Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 38 - 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

- Căn cứ lập kế hoạch là một quá trình gồm: Dự báo, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu. Nghĩa là, căn cứ vào thực trạng ban đầu để xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Đây là q trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục, xây dựng chương trình hành động, xác định từng bước đi, thứ tự cụ thể các công việc phải làm theo một trình tự, điều kiện, phương tiện và tiến trình thời gian cụ thể [17.tr.24].

- Yêu cầu lập kế hoạch: Việc lập kế hoạch là quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, làm khi nào và ai làm. Lập kế hoạch còn là hoạt động suy tính, dự báo từ trước cho mọi cơng việc, địi hỏi phải có sự bàn bạc, cân nhắc thảo luận thống nhất của nhiều người. Việc lập kế hoạch sẽ thay thế cho sự hoạt động rời rạc, manh mún, tùy tiện và nó là cơ sở để đảm bảo cho quá trình quản lý đạt hiệu quả.

- Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch: Đề ra được hướng đi cụ thể cho mình để đạt được mục tiêu, những phương án tối ưu nhất thực hiện các công việc đã được lên kế hoạch, giúp xác định tính khả thi. Định hướng được cái nhìn tổng quát về tương lai, nhưng thay đổi sẽ gặp phải và những tác động ảnh hưởng đến công việc.

- Việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của nội dung cần được bồi dưỡng. Kế hoạch phải mang tính thống nhất tồn diện, tăng cường tính thực tế trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non một cách khoa học, hợp lý, có tính khả thi, đáp ứng với việc đổi mới chương trình giáo dục mầm non và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao chun mơn, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non.

Cụ thể nội dung xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên gồm có các nội dung như sau:

(1) Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non căn cứ vào kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nơng; Phịng GD&ĐT huyện Đắk R’Lấp.

(2)Tìm hiều về nhu cầu bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mầm non.

(3) Xác định được mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

(4) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non trong kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường.

(5) Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học, theo tháng, theo tuần.

(6) Hướng dẫn các tổ chuyên môn tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo khả năng và điều kiện thực tế của nhà trường.

Việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mầm non góp phần thực hiện các nguyên tắc quản lý giáo dục tại địa phương có tính thiết thực và khả thi.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)