KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) (Trang 102 - 103)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

5.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA PHƯƠNG PHÁP

5.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA PHƯƠNG PHÁPTỔNG HỢP CÂN ĐỐI TỔNG HỢP CÂN ĐỐI

Giới thiệu: Phương pháp tổng hợp cân đối. Mục tiêu:

- Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối - Hình thức biểu hiện của phương pháp cân đối

- Nguyên tắc xây dựng, yêu cầu và công việc chuẩn bị khi lập bảng tổng hợp cân đối - Khái niệm, ý nghĩa, nội dung, kết cấu, tính chất, cơ sở số liệu, phương pháp chung của bảng cân đối kế toán

- Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán. - Lập được bảng cân đối kế toán.

- Nghiêm túc, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực nghe giảng trên lớp. Có ý thức rèn

luyện các kỹ năng trên;

- Tự tin khi làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

- Tn thủ ngun tắc kế tốn, chế độ kế tốn tài chính.

Nội dung chính: 5.1.1. Khái niệm

Tổng hợp - cân đối kế tốn là phương pháp khái qt tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán trên những mặt bản chất và trong các mối quan hệ cấn đối vốn có của đối tượng hạch tốn kế tốn.

Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là sự sàng lọc, lựa chọn, liên kết những thông tin riêng lẻ từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong sổ kế tốn, theo các quan hệ cân đối mang tính tất yếu vốn có của các đối tượng kế tốn, để hình thành nên những thơng tin tổng qt nhất về tình hình vốn, kết quả kinh doanh của đơn vị.

5.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp - cân đối

Phương pháp tổng hợp - cân đối cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của đơn vị một cách khái quát, tổng hợp nhất mà các phương pháp khác không thể cung cấp được.

Những thông tin được xử lý lựa chọn trên các báo cáo kế toán do phương pháp này tạo ra giúp cho các nhà quản lý, điều hành kinh tế đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị để đưa ra quyết định kịp thời đúng đắn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Tổng hợp được tài liệu kinh tế theo ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ đó nghiên cứu ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính phù hợp; đề ra các giải pháp, các quyết định tối ưu; định hướng cho hoạt động quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị ở hiện tại và trong tương lai nhằm thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tồn xã hội.

5.1.3. Hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp - cân đối

Hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp - cân đối là hệ thống các bảng tổng hợp - cân đối (còn gọi là hệ thống báo cáo kế toán) được phân thành 2 hệ:

* Hệ bảng tổng hợp - cân đối tổng thể (còn gọi là các báo cáo kế tốn tài chính) gồm: bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tổng hợp - cân đối tổng thể về đối tượng hạch toán kế toán như: + Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Tài sản = Các khoản nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu + Cân đối giữa chi phí, thu nhập và kết quả

Kết quả = Thu nhập - Chi phí

+ Cân đối giữa luồng tiền vào ra của doanh nghiệp

* Hệ tổng hợp - cân đối bộ phận (cịn gọi là báo cáo kế tốn quản trị) bao gồm: bảng cân đối vật tư, báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ, các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, báo cáo doanh thu, chi phí lãi gộp theo từng mặt hàng, báo cáo về công nợ phải thu ...

Quan hệ cân đối bộ phận, cân đối từng phần (từng loại vốn, từng nguồn vốn): Vốn (NV) hiện có cuối kỳ = Vốn (NV) hiện có đầu kỳ + Vốn (NV) tăng trong kỳ - Vốn (NV) giảm trong kỳ

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)