Thông tin trên phương tiện: thông tin về tên tuyến, số hiệu tuyến, lộ trình và biểu tượng dành cho hành khách khuyết tật (với các phương tiện có phục vụ người khuyết tật) cần được biểu hiện ở ngoài xe. Số hiệu tuyến và lộ trình rất quan trọng do vậy cần phải ghi ở phía trước xe để giúp hành khách nhận biết và tiếp cận, tuy nhiên cũng cần ghi ở thân xe để hành khách xác nhận thông tin và ở sau xe để xác nhận lại khi bị nhỡ chuyến xe đó.
Thơng tin phải được in với khổ chữ 200mm với số tuyến và cỡ chữ 125mm cho địa điểm đến. Thông tin phải được đặt tại vị trí cao nhất trên kính chắn gió trước xe để không bị che khuất bởi các phương tiện giao thông khác. Tốt nhất là in ln lên tấm chắn gió để thơng tin được biểu hiện một cách rõ ràng.
Hình 3.16 : Bố trí thơng tin bên ngồi xe buýt
Việc lắp bảng thơng tin điện tử phía đầu xe với thông tin về bến đỗ hay điểm dừng tiếp theo giúp hành khách xác định được vị trí phương tiện trên tuyến và xuống đúng điểm dừng, ngay cả khi trên xe chật cứng người vào giờ cao điểm. Đặc biệt, bảng thông tin này sẽ hỗ trợ cho người khiếm thính có thể tìm được điểm đến chính xác.
3.3.4 Nhóm giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân
Hoạt động của xe buýt diễn ra trên đường trong dịng giao thơng hỗn hợp cùng với các phương tiện giao thông cá nhân khác. Lưu lượng PTCN trên đường ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ của xe buýt cũng như mức độ tin cậy, an tồn trong q trình hoạt động, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động bt. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC song song với các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trực tiếp của hệ thống VTHKCC, thì cần có những giải pháp kiểm sốt, quản 1í phương tiện cơ giới cá nhân. Có thể khái quát các giải pháp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân như sau:
3.3.4.1 Giải pháp mang tính kinh tế
Thu phí đường bộ (Hoặc phí mơi trường) với xe đăng kí lần đầu và đang lưu hành: Từ kinh nghiệm của tất cả các đô thị trên thế giới, đặc biệt là của các nước trong
khu vực, việc thu phí đường bộ và một biện pháp rất cần thiết và nên làm cho giai đoạn trung hạn đến dài hạn. Nội dung của nó là người sử dụng phương tiện cá nhân phải trả khoản phí một lần cho việc bắt đầu sử dụng đường bộ khi làm thủ tục sở hữu và trả khoản phí sử dụng đường bộ thường xuyên hàng năm khi lưu thông. Tác dụng của biện pháp này là:
- Tăng khoản thu ngân sách phục vụ cho việc bảo trì đường bộ. Với GTĐT, sẽ hỗ trợ cho việc bảo trì đường đơ thị và hỗ trợ đẩy mạnh VTHKCC khi cần.
- Điều tiết nhu cầu đi lại.
Phía trước: Số hiệu tuyến và điểm đến Phía sau: Số hiệu tuyến và ký hiệu an toàn
Bên phải: Số hiệu tuyến và sơ đồ hành trình tuyến
- Đảm bảo sự cơng bằng giữa cư dân đô thị và nông thôn trong việc trả phí của người sử dụng đường bộ.
Khi thu nhập của dân cư cịn thấp, mức phí chỉ nên bắt đầu bằng tỷ lệ rất thấp và sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng dần cùng với mức thu nhập nâng lên của người sử dụng đường bộ .
Thu phí tác nghẽn đối với những vùng không khuyến khích tiếp cận: Đây là biện pháp mà rất nhiều nước ưu tiên sử dụng khi không khuyến khích phương tiện tiếp cận khu vực trung tâm thành phố, khu vực tắc nghẽn cần phải giảm bớt lưu lượng giao thơng.
Thu phí đỗ xe: Phí đỗ xe cao cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu điều
tiết nhu cầu đi lại đặc biệt trong điều kiện ở Hà Nội, bãi đỗ xe nói riêng và giao thơng tĩnh nói chung cịn thiếu nghiêm trọng, thì việc nâng cao phí đỗ xe là một việc rất nên làm. Tuy nhiên để làm được điều này cần nâng cao năng lực của công ty khai thác các bãi đỗ xe. Hiện nay công ty này mới quản lí được một số bãi đỗ xe cơng cộng cho các loại xe 4 bánh. Riêng xe 2 bánh, việc khai thác và thu phí chủ yếu là do các chủ tư nhân thực hiện nên khó kiểm sốt.
3.3.4.2 Giải pháp mang tính chất hành chính
Cấp một số lượng đăng kí phương tiện giới hạn: Căn cứ vào năng lực của mạng
lưới đường hiện có và trên cơ sở phát triển các loại hình VTHKCC, cơ quan có thẩm quyền chỉ cho cấp đăng kí phương tiện ở mức giới hạn trong một khoảng thời gian nào đó (Tháng, quý, năm). Sự thành công của giải pháp này phụ thuộc vào biện pháp cưỡng chế có hiệu quả của cơ quan đăng kí và quản 1í phương tiện, đặc biệt là lực lượng cảnh sát giao thông.
Cấm đăng kí phương tiện trong một chu kì thời gian nhất định: Đây là biện pháp được áp dụng có hiệu quả với nhiều thành phố của Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải...) có thể xem xét, áp dụng cho Hà Nội khi thấy năng lực đường quá tải.
Cấm đăng kí phương tiện đối với một số đốí tượng: Đây là biện pháp đảm bảo
giảm tai nạn gian thông và giảm ùn tắc giao thơng. Điều kiện đăng kí phương tiện cơ giới cá nhân được quy định:
- Người chủ phương tiện phải có bằng lái xe phù hợp với xe mình sở hữu. - Đối với xe ơ tơ phải có chỗ đỗ xe hoặc bằng chứng thuê được chỗ đỗ xe. - Mỗi người chỉ được sở hữu một xe ...
Cấm xe lưu hành theo khu vực, theo tuyến, theo thời gian: Việc cấm lưu hành xe có thể theo các khu vực và tuyến như sau:
- Có thể xem xét cấm lưu hành xe máy (Hoặc xe ô tô con cá nhân) ở một số tuyến đường ở khu vực trung tâm thành phố trong khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên việc này chỉ thực hiện được khi VTHKCC đủ mạnh và tiện lợi đề người điều khiển phương tiện cá nhân yên tâm chuyển đổi từ PTCN sang phương tiện công cộng mà không gặp quá nhiều khó khăn về đi lại .
- Cấm xe cá nhân lưu thông trên đường giành riêng cho xe buýt và làn giành riêng cho xe buýt. Đối với làn giành riêng cho xe buýt, việc cấm này sẽ theo thời gian hoạt động của xe buýt trong ngày.
Song để đảm bảo cho biện pháp này thành cơng địi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các lực lượng quản lí và hướng dẫn, điều hành giao thơng. Ngồi ra cần có một chiến dịch thông tin tuyên truyền mạnh mẽ bằng các phương tiện thông tin đại chúng trước khi triển khai và cần có thời gian chuẩn bị đủ dài và các bước triển khai cẩn thận, chu đáo nhằm thực thi có hiệu quả.
3.3.4.3 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục, vận động để kiểm soát PTCN
Việc vận động tun truyền để kiểm sốt PTCGCN có thể thực hiện như sau: Thường xuyên giới thiệu sự phát triển và ưu điểm của VTHKCC trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường thời lượng phát trên truyền hình trung ương và địa phương.
Vận động CNVC trong các Bộ ngành trung ương và các cơ quan của thành phố (Trước hết là ngành GTVT) gương mẫu sử dụng phương tiện VTHKCC.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác động của PTCGCN ở một tỷ lệ quá cao đến trật tự, an tồn giao thơng, văn minh đơ thị và môi trường.
Giới thiệu các phương pháp kiểm soát PTCGCN ở các thành phố trên thế giới và trong khu vực trên các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, đài phát thanh.
Tuyên truyền vận động đến cả các tổ dân phố, các cụm dân cư về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm sốt PTCGCN.
PTCN là phương tiện lưu thơng của đại đa số người dân Hà Nội (Hiện nó đảm nhận trên 80% nhu cầu đi lại của thành phố Hà Nội). Đây là một tỷ lệ cao so với tất cả các thành phố có cùng quy mơ dân số trong khu vực như Singapơre (PTCN đảm nhận khoảng hơn 30 % nhu cầu đi lại), Malina (40-50% ), Kuala Lumpur (60-70 %) và Băng cốc (60-70%), trong khi đó các đơ thị này (ngoại trừ Singapơre ) vẫn ách tắc giao thông triền miên. Điều này chỉ ra rằng, cùng với việc tăng cường VTHKCC để giảm ô nhiễm môi trường, giảm tai nạn giao thông, kiềm chế và giảm ùn tắc giao thông, phát
triển thành phố theo hướng văn minh hiện đại, thì khơng có cách nào khác là phải từng bước kiểm soát sự phát triển của phương tiện cơ giới cá nhân.
Hạn chế thành công PTCGCN đồng nghĩa với việc gia tăng số lượng người sử dụng phương tiện công cộng, giảm mật độ lưu thông trên đường tăng tốc độ vận chuyển tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho toàn xã hội. Giảm PTCGCN cũng là hạn chế tai nạn giao thơng xảy ra trên đường, giảm lượng lớn khí thải phát sịnh từ hoạt động GTVT đơ thị góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Như vậy, hạn chế PTCGCN cũng là gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC nói riêng và hệ thống GTVT đơ thị nói chung.
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP 3.4.1. Hiệu quả kinh tế 3.4.1. Hiệu quả kinh tế
Giảm nhu cầu đầu tư phương tiện, tiết kiệm lượng nhiên liệu tiêu hao cho hoạt động vận tải: mạng lưới tuyến xe buýt với cấu trúc trục - nhánh giảm trùng lặp tuyến.
Các tuyến có lộ trình trùng lặp lớn (>50% chiều dài lộ trình theo một hướng) sẽ được thay thế bằng một tuyến duy nhất trên 1 hướng, tận dụng tối đa khả năng thông qua của phương tiện, giảm nhu cầu phương tiện hoạt động trên tuyến mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, qua đó giảm nhu cầu về vốn đầu tư mua phương tiện. Việc giảm số lượng phương tiện hoạt động cũng đồng nghĩa với việc giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ cho hoạt động vận tải, bên cạnh đó với việc thay thế các phương tiện cũ bằng các loại phương tiện mới đạt tiêu chuẩn môi trường cao hơn cũng làm giảm suất tiêu hao nhiên liệu, từ đó tiết kiệm một lượng đáng kể chi phí nhiên liệu trong q trình khai thác góp phần giảm hao phí lao động xã hội trong ngành vận tải.
Tiết kiệm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí cho đơn vị khai thác vận tải: thơng qua bài tốn tối ưu hóa thơng số vận hành với mục tiêu giảm thiểu
chi phí vận hành đã xác định được các thơng số vận hành tối ưu, làm cơ sở xây dựng phương án tổ chức vận tải hợp lý. Kết hợp với các giải pháp về tổ chức quản lý điều hành phương tiện trong quá trình hoạt động, đảm bảo tiết kiệm chi phí vận hành mà vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí cho doanh nghiệp khai thác vận tải.
Giảm chi phí đi lại của cộng đồng: Mỗi người dân đơ thị có thể sử dụng các
loại phương tiện khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đi lại của chính mình. Khi sử dụng phương tiện cá nhân họ phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để phục vụ cho việc đi lại như: chi phí đầu tư mua phương tiện, chi phí trong quá trình sử dụng phương tiện
(Chi phí nhiên liệu, chi phí BDSC, chi phí bảo quản phương tiện…). Với việc sử dụng phương tiện công cộng cho chuyến đi, hành khách tiết kiệm được số tiền không nhỏ (Số liệu thể hiện ở bảng 2.21 - chương 2). Bằng các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, sẽ thu hút thêm một số lượng lớn người dân sử dụng, từ đó giảm một lượng lớn chi phí phục vụ cho sự đi lại của cộng đồng cư dân đô thị, cũng như giảm được chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đô thị.
3.4.2. Hiệu quả xã hội
Giải quyết ùn tắc giao thông trong khu trung tâm đô thị, trên các trục đường từ trung tâm đến các đô thị vệ tinh và tại các nút giao chính: Tình trạng tắc nghẽn giao
thơng đặc biệt là giao thông đô thị từ lâu đã trở thành một bài tốn nan giải cho chính quyền đơ thị. Với đặc điểm giao thông đô thị Việt Nam là cơ sở hạ tầng không theo kịp với sự gia tăng chóng mặt của phương tiện giao thơng cá nhân, thì việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ sở hạ tầng sẵn có trên cơ sở phát triển mạng lưới VTHKCC là một giải pháp hiệu quả. Việc tổ chức mạng lưới tuyến xe buýt với sự phân cấp rõ ràng của từng loại tuyến, có chức năng phù hợp với đặc thù của tuyến giao thông đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, giảm sự trùng lặp tuyến, giảm lưu lượng giao thông trên đường nâng cao khả năng thơng qua của tuyến giao thơng, giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Nâng cao an tồn giao thơng đơ thị: An tồn ln được xem như là một chỉ tiêu
hết sức quan trọng để đánh giá chất lượng và qua đó đánh giá trình độ phát triển của hệ thống giao thơng cũng như trình độ phát triển chung của xã hội. Theo con số thống kê, hàng năm số vụ tai nạn do xe buýt gây nên trong các đô thị Việt Nam chỉ chiếm dưới 1%, trong khi đó, số vụ tai nạn có liên quan đến xe máy chiếm tới trên 60%. Với các giải pháp đề xuất góp phần gia tăng lưu lượng hành khách đi lại bằng xe buýt, giảm số lượng phương tiện cá nhân lưu thông trên đường, từ đó giảm số vụ tai nạn giao thơng, giảm chi phí xã hội về tài chính cũng như những mất mát về sức khoẻ, tác động về tâm lý tinh thần gây nên bởi các vụ tai nạn.
Đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân trong tiếp cận dịch vụ VTHKCC:
Hiện nay hệ thống giao thơng cơng cộng nói chung, xe buýt nói riêng chưa thân thiện với người khuyết tật. Do chưa có thiết kế đặc thù phù hợp (Từ phương tiện, điểm dừng, nhà chờ…) nên người khuyết tật rất ngại đi xe buýt. Với một số giải pháp đề xuất tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ buýt, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật, cũng như một số đối tượng đặc biệt khác (Người già, phụ nữ có thai, phụ
nữ có con nhỏ, …) tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Những đối tượng này sẽ sử dụng buýt cho chuyến đi của mình thay vì sử dụng xe cá nhân, xe ôm, tắc xi từ đó giảm lưu lượng giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Hơn thế nữa, tham gia giao thông dễ dàng giúp người khuyết tật, người già tiếp tục tham gia hoạt động xã hội thoát khỏi mặc cảm bị cô lập, bị bỏ rơi, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân họ và gia đình từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng nói chung.
3.4.3 Hiệu quả về mơi trường
Thiểu hóa ơ nhiễm mơi trường sống là một trong những nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống, bảo vệ sức khoẻ của cư dân, giảm những chi phí xã hội cho vấn đề này, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội. Các kết quả nghiên cứu gần đây về môi trường trong giao thơng đơ thị đã cho thấy, lượng khí độc Oxít Các bon (CO) thải ra bình qn trên một HKKm của xe buýt chỉ bằng 40% so với xe máy, 25% so với xe con cá nhân; lượng khí độc Oxít Nitơ (NOx) chỉ bằng 35% so với xe máy, và 30% so với xe con.
Với các giải pháp đề xuất của luận án gia tăng khối lượng hành khách sử dụng PTVTHKCC, hạn chế sự tăng trưởng của PTCGCN. Đặc biệt giải pháp nâng cao tiêu chuẩn môi trường với các xe buýt hoạt động làm giảm lượng lớn khí thải độc hại phát thải ra mơi trường qua đó tiết kiệm một lượng lớn chi phí xử lý mơi trường, giảm ơ nhiễm tiếng ồn, góp phần cải tạo mơi trường sinh thái đơ thị, nâng cao sức khỏe cộng đồng, tạo dựng một môi trường đô thị trong lành, văn minh và hiện đại.
Tóm lại: Dựa trên luận cứ về nâng cao hiệu quả hoạt động và kinh nghiệm nâng cao
hiệu quả hoạt động VTHKCC tại một số đơ thị điển hình trên thế giới ở chương 1; Các