Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 83 - 84)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các

3.2.2. Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

mầm non huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên là nhằm giúp hiệu trưởng rà soát nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ, chủ động trong việc dự báo và chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ phục vụ bồi dưỡng chun mơn giáo viên, từ đó tính tốn sắp xếp, bố trí, phân cơng cơng tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên sao cho phù hợp nhằm mục tiêu là phát triển vững chắc số lượng và chất lượng giáo viên. Việc này còn nhằm tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia bồi dưỡng nhưng vẫn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường. Việc đổi mới xây dựng kế hoạch nếu sắp xếp khoa học, hợp lý không những không ảnh hưởng đến công tác giáo dục trong nhà trường mà còn làm tăng thêm hiệu quả và chất lượng giáo dục của trường.

Nghĩa là việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải bám sát nhu cầu của giáo viên trong nhà trường và định hướng phát triển về năng lực và tài lực của nhà trường. Hoạch định cần có lộ trình thích hợp giúp người tham gia chủ động hơn trong các hoạt động bồi dưỡng. Người đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường cần dự kiến mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt; tiến độ thời gian; nội dung cơng việc có các phương án xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên một cách khoa học, hợp lý. Đây là công việc quan trọng để thực hiện được các mục tiêu chất lượng bồi dưỡng trong nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Hiệu trưởng phải nghiên cứu kỹ các văn bản quy định về giáo viên và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nghiên cứu nhu cầu kết hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, kế tiếp rà soát đội ngũ giáo viên của trường theo từng đối tượng, đánh giá năng lực và trình độ hiện có của họ và yêu cầu phát triển của trường, rà soát các nguồn lực hỗ trợ, phục vụ công tác bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên, dự tốn các điều kiện về kinh phí tổ chức, hỗ trợ cho cơng tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hàng năm, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo các nội dung, chương trình của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT. Bám sát kế hoạch, nội dung, chương trình của cấp trên nếu có thay đổi để áp dụng vào tình hình thực tế của trường và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, kế hoạch cần phải được bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện.

- Việc lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là thực hiện hệ thống mục tiêu bồi dưỡng tức là tìm các nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài lực), thời gian và khơng gian cần thiết cho việc hồn thành mục tiêu. Như vậy để có phương án lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tốt nhất, việc xây dựng kế hoạch hiệu trưởng cần quan tâm dự báo tốt đến sự phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường trong một thời gian nhất định, phân tích mọi điều thuận lợi và khó khăn của đơn vị. Khi dự báo, hiệu trưởng cần lưu ý đến đối tượng chưa đạt chuẩn nghề nghiệp (vì cịn một số giáo viên trong độ tuổi phải đi học đạt chuẩn) hoặc đối tượng có trình độ thấp nhất trong trường để ưu tiên bồi dưỡng trước, hiệu trưởng cũng cần quan tâm đến đối tượng giáo viên nịng cốt của trường và giáo viên có điều kiện học cao hơn (sau đại học). Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non cần được thực hiện mang tính thiết thực, hiệu quả, xác định rõ: mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng, thời gian và biện pháp thực hiện. Kế hoạch được thảo luận dân chủ, bàn bạc, thống nhất trong tập thể lãnh đạo và cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non phải được xuất phát từ chính nhu cầu của giáo viên, nhu cầu thực tế của từng nhà trường. Điều đó địi hỏi CBQL của các cơ sở giáo dục mầm non phải chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động bồi dưỡng, tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng, tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện đăk r’lấp, đăk nông (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)