9. Cấu trúc của luận văn
1.3. Một số vấn đề về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
1.3.1. Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn là nhằm “Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước và của ngành; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật, hiện đại hóa phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục” [3].
Vì vậy, việc xác định mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là rất quan trọng. Bởi lẽ, mục tiêu bồi dưỡng chuyên mơn là cái đích của hoạt động bồi dưỡng cần phải đạt tới, là trạng thái mong muốn, khả thi và cần thiết mà hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non cần hướng tới trong tương lai. Do vậy, việc xác định mục tiêu chung của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là tiền đề quan trọng nhất để tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả. Việc xác định mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non cũng phải đảm bảo theo một số nguyên tắc nhất định như: mục tiêu mang tính thực tiễn, khả thi; mục tiêu cụ thể, chi tiết; mục tiêu phải phù hợp; mục tiêu có thời gian nhất định; mục tiêu phải hiệu quả.
Từ những nội dung trên, có thể xác định mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống;
năng lực xã hội; năng lực chuyên môn của nghề nghiệp (năng lực dạy học và năng lực giáo dục) và năng lực tự học, tự phát triển dựa theo yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và nhu cầu của người giáo viên.