Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt độngVTHKCC từ các đô

Một phần của tài liệu 1 TOÀN văn LUẬN án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 62 - 65)

1.4 KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VTHKCC TẠ

1.4.6 Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt độngVTHKCC từ các đô

thị lớn trên thế giới

Từ những nghiên cứu về hệ thống VTHKCC tại các đô thị lớn trên thế giới có thể chỉ ra những vấn đề chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống VTHKCC:

Hợp lý hóa quy hoạch phát triển khơng gian và khu chức năng đô thị. Lấy quy hoạch GTĐT là trung tâm, là công cụ để điều hịa luồng giao thơng đặc biệt tại khu trung tâm. Trong quy hoạch GTĐT lấy VTHKCC làm trung tâm.

Phát triển cơ sở hạ tầng GTĐT đồng bộ và tương thích. Cơ sở hạ tầng GTĐT mới phục vụ cho hoạt động VTHKCC có thể được đồng tài trợ bởi những người được hưởng lợi từ việc tăng giá trị của đất.

Thiết lập mạng lưới tuyến VTHKCC với sự phân cấp chức năng hoạt động rõ ràng (Trục xương sống là các tuyến đường sắt đô thị hoặc BRT, các tuyến xe buýt bổ trợ phủ kín mạng lưới tuyến). Tổ chức các tuyến VTHKCC với dịch vụ hấp dẫn đi đến trung tâm mua sắm, giải trí, các khu nhà ở…trong đơ thị. Tạo ra liên kết nhanh chóng đáng tin cậy từ trung tâm đô thị tới các sân bay.

Một cơ quan duy nhất tổ chức quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC (PTA). Cơ quan này được đặt vào trung tâm trong hệ thống quản lý, được ưu tiên nhiều nguồn lực và cơ chế hoạt động để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Với một số đô thị lớn, cơ quan quản lý VTHKCC thậm chí có thêm chức năng quy hoạch tổng thể cũng như phối hợp giữa các phương thức vận tải trong một phạm vi địa lý rộng lớn chẳng hạn như một vùng đô thị.

Phối hợp hoạt động của tất cả các phương thức. Việc chuyển tải giữa các phương thức được thực hiện dễ dàng tại các trạm dừng, điểm trung chuyển. Cần có sự đồng bộ về mạng lưới tuyến và giá vé. Tuy nhiên mức độ đồng bộ đến đâu tùy thuộc vào quy mơ đơ thị, nguồn lực về tài chính, cũng như tính phức tạp về mặt kỹ thuật và thể chế.

Ứng dụng hệ thống giao thông thông minh, công nghệ tiên tiến trong tổ chức khai thác, quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC.

Công nghệ cung cấp thông tin cho hành khách tốt hơn (thơng tin chính xác về thời gian và vị trí của phương tiện tại tất cả các điểm dừng). Đây là một yếu tố quyết định để tăng khả năng cạnh tranh của các phương tiện vận tải công cộng. Thơng tin có thể truy cập thơng qua internet và điện thoại di động.

Kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng PTVT cơ giới cá nhân thơng qua vai trị điều tiết của Nhà nước và Chính quyền các đơ thị, tạo sự ưu tiên cho VTHKCC.

Tóm lại: Chương 1 trình bày tổng qt các vấn đề có liên quan đến VTHKCC

và hiệu quả hoạt động của nó. Xuất phát từ khái niệm, đặc điểm của VTHKCC, các phương thức VTHKCC, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của từng phương thức trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của thị dân, cùng với các lý luận chung về hiệu quả luận án đưa ra khái niệm về hiệu quả VTHKCC, hệ thống lại và xây dựng chi tiết hơn

các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống trên quan điểm của Nhà nước, doanh nghiệp cung ứng và người sử dụng dịch vụ.

Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC, đặc biệt là hệ thống VTHKCC bằng xe buýt cũng như cơ sở chung để nâng cao hiệu quả, luận án đưa ra những vấn đề cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt. Cũng trong chương này, luận án đã giới thiệu về kinh nghiệm hoạt động VTHKCC tại một số đơ thị điển hình, từ đó đúc rút ra các bài học để có được một hệ thống VTHKCC tốt hoạt động có hiệu quả.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG VTHKCC TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 1 TOÀN văn LUẬN án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)