9. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
mầm non
Việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non có những đặc thù nhất định: giáo viên mầm non tham gia bồi dưỡng ở nhiều lứa tuổi khác nhau, kiến thức và kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ khác nhau, các năng lực thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ cũng khác nhau, thời gian mà giáo viên mầm non tham gia được vào hoạt động bồi dưỡng cũng hạn chế, vì giáo viên phải thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường... Do vậy, để đạt được hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non cần phải xây dựng các hình thức và phương pháp bồi dưỡng đa dạng, phù hợp với đặc điểm của người giáo viên mầm non. Trên thực tế, các hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non gồm: bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng tại chỗ; bồi dưỡng thông qua tự học; bồi dưỡng từ xa; bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn (sinh hoạt tại tổ, ở trường, giao lưu cụm trường, địa phương khác); bồi dưỡng kèm cặp (Có chủ ý tổ chức phân cơng giảng dạy theo khối lớp, phân cơng chính thức người giúp đỡ với những trường hợp cụ thể…); bồi dưỡng qua diễn đàn trên mạng (Trang web tổ, trao đổi, download tài liệu…); bồi dưỡng qua mạng internet.
1.4. Lý luận quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non mầm non
Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non hướng tới đó là bồi dưỡng cho giáo viên mầm non có được tri thức và kĩ năng cần thiết nhằm hình thành ở giáo viên các năng lực về phẩm chất chính trị, đạo đức lối
sống; năng lực xã hội; năng lực chuyên môn của nghề nghiệp (năng lực dạy học và năng lực giáo dục), năng lực tự học tự phát triển dựa theo yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và nhu cầu của người giáo viên. Do vậy, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là quản lý xem nội dung, chương trình, việc triển khai tổ chức bồi dưỡng có đạt được mục tiêu đề ra hay không. Để mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mầm non hiệu quả thì các chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng này cần phải chú ý thực hiện tốt các khía cạnh sau đây: Xây dựng kế hoạch triển khai mục tiêu bồi dưỡng tới toàn thể giáo viên; tổ chức, triển khai quán triệt mục tiêu bồi dưỡng tới toàn thể giáo viên; chỉ đạo sát sao việc phân loại đối tượng tham gia các chương trình bồi dưỡng theo đúng quy định và đúng nhu cầu của giáo viên; bồi dưỡng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho giáo viên; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên so với chuẩn đầu ra của từng chương trình bồi dưỡng; chỉ đạo điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non theo mục tiêu đề ra; hỗ trợ, tư vấn cho giáo viên sau bồi dưỡng.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non