9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Nền giáo dục nước ta hiện nay đã có những chủ trương lớn thay đổi cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách đánh giá trong giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, trong đó xu hướng đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, các phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng trên các nước tiên tiến và ở Việt Nam. Vì vậy cần phải nghiêm túc quán triệt tinh thần thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT theo kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đặc biệt quan tâm bồi dưỡng chuyên môn giáo viên hướng đến đạt các yêu cầu về năng lực và phẩm chất giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non[4] và Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non.[6]
Chỉ khi nào có sự đồng bộ trong nhận thức từ hiệu trưởng đến giáo viên về mối quan hệ biện chứng giữa bồi dưỡng chuyên môn giáo viên với chất lượng đội ngũ giáo viên, giữa chất lượng đội ngũ giáo viên với chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và giữa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ với q trình hình thành nhân cách trẻ thì khi ấy việc quản lý bồi dưỡng chun mơn giáo viên mới thật sự có hiệu quả.
Nghĩa là, muốn thực hiện tốt việc bồi dưỡng chuyên mơn cho giáo viên mầm non thì phải nâng cao nhận thức, hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non để từ đó hình thành ý thức trách nhiệm, sự phấn đấu của mỗi giáo viên tự đánh giá bản thân, tự cố gắng tự giải quyết vấn đề, tự điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với nhu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Đề cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Phổ biến, hướng dẫn các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đi sâu nội dung về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mầm non mới; theo bộ chuẩn đánh giá sự phát triển trẻ em 5 tuổi. Để thực hiện tốt việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần tạo được sự đổi mới trong tư duy, tạo ra những phong trào, biện pháp tổ chức và thực hiện các hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường và ngành giáo dục.
Nội dung của biện pháp tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là nhằm giúp cán bộ quản lý và giáo viên mầm non hiểu đúng, sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết phải thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non thông qua việc hiểu và nắm vững các nội dung sau:
Ban giám hiệu nhà trường cần quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để tạo sự đoàn kểt, phối hợp trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và xem nhiệm vụ này là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường, đồng thời xây dựng mạng lưới bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên từ Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn và đến từng giáo viên.
Hiệu trưởng phải là người trực tiểp xây dựng kế họạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra giám sát - xử lý kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; chỉ đạo các thành viên trong Hội đồng nhà trường (Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên, Đồn thanh niên...).
Tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, cung cấp thơng tin, tài liệu (có thể gửi qua gmail, Zalo…) về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL, giáo viên và các tổ chuyên môn để họ hiểu rõ hơn thực trạng về công tác bồi dưỡng chuyên môn hiện nay của nhà trường cũng như những ảnh hưởng của thực trạng đó đến kết quả bồi
dưỡng chuyên môn nhằm làm thay đổi nhận thức của họ về công tác này, cho họ thấy được tầm quan trọng của công tác này đối với việc xây dựng môi trường giáo dục có chất lựợng cao. Ngồi ra cịn cung cấp cho CBQL, giáo viên về các thông tin như:
-Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, chủ trương, đường lối, thành tựu và những thách thức trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
- Chủ trương, chiến lược chính sách đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, trong đó chú trọng tới các chủ trương, đường lối, chiến lược đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
- Nắm vững chủ trương, mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức, lực lượng tham gia, thời gian thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách bồi dưỡng giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng trong giai đoạn hiện nay.