Chương 3 PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
5.3. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
5.3.4.2. Phương pháp chung lập bảng cân đối kế toán
a. Cột số cuối kỳ (năm, quý, tháng):
Lấy số dư cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp hoặc sổ kế toán chi tiết tương ứng với các chỉ tiêu đó để lập:
+ Những chỉ tiêu phản ánh tài sản thì căn cứ vào số dư cuối kỳ bên Nợ của các tài khoản tương ứng ở loại tài sản (vốn) để lập phần tài sản của bảng.
+ Những chỉ tiêu phản ánh nguồn hình thành tài sản thì căn cứ vào số dư cuối kỳ bên Có của các tài khoản tương ứng với loại nguồn hình thành tài sản (vốn) để lập phần nguồn vốn của bảng.
+ Các trường hợp ngoại lệ:
- Các chỉ tiêu dự phòng như: dự phòng giảm giá đầu tư chứng khốn ngắn hạn, dài hạn, dự phịng giảm giá hàng tồn kho…và các chỉ tiêu giá trị hao mịn luỹ kế của TSCĐ lấy số dư Có của các tài khoản để ghi âm (ghi đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn vào các chỉ tiêu tương ứng phần tài sản).
- Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản thanh toán như phải thu khách hàng, phải trả người bán, …phải căn cứ vào số dư chi tiết trên các tài khoản liên quan tương ứng để ghi. Nếu số dư chi tiết bên Nợ sẽ được ghi vào các chỉ tiêu tương ứng phần tài sản, nếu số dư chi tiết bên Có sẽ ghi vào các chỉ tiêu tương ứng phần nguồn vốn, không được bù trừ lẫn nhau.
- Một số tài khoản có số dư lưỡng tính thuộc loại nguồn vốn như lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá …Căn cứ vào số dư cụ thể để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng: Nếu tài khoản có số dư Có thì ghi bình thường, nếu tài khoản có số dư Nợ thì ghi âm
b. Cột số đầu năm:
Lấy số liệu ở cột “ Số cuối kỳ” trên bảng cân đối kế toán cuối niên độ trước để ghi vào chỉ tiêu tương ứng. Số đầu năm không thay đổi suốt niên độ kế toán.