Cách thức tiến hành biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 84 - 87)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các

3.2.2.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên về nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Bộ GD&ĐT; Vụ Giáo dục mầm non; Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nơng; Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk R’Lấp và các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học có liên quan, dựa trên đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học để xây dựng bản

dự thảo kế hoạch tổng thể; phổ biến dự thảo kế hoạch đến cán bộ giáo viên trong trường để lấy ý kiến đóng góp để hồn thiện kế hoạch. Đặc biệt quan tâm đến nội dung bồi dưỡng chun mơn có phù hợp với nhu cầu của giáo viên hay không.

Các tổ chuyên môn trong nhà trường, các lớp, cá nhân mỗi giáo viên căn cứ vào kế hoạch tổng thể và nhiệm vụ được phân công để tự xây dựng kế hoạch chi tiết theo bộ phận mình được phân cơng giao nhiệm vụ.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm duyệt kế hoạch bộ phận và có ý kiến nhận xét kịp thời để đánh giá rút kinh nghiệm.

Nhà trường tổ chức khảo sát trình độ, năng lực của giáo viên, phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên, tìm hiểu nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên trong nhà trường bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Phân tích định hướng và yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới từ đó đưa ra những yêu cầu cần đạt về chun mơn đối với giáo viên. Cần có kế hoạch phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà trường, điều tra nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. Dựa vào phiếu điều tra trình độ về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của CBQL và giáo viên hằng năm để có kết quả thực tế của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cấp thiết của các nội dung cần bồi dưỡng. Kế hoạch phải mang tính thống nhất, tồn diện, tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng toàn diện phải được Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông xây dựng trong từng giai đoạn (3 năm; 5 năm; 10 năm).

Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn dựa trên cơ sở nhu cầu phát triển của giáo dục về số lượng, đối tượng, nội dung, chương trình bồi dưỡng tồn diện và cần có sự phân loại giáo viên mầm non để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể. Kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn hằng năm qua việc kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên , kết hợp với yêu cầu thực tế về đội ngũ, nhu cầu của giáo viên mà các cơ sở giáo dục xây dựng hoạt động.

Hoàn chỉnh kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non sau khi có ý kiến đóng góp của cấp trên. Triển khai thực hiện kế hoạch theo các nội dung và đảm bảo tiến độ thời gian đã hoạch định.

Gắn việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non với kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của từng năm học đối với mỗi giáo viên.

Các nhà trường phải nhận thức được các mục tiêu yêu cầu của kế hoạch bồi dưỡng bồi dưỡng chun mơn của đơn vị mình. Dựa trên nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT huyện để xây dựng kế hoạch tổng thể cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong đó có hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mầm non. Phịng GD&ĐT căn cứ vào đó để tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Trong quá trình xây dựng mục tiêu phải quan tâm đến tính chiến lược và tính linh động về quy mơ, hình thức và đối tượng tham gia. Đặc biệt, cần chú trọng đề cao vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên. Nội dung của kế hoạch phải thể hiện rõ quan điểm coi vấn đề tự bồi dưỡng là xu thế của thời đại, là tư tưởng tiến bộ của giáo dục hiện đại.

Các bộ phận liên quan phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người lập kế hoạch. Nhà trường, Phòng GD&ĐT tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kịp thời cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới. Các cơ sở quản lý và cơ sở bồi dưỡng sắp xếp, bố trí thời gian, thời điểm phù hợp như: bồi dưỡng theo chu kỳ và bồi dưỡng chuyên đề vào các thời điểm học sinh mầm non nghỉ hè, tạo điều kiện để tất cả giáo viên được học tập, tham gia bồi dưỡng.

Các nhà trường cần lưu ý việc tổ chức cho giáo viên được trao đổi, học tập chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. Đây chính là cơ hội giúp cho đội ngũ giáo viên được vươn tầm nhìn ra khỏi địa bàn của mình; việc liên kết với các trường mầm non khác trong huyện, trong tỉnh là một trong những hoạt động mang tính đột phá cao trong việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)