Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 41)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm

mầm non

Như chúng ta đã biết khâu kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non được tiến hành ở tất cả các khâu như: lập kế hoạch bồi dưỡng có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của giáo viên khơng?; Nội dung bồi dưỡng có phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của giáo viên không?; Cách thức tiến hành bồi dưỡng như thế nào để có hiệu quả?; Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất... cho hoạt động bồi dưỡng có thỏa đáng khơng?; Việc tiến hành đánh giá chuyên môn của giáo viên được thực hiện như thế nào?; Sử dụng kết quả đó để làm gì?

- Kiểm tra kết quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, qua đó đánh giá điều chỉnh và xử lý kết quả của quá trình bồi dưỡng chuyên mơn làm cho mục đích của quản lý được hiện thực hóa một cách đúng hướng và

có kết quả. Để đánh giá được kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non cần

cho các cấp quản lý giáo dục theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

- Thu thập thơng tin phản hồi, chỉ có kiểm tra ta mới có những thơng tin chuẩn và chính xác, việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời với các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới. Phát hiện được thực hiện tiếp nối quá trình đánh giá, bao gồm phát hiện những yếu tố tích cực, những kinh nghiệm và những lệch lạc trong hoạt động thực tiễn, đo chính xác mức độ sai lệch và phát hiện những nguyên nhân gây ra sai lệch.

- Khi tiến hành kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động này. Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.

- Kết quả việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non trước hết được đánh giá bằng hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng, tức là hoạt động bồi dưỡng đó đã cung cấp cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết theo đúng chương trình kế hoạch, theo đúng mục tiêu của yêu cầu đề ra.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Việc quán triệt và cụ thể hóa Chỉ thị số 40 – CT/TW; xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm nghề nghiệp của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó tác động đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch,

chính sách phát triển đội ngũ giáo viên, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và có ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành các tổ chức xã hội về đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non.

Điều kiện về cơ sở vật chất đặc biệt là trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.

Công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non của các cấp được chú trọng. Nhận thức của các cấp quản lý về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn này được nâng cao như một nhu cầu tất yếu của xã hội.

Nguồn kinh phí dành cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu đòi hỏi khách quan, thực chất là để đảm bảo đội ngũ giáo viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn đã xác định. Theo Luật Giáo dục 2019, Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Nhu cầu cần được bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non theo nhu cầu và yêu cầu của nhà trường về năng lực giáo viên: thể hiện ở số lượng giáo viên, năng lực, tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cần được bồi dưỡng.

Trình độ chuyên mơn, phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của mỗi cán bộ giáo viên nhà trường là điều kiện là thước đo để các quyết định quản lý của hiệu trưởng được triển khai thành cơng.

Trình độ và năng lực quản lí của các chủ thể quản lý có ảnh hưởng nhất định đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non. Bởi lẽ, các chủ thể quản lý chính là những người chỉ đạo tất cả các khâu của quá trình bồi dưỡng như: lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết để đảm bảo chất lượng hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non. Ngoài ra, hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn cho giáo viên mầm non cũng phải luôn quan tâm, đảm bảo được quyền lợi của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, các chính sách, đãi ngộ để cán bộ giáo viên, nhân viên yêu nghề, gắn bó với nghề và có điều kiện tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao trình độ để có trình độ chun mơn tốt, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

Công tác tuyển dụng của cơ sở trực tiếp làm công tác bồi dưỡng đã xây dựng được các định hướng nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện thực tế, năng lực của đối tượng được bồi dưỡng cũng chiếm một phần rất quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là quá trình giúp giáo viên mầm non cập nhật, bổ sung những kiến thức và kĩ năng nhằm giúp giáo viên mầm non có khả năng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách phù hợp và có hiệu quả, đạt chất lượng cao và sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ, các chức năng quản lý tác động tới khách thể quản lý là hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhằm giúp cho giáo viên mầm non nâng cao năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của trường mầm non.

Dựa vào tiếp cận chính là tiếp cận q trình kết hợp với tiếp cận chức năng quản lý, chương 1 của luận văn đã xác định được các nội dung quản lí hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mầm non gồm các nội dung sau:

Trình bày một số khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường mầm non, bồi dưỡng chuyên môn, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn làm rõ mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. Trình bày lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non bao gồm: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; xây dựng chương trình bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mầm non; tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Ngồi ra, chương này cũng đã phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Những nội dung lí luận được phân tích trong chương 1 này sẽ là cơ sở quan trọng để nghiên cứu thực hiện việc xây dựng các công cụ điều tra khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông ở chương 2 và chương 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON

HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, luận văn tiến hành khảo sát thực trạng nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non của huyện đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện hành.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non trên địa bàn huyện về nhận thức tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Cụ thể; thực trạng về nhận thức tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; thực trạng về lập kế hoạch, xây dựng chương trình; về tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra: Xây dựng mẫu các phiếu điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của các trường mầm non về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

- Phương pháp quan sát: Thông qua quan sát các hoạt động trong nhà trường nhằm tìm hiểu cơng tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nắm bắt thông tin cụ thể hơn.

- Phương pháp toán thống kê: Sử dụng các cơng thức tốn thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu nhằm rút ra các nhận xét khoa học.

* Phương thức xử lý số liệu

Sử dụng cơng thức tốn học xử lý phiếu điều tra: lựa chọn số liệu để phân tích, so sánh, xây dựng các bảng biểu phục vụ việc nghiên cứu. Trên kết quả phân tích dữ liệu, chúng tơi sử dụng 02 thơng số cơ bản là điểm trung bình cộng ( ) và thứ bậc để tiến hành viết báo cáo kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

* Mức điểm đánh giá các phiếu khảo sát theo thang bậc 4 như sau: + Mức 1= 4 điểm: Tốt/Rất ảnh hưởng/Rất cần thiết

+ Mức 2 = 3 điểm: Khá/Ảnh hưởng/Cần thiết + Mức 3 = 2 điểm: Trung bình/Ít ảnh hưởng/Ít cần thiết + Mức 4 = 1 điểm : Yếu/Không ảnh hưởng/Không cần thiết.

* Quy ước:

+ 3,5 < ĐTB < 4,0: Tốt + 3,0 < ĐTB < 3,5: Khá + 2,5 < ĐTB < 3,0: Trung bình + ĐTB < 2,5 : Chưa đạt

2.1.5. Đối tượng, địa bàn và thời gian khảo sát

Đối tượng khảo sát: 280 người (CBQL 38 và 242 giáo viên mầm non).

Địa bàn khảo sát: Gồm các trường mầm non: Hoa Mai, Họa Mi, Hoa Hồng, Hoa Hướng Dương, Hoa Cúc, Sơn Ca, Vành Khuyên, Hoa Lan, Hoa Đào trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng.

2.2. Khái qt về tình hình inh tế - xã hội và giáo dục huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng

2.2.1. Khái qt về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đắk R’Lấp

Đặc điểm tự nhiên, dân số và hành chính

Đắk R'Lấp là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Đắk Nông, trung tâm huyện cách thành phố Gia Nghĩa 25km về phía Tây theo hướng quốc lộ 14; là cửa ngõ của Tây Nguyên nối với Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tiếp giáp giữa Nam Bộ, Trung Bộ và Đông Bắc Campuchia. Huyện Đắk R'Lấp phía Bắc giáp huyện Tuy Đức; phía Tây giáp tỉnh Bình Phước; phía Đông giáp thành phố Gia Nghĩa; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Đắk R'Lấp là địa điểm thuận lợi cho việc khai thác và phát triển các tiềm năng kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nông.

Thế mạnh của huyện là đất đỏ bazan, rừng và khống sản dưới lịng đất (như vàng sa khoáng, đá saphir và chủ yếu là các mỏ bơxít lộ thiên, phát triển khu cơng nghiệp khai thác khoáng sản Alumil Nhân Cơ).

Từ 1986, Đắk R'Lấp trở thành đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk; từ 2004, trở thành một huyện của tỉnh Đắk Nông. Trải qua nhiều lần chia tách huyện và các xã, đến nay Đắk R'Lấp có 11 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn; với 108 thôn, bon, tổ dân phố.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hiện nay, huyện Đắk R'Lấp có tổng diện tích tự nhiên 63.420ha; trong đó, đất nơng nghiệp 40.814,9ha (chiếm 64,36%), đất lâm nghiệp 15.342,8ha (chiếm 24,2%), đất chuyên dùng 4.720,3ha (chiếm 7,44%), đất khu dân cư 574,6ha (chiếm 0,90%), đất chưa sử dụng 1.967,4ha (chiếm 3,10%). Đất đai của Đắk R'Lấp chủ yếu là đất đỏ bazan màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, chè, điều, cao su…

Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế của huyện vẫn là nền nông nghiệp, nơng thơn nhỏ lẻ, các sản phẩm hàng hóa đặc thù chủ yếu được bán thô chưa qua chế biến nên giá trị khơng cao. Đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, trình độ dân trí thấp; tỷ lệ người dân tộc thiểu số và dân tộc tại chỗ chiếm 15,8% năm 2021.

2.2.2. Khái quát về tình hình giáo dục huyện Đắk R’Lấp

2.2.2.1. Khái quát chung về tình hình giáo dục huyện Đắk R’Lấp - Về quy mô trường lớp - Về quy mô trường lớp

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [1] , trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành

nhiều văn bản để chỉ đạo ngành giáo dục, các sở ngành, địa phương thực hiện việc đổi mới giáo dục và đào tạo để đáp yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội địa phương. Ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện Đắk R’Lấp đã có những

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)