Mục đích và quy trình khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 95)

3.2.3.3 .Cách thức tiến hành biện pháp

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích và quy trình khảo nghiệm

Để kiểm chứng mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp mà tác giả đã trình bày trong luận văn, tác giả đã trưng cầu ý kiến của các đối tượng có liên quan; việc trưng cầu được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Lập phiếu điều tra trưng cầu ý kiến

Đề tài khảo nghiệm đánh giá các biện pháp quản lý được đề xuất theo 2 nội dung, tiêu chí: (1) Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 4 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, bình thường và khơng cần thiết; (2) Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất theo 4 mức độ: Rất khả thi, khả thi; bình thường và khơng khả thi.

Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra

Tổng số đối tượng được hỏi ý kiến: 280 người (Trong đó: CBQL: 38 người; tổ trưởng chun mơn, giáo viên có 242 người tại 9 trường: Hoa Mai, Họa Mi, Hoa Hồng, Hoa Hướng Dương, Hoa Cúc, Sơn Ca, Vành Khuyên, Hoa Lan, Hoa Đào.

Bước 3: Tiến hành điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý phiếu và phân tích kết quả Rất cần thiết, rất khả thi: 4 điểm

Cần thiết, khả thi: 3 điểm Bình thường: 2 điểm

Không cần thiết, không khả thi: 1 điểm * Quy ước:

+ 3,5 < ĐTB < 4,0: Rất cần thiết; Rất khả thi + 3,0 < ĐTB < 3,5: Cần thiết; Khả thi

+ 2,5 < ĐTB < 3,0: Trung bình

+ ĐTB < 2,5 : Khơng cần thiết; Không khả thi 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Để khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông, tác giả đã đưa ra câu hỏi sau: “Đồng chí hãy đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non tại đơn vị đồng chí cơng tác?” Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của 5 biện pháp.

TT Biện pháp Mức độ cần thiết ĐTB Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Khơng Cần thiết 1

Tăng cường nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non

212 61 7 0 3.73 3

2

Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

207 65 8 0 3.71 4

3

Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

238 37 5 0 3.83 1

4

Tăng cường giám sát, kiểm tra các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

224 49 7 0 3.78 2

5

Tổ chức chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

211 55 14 0 3.70 5

Kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy tất cả 05 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ “Rất cấn thiết” trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non trên địa bàn huyện. Tất cả các biên pháp đều nhận được sự đồng thuận của CBQL, giáo viên với ĐTB chung = 3,75, điểm trung bình từng biện pháp dao động từ 3,70< Điểm TB < 3,83 và khơng có ý kiến nào đánh giá là “Không cần thiết”. Trong số các điểm trung bình của các biện pháp, điểm trung bình thấp nhất là = 3,70 (biện pháp 5) và điểm trung bình cao nhất là 3,83 điểm (biện pháp 3). Như vậy cho thấy các đối tượng khảo nghiệm tham gia đóng góp ý kiến đều đánh giá cao tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. Tất cả các biện pháp tác giả đề xuất đều đạt tỷ lệ cao số người cho là cần thiết trở lên và như thế chứng tỏ các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết là có cơ sở khoa học, sát với thực tiễn, nếu được tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên mơn cho giáo viên qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ của các nhà trường.

3.4.2.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Để khảo sát tính khả thi của các biện pháp chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông, tác giả đã đặt ra câu hỏi như sau: “Đồng chí hãy đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản

lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non tại trường?”

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của 5 biện pháp.

TT Biện pháp Mức độ khả thi ĐTB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Bình thường Khơng khả thi 1

Tăng cường nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non

227 47 8 2 3.81 3

2

Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

229 43 5 3 3.78 4

3 Đổi mới chương trình, nội

dung, phương pháp và hình 241 33 6 0 3.84 1

X

thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

4

Tăng cường giám sát, kiểm tra các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

237 38 5 0 3.83 2

5

Tổ chức chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

219 52 9 0 3.75 5

ĐTB chung 3,80

Đối chiếu với kết quả đánh giá về mức độ cần thiết, thì kết quả đánh giá về tính khả thi của 05 biện pháp quản lý được đề xuất là cao hơn. Với ĐTB chung là = 3,80, cao hơn điểm trung bình chung về tính cần thiết là = 3,75 điểm. Tuy nhiên, cả 05 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ “Rất khả thi”mức độ đánh giá tính khả thi giữa các biện pháp có sự tương đồng với mức độ đánh giá tính cần thiết của các biện pháp. Biện pháp 3 “Đổi mới chương trình, nội dung, phương

pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm

non” vẫn được đánh giá có tính khả thi cao nhất với ĐTB là ( = 3.84 điểm) và

biện pháp có tính khả thi thấp nhất so với các biện pháp được đề xuất là biện pháp 5

“Tổ chức chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

mầm non” với ĐTB là ( = 3.75 điểm). Điều đó cho thấy để triển khai thực hiện

biện pháp này trên thực tế sẽ gặp khơng ít khó khăn và trở ngại nhất định.

Mặc dù đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tuy có chênh nhau về thứ bậc ở một vài biện pháp nhưng hầu hết các ý kiến đều cho rằng 05 biện pháp đề xuất trong tổ chức thực hiện là rất khả thi để triển khai, hồn tồn đều có thể áp dụng trong điều kiện thực tế hiện nay tại các trường mầm non trên địa bàn huyện ĐắK R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông và phù hợp với đại bộ phận các lực lượng tham gia vào công tác phối hợp trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Như vậy, một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông mà đề tài đưa ra bước đầu được đánh giá là “Rất cần thiết” và tính khả thi là “Rất khả thi”. Điều

X X

X

đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tơi đưa ra đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn và phù hợp với thực tế hiện nay của các trường mầm non. CBQL, đứng đầu là hiệu trưởng cần có sự chủ động, vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo; áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị để chỉ đạo và phối hợp tốt các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Vì mỗi biện pháp sẽ ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp. Điều đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông, đáp ứng mục tiêu giáo dục của các nhà trường, của địa phương và của ngành trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu ết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông, chương 3 của luận văn xác lập các nguyên tắc đề xuất các biện pháp, trên cơ sở đó đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông: 1) Tăng cường nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non; 2) Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; 3) Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; 4) Tăng cường giám sát, kiểm tra các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; 5) Tổ chức chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Các biện pháp này có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau trong một hệ thống và mỗi biện pháp có thế mạnh riêng, nhưng khơng tuyệt đối hóa một biện pháp nào.

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định mức độ cần thiết và khả thi cao của các biện pháp do luận văn đề xuất. Kết quả này khẳng định có thể đưa các biện pháp này vào áp dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về mặt lý luận

Tổng quan nghiên cứu vấn đề về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non và quản lý hoạt động này, luận văn đã xác định được vấn đề tuy khơng mới nhưng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng. Cơ sở lí luận của luận văn được xác định:

Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là quá trình giúp giáo viên mầm non cập nhật, bổ sung những kiến thức và kĩ năng đã lạc hậu hoặc còn thiếu theo yêu cầu nghề nghiệp nhằm giúp giáo viên mầm non có khả năng thực hiện hành động chăm sóc và giáo dục một cách phù hợp và có hiệu quả, đạt chất lượng cao và sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục tại trường mầm non.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý thông qua việc chủ thể quản lý sử dụng các công cụ, các chức năng quản lý tác động tới khách thể quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhằm giúp cho giáo viên mầm non nâng cao năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của trường mầm non.

Dựa vào tiếp cận chính là tiếp cận quá trình kết hợp với tiếp cận chức năng quản lý, luận văn đã xác định được các nội dung quản lí hoạt động bồi chun mơn cho giáo viên mầm non gồm các nội dung sau: Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường mầm non, bồi dưỡng chuyên môn, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn làm rõ mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. Trình bày lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non bao gồm: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên mơn cho giáo viên mầm non; xây dựng chương trình bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mầm non; tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Luận văn cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non làm cơ sở cho khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp.

1.2. Về mặt thực tiễn

Luận văn tiến hành khảo sát 280 cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Qua kết quả khảo sát, luận văn bước đầu kết luận:

Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông về cơ bản được thực hiện ở mức độ khá. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện các thành tố của hoạt động bồi dưỡng. Việc thực hiện các hoạt động như: mục tiêu hoạt động bồi dưỡng; hình thức và phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non được đánh giá có mức độ thực hiện mức khá. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên mầm non chỉ ở mức độ trung bình.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng được đánh giá có mức độ thực hiện “Khá”. Tuy nhiên, có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng này. Trong đó, các nội dung có mức độ thực hiện tương đối đồng đều và đạt ở mức “Khá” gồm: Quản lý mục tiêu; quản lý nội dung, hình thức tổ chức, xây dựng chương trình và kiểm tra, đánh giá... các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng.

Có nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng. Trong đó các yếu tố có ảnh hưởng ở mức độ nhiều gồm nhận thức của cán bộ, quản lý, giáo viên; trình độ, năng lực của hiệu trưởng nhà trường về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn cùng các nguyên tắc được xác lập luận văn đã đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các

trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông gồm: 1) Tăng cường nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non; 2) Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; 3) Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; 4) Tăng cường giám sát, kiểm tra các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; 5) Tổ chức chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định mức độ cần thiết và khả thi cao của các biện pháp do luận văn đề xuất. Kết quả này khẳng định có thể đưa các biện pháp này vào áp dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nơng góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động này, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của các nhà trường mầm non trên địa bàn huyện.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông

Chỉ đạo và mở rộng các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)