, các chính sách, đãi ngộ để cán bộ giáo viên, nhân viên yêu nghề, gắn bó với nghề và có điều kiện tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng chuyên mơn nhằm nâng cao trình độ để có trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

Công tác tuyển dụng của cơ sở trực tiếp làm công tác bồi dưỡng đã xây dựng được các định hướng nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện thực tế, năng lực của đối tượng được bồi dưỡng cũng chiếm một phần rất quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là quá trình giúp giáo viên mầm non cập nhật, bổ sung những kiến thức và kĩ năng nhằm giúp giáo viên mầm non có khả năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách phù hợp và có hiệu quả, đạt chất lượng cao và sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ, các chức năng quản lý tác động tới khách thể quản lý là hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhằm giúp cho giáo viên mầm non nâng cao năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của trường mầm non.

Dựa vào tiếp cận chính là tiếp cận quá trình kết hợp với tiếp cận chức năng quản lý, chương 1 của luận văn đã xác định được các nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non gồm các nội dung sau:

Trình bày một số khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường mầm non, bồi dưỡng chuyên môn, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn làm rõ mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. Trình bày lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non bao gồm: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; xây dựng chương trình bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mầm non; tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Ngồi ra, chương này cũng đã phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Những nội dung lí luận được phân tích trong chương 1 này sẽ là cơ sở quan trọng để nghiên cứu thực hiện việc xây dựng các công cụ điều tra khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông ở chương 2 và chương 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON

HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)