Chương 3 PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
5.3. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
5.3.4. Cơ sở số liệu và phương pháp chung lập bảng cân đối kế toán
5.3.4.1. Cơ sở số liệu
- Số dư cuối kỳ bên Nợ, bên Có của các tài khoản trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của kỳ lập bảng cân đối kế toán.
5.3.4.2. Phương pháp chung lập bảng cân đối kế toána. Cột số cuối kỳ (năm, quý, tháng): a. Cột số cuối kỳ (năm, quý, tháng):
Lấy số dư cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp hoặc sổ kế toán chi tiết tương ứng với các chỉ tiêu đó để lập:
+ Những chỉ tiêu phản ánh tài sản thì căn cứ vào số dư cuối kỳ bên Nợ của các tài khoản tương ứng ở loại tài sản (vốn) để lập phần tài sản của bảng.
+ Những chỉ tiêu phản ánh nguồn hình thành tài sản thì căn cứ vào số dư cuối kỳ bên Có của các tài khoản tương ứng với loại nguồn hình thành tài sản (vốn) để lập phần nguồn vốn của bảng.
+ Các trường hợp ngoại lệ:
- Các chỉ tiêu dự phòng như: dự phịng giảm giá đầu tư chứng khốn ngắn hạn, dài hạn, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…và các chỉ tiêu giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ lấy số dư Có của các tài khoản để ghi âm (ghi đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn vào các chỉ tiêu tương ứng phần tài sản).
- Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản thanh toán như phải thu khách hàng, phải trả người bán, …phải căn cứ vào số dư chi tiết trên các tài khoản liên quan tương ứng để ghi. Nếu số dư chi tiết bên Nợ sẽ được ghi vào các chỉ tiêu tương ứng phần tài sản, nếu số dư chi tiết bên Có sẽ ghi vào các chỉ tiêu tương ứng phần nguồn vốn, không được bù trừ lẫn nhau.
- Một số tài khoản có số dư lưỡng tính thuộc loại nguồn vốn như lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá …Căn cứ vào số dư cụ thể để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng: Nếu tài khoản có số dư Có thì ghi bình thường, nếu tài khoản có số dư Nợ thì ghi âm
b. Cột số đầu năm:
Lấy số liệu ở cột “ Số cuối kỳ” trên bảng cân đối kế toán cuối niên độ trước để ghi vào chỉ tiêu tương ứng. Số đầu năm không thay đổi suốt niên độ kế toán.
5.3.5. Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và các tài khoản kế toán.
Trong thực tế cơng tác kế tốn, việc lập bảng cân đối kế toán được tiến hành định kỳ, tại một thời điểm nhất định. Sở dĩ như vậy, vì các hoạt động kinh tế xảy ra thường xuyên, với quy mô lớn, người làm cơng tác kế tốn khơng thể và khơng cần thiết cứ sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh lại lập một bảng cân đối kế toán mới. Để thay cho việc đó, kế tốn thường dùng tài khoản kế tốn để phản ánh, sau đó tổng hợp số liệu để lập bảng cân đối kế tốn. Có thể khái qt mối quan hệ giũa bảng cân đối kế toán với tài khoản kế toán như sau:
- Kết cấu của tài khoản kế toán và kết cấu của bảng cân đối kế toán được xây dựng trong mối quan hệ phù hợp với nhau.
- Đầu kỳ căn cứ vào sổ kế toán (tài khoản kế toán) kỳ trước để ghi chuyển số dư vào sổ kế tốn (tài khoản kế tốn) kỳ này. Có thể căn cứ số liệu bảng cân đối kế toán kỳ trước để kiểm tra lại việc ghi số dư đầu kỳ vào sổ kế toán.
- Trong kỳ, căn cứ vào chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán định khoản và ghi vào sổ kế toán của các tài khoản.
- Cuối kỳ, khoá sổ kế toán, tính số dư cuối kỳ của các tài khoản kế toán và lấy số liệu để lập bảng cân đối kế tốn mới.
Lưu ý: Các báo cáo tài chính cịn lại: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo
cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh báo cáo tài chính xem trong tài liệu Thông tư số 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22/12/2014.
BÀI TẬP CHƯƠNG 5 Bài số 5.1
Tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty Hoa Hồng ngày 1/1/N (1.000 đồng) Tài sản cố đinh hữu hình 950.000 Phải thu của khách hàng 50.000
Nguyên vật liệu 300.000 Tiền đặt trước của người
mua
58.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.100.000 Phải trả người bán 192.000
Lợi nhuận chưa phân phối 100.000 Tạm ứng 15.000
Tiền mặt 50.000 Thành phẩm 105.000
Tiền gửi ngân hàng 100.000 Sản phẩm dở dang 30.000
Vay và nợ thuê tài chính 150.000
Trong tháng 1/N có các nghiệp vụ phát sinh sau (đơn vị 1.000đ)
1. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán bớt số nợ vay ngắn hạn ngân hàng đến hạn trả: 60.000
2. Người mua trả nợ bằng tiền mặt: 50.000 3. Dùng tiền mặt trả nợ người bán: 80.000
4. Xuất kho thành phẩm gửi bán, trị giá vốn: 70.000
5. Vay ngắn hạn ngân hàng 50.000 để ứng trước tiền hàng cho người bán 6. Trích lập quĩ đầu tư phát triển từ lợi nhuận: 10.000
Yêu cầu:
1. Định khoản, mở tài khoản, ghi số dư và số phát sinh vào tài khoản có liên quan. 2. Lập bảng cân đối kế tốn tháng 1/N
Bài số 5.2
Tài liệu tại cơng ty cổ phần Á Châu trong quý I/N như sau (1000đ): I. Tình hình đầu quý
Tài sản cố định hữu hình 2.000.000 Vay và nợ thuê tài chính 500.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.305.000 Phải trả người bán công ty Q 112.000
Lợi nhuận ST chưa phân phối 9.500 Hàng hoá 250.000
Tiền mặt 188.500 Thuế và các khoản phải nộp NN 12.000
Tiền gửi ngân hàng 500.000
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý
3. Mua hàng của công ty Q chưa trả tiền theo tổng giá thanh toán cả thuế GTGT 10% là 385.000. Hàng đã kiểm nhận, nhập kho đủ.
4. Thanh tốn tiền hàng cho cơng ty Q bằng chuyển khoản 385.000 5. Vay ngắn hạn ngân hàng 112.000 để trả nợ cho cơng ty Q
6. Trích lập quỹ khen thưởng từ lợi nhuận 8.000 Yêu cầu
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản. 2. Lập bảng cân đối kế tốn
Bài số 5.3
Tình hình tài sản và nguồn vốn tại cơng ty TNHH Hoa Mai ngày 1/1/N (1.000đ)
Tài sản cố đinh hữu hình 950.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.100.000 Nguyên vật liệu 300.000 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 100.000
Tiền mặt 50.000 Tiền đặt trước của người mua 58.000
Tiền gửi ngân hàng 100.000 Phải trả người bán 192.000
Vay và nợ thuê tài chính 150.000 Tạm ứng 15.000
Phải thu của khách hàng 50.000 Thành phẩm 105.000
Sản phẩm dở dang 30.000
Trong tháng 1/N có các nghiệp vụ phát sinh sau (đơn vị 1.000đ)
1. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán bớt số nợ vay ngắn hạn ngân hàng đến hạn trả: 60.000
2. Người mua trả nợ bằng tiền mặt: 50.000 3. Dùng tiền mặt trả nợ người bán: 80.000
4. Xuất kho thành phẩm gửi bán, trị giá vốn: 70.000
5. Vay ngắn hạn ngân hàng 50.000 để ứng trước tiền hàng cho người bán 6. Trích lập quĩ đầu tư phát triển lợi nhuận: 10.000
7. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách: 15.000
8. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách bằng chuyển khoản 15.000
Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản. 2. Lập bảng cân đối kế toán
Chương 6. SỔ KẾ TỐN VÀ HÌNH THỨC KẾ TỐN
Mục tiêu:
- Khái niệm, ý nghĩa của sổ kế toán - Các loại sổ kế tốn, quy tắc ghi sổ - Các hình thức kế tốn
- Thực hiện ghi sổ đúng quy trình, có kỹ thuật sửa chữa sổ kế tốn theo hình thức nhật ký sổ cái hoặc hình thức kế tốn trên máy vi tính.
- Nghiêm túc, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực nghe giảng trên lớp. Có ý thức rèn
luyện các kỹ năng trên;
- Tự tin khi làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
- Tuân thủ nguyên tắc kế tốn, chế độ kế tốn tài chính.
Nội dung chính: 6.1. SỔ KẾ TOÁN
6.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc xây dựng mẫu sổ kế toán6.1.1.1. Khái niệm 6.1.1.1. Khái niệm
Sổ kế toán là những tờ sổ được xây dựng theo mẫu nhất định có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được sử dụng để ghi chép, hệ thống hố thơng tin về các loại hoạt động kinh tế tài chính trên cơ sở số liệu của các chứng từ kế toán theo đúng phương pháp kế toán nhằm cung cấp thơng tin có hệ thống phục vụ cơng tác lãnh đạo và cơng tác quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.
Sổ sách kế toán là những tờ sổ theo mẫu nhất định có liên hệ chặt chẽ với nhau dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo đúng phương pháp kế toán trên cơ sở số liệu của chứng từ gốc.
Sổ kế toán là phương pháp để hệ thống hóa thơng tin theo từng đối tượng kế tốn phục vụ cho cơng tác kế tốn và cơng tác quản lý trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Như vậy, ghi sổ kế toán là một giai đoạn phản ánh quan trọng trong quá trình xử lý và cung cấp thông tin của kế tốn.
Theo Luật kế tốn thì:
- Sổ kế tốn dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
- Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký người lập sổ, kế tốn trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế tốn; số trang; đóng dấu giáp lai.
- Sổ kế tốn phải có các nội dung chủ yếu sau: + Ngày, tháng, năm ghi sổ.
+ Số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ. + Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào tài khoản kế tốn. + Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
6.1.1.2. Ý nghĩa
Sổ kế tốn phản ánh một cách liên tục và có hệ thống sự biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn và quá trình sản xuất kinh doanh. Xây dựng hệ thống sổ kế toán một cách khoa học đảm bảo cho việc tổng hợp số liệu được kịp thời, chính xác và tiết kiệm thời gian.
Nhờ có sổ kế tốn mà các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép rời rạc trên các chứng từ gốc được phản ánh đầy đủ, có hệ thống từ đó kế tốn có thể tổng hợp số liệu lập các báo cáo kế tốn và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơng việc của kế tốn ln bắt đầu từ chứng từ và kết thúc là lập các báo cáo tài chính. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đều đã được phản ánh vào chứng từ kế toán, tuy đầy đủ, đa dạng và phong phú nhưng thông tin cung cấp rời rạc và phân tán. Nhờ có sổ kế tốn mà các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ được ghi chép, phản ánh đầy đủ một cách có hệ thống theo từng đối tượng kế toán cụ thể nhằm cung cấp thơng tin cần thiết cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin.
Mặt khác, cuối kỳ dựa vào số liệu đã được hệ thống hóa trên sổ kế tốn, có thể tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong 1 thời kỳ.
6.1.1.3. Nguyên tắc xây dựng mẫu sổ kế toán
- Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật kế toán số 03/2003/-QH11 ngày 17/6/2003, Nghị định số 129/2004/ NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kế toán và Chế độ kế toán này. - Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng và ban hành hệ thống tài khoản kế toán, mẫu sổ kế toán bắt buộc sử dụng chung cho các đơn vị (sổ cái, sổ nhật ký…) và mẫu sổ kế tốn có tính chất hướng dẫn (các sổ chi tiết) để các đơn vị vận dụng sử dụng. Cụ thể hiện nay, Bộ Tài Chính yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ kế toán theo TT 200/2014/ TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22/12/2014.
- Trong điều kiện ứng dụng tin học trong kế toán, sổ kế toán cần được xây dựng, thiết kế với mẫu sổ phù hợp với cơ chế hoạt động của phương tiện kỹ thuật tin học sử dụng trong kế toán, đảm bảo cho phương tiện kỹ thuật tin học sử dụng có thể thực hiện được việc ghi chép, hệ thống hố thơng tin về các hoạt động của đơn vị vào mẫu sổ kế tốn đó.
6.1.2. Phân loại các loại sổ kế toán.
Phân loại sổ kế toán là phương tiện để ghi chép có hệ thống thơng tin kế toán trên cơ sở chứng từ gốc, chứng từ kế toán khác hợp lý, hợp pháp, sổ kế tốn cần có nhiều loại để phản ánh tính đa dạng, phong phú của đối tượng hạch toán. Để sử dụng hệ thống các loại sổ có đặc trưng kết cấu, nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện khác nhau, cần phải phân loại sổ theo tiêu thức riêng, từ đó có thể chọn cách mở sổ thích hợp, đảm bảo hiệu quả chung của cơng tác kế tốn trên sổ.
6.1.2.1. Theo cách ghi chép
Theo cách ghi chép sổ kế toán được phân thành 3 loại
- Sổ ghi theo thứ tự thời gian: Là sổ kế toán dùng để ghi tất cả các hoạt động kinh tế tài chính xảy ra trong kỳ hạch tốn theo trình tự thời gian diễn ra hoạt động kinh tế tài chính hay trình tự thời gian bộ phận kế tốn nhận được chứng từ kế toán phản ánh hoạt động kinh tế tài chính đó, như sổ nhật ký chung, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ ghi theo hệ thống: Là sổ kế toán được sử dụng để ghi chép, hệ thống hố các hoạt động kinh tế tài chính theo từng chỉ tiêu kinh tế tài chính, theo từng đối tượng kế tốn cụ thể. Thuộc loại này có Sổ Cái các tài khoản, sổ kế toán chi tiết, sổ nhật ký chứng từ.
- Sổ liên hợp: Là loại sổ kế toán được sử dụng để ghi các hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong kỳ hạch tốn vừa theo thứ tự thời gian, vừa theo hệ thống trên cùng một trang sổ. Thuộc loại này có Sổ nhật ký - sổ cái.
6.1.2.2. Theo nội dung ghi chép
Theo nội dung ghi chép sổ kế toán được phân thành 03 loại
- Sổ kế toán tổng hợp: Là loại sổ kế toán được sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính liên quan đến đối tượng kế toán ở dạng tổng quát được phản ánh vào tài khoản kế toán tổng hợp (tài khoản cấp 1). Thuộc loại này có sổ cái các tài khoản (kiểu 1 bên, kiêu 2 bên, kiểu bàn cờ) sổ nhật ký - sổ cái, sổ nhật ký chung, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ kế toán chi tiết: Là loại sổ kế toán được sử dụng để ghi các hoạt động kinh tế tài chính một cách chi tiết, cụ thể theo các tài khoản chi tiết (tài khản cấp 2, cấp 3…) đáp ứng yêu cầu quản lý chi tiết cụ thể của đơn vị. Thuộc loại này có các sổ kế tốn chi tiết
- Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết: Là loại sổ kế toán được sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính vừa theo tài khoản kế tốn tổng hợp, vừa theo tài