NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG, YÊU CẦU VÀ CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ KH

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) (Trang 103 - 104)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

5.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG, YÊU CẦU VÀ CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ KH

LẬP CÁC BẢNG TỔNG HỢP - CÂN ĐỐI.

5.2.1. Nguyên tắc xây dựng bảng tổng hợp - cân đối

- Kết cấu mẫu biểu các tổng hợp - cân đối kế toán đơn giản, thuận lợi cho việc ghi chép số liệu bằng lao động thủ công và bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại.

- Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong bảng tổng hợp - cân đối kế tốn phải thiết thực, cung cấp được những thơng tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin kế tốn. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính phải được sắp xếp theo trình tự khoa học trong mối quan hệ cân đối, thuận lợi cho các đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn nhận biết được thông tin cần thiết sử dụng cho mục đích quản lý, mục đích kinh doanh của đơn vị.

- Nhà nước nghiên cứu xây dựng và ban hành những mẫu biểu, các bảng tổng hợp - cân đối kế toán tổng thể, thống nhất sử dụng trong các đơn vị, đồng thời nghiên cứu hướng dẫn của ngành, của lĩnh vực, của đơn vị.

5.2.2. Yêu cầu khi lập bảng tổng hợp - cân đối

- Nội dung, phương pháp tổng hợp số liệu lập các chỉ tiêu trong bảng phải đảm bảo tính nhất qn, có thể so sánh được.

- Số liệu ghi vào trong các chỉ tiêu trong bảng tổng hợp - cân đối kế tốn phải chính xác, trung thực, đúng với thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thơng tin kế tốn.

- Các bảng tổng hợp - cân đối kế toán phải lập theo đúng mẫu đã ban hành, lập và gửi đi kịp thời, đúng thời hạn quy định.

5.2.3. Công việc chuẩn bị khi lập bảng tổng hợp - cân đối

- Thu nhận đầy đủ các chứng từ kế toán về các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và hoàn thành đến thời điểm lập các báo cáo kế toán.

- Hồn thành việc ghi sổ kế tốn các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và hoàn thành đến thời điểm lập các báo cáo kế tốn. Khóa sổ kế tốn, đối chiếu số liệu trên các sổ kế tốn liên quan.

- Đối chiếu, xác minh các khoản cơng nợ.

- Tiến hành kiểm kê tài sản, so sánh, đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ kế toán với số liệu kiểm kê thực tế.

- Tiến hành điều chỉnh số liệu trên sổ kế tốn nếu có sự chênh lệch nhằm đảm bảo tính thực tế của số liệu kế tốn.

- Kiểm tra tính chính chính xác của việc ghi chép trên các tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết bằng cách lập bảng cân đối chi tiết số phát sinh.

- Chuẩn bị mẫu biểu báo cáo và tiến hành lập các báo cáo kế toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)