Nhóm giải pháp về phương tiện

Một phần của tài liệu 1 TOÀN văn LUẬN án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 142 - 150)

Để nâng cao hiệu quả vận hành trên tuyến, cũng như đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tuyến xe buýt trong một mạng lưới thống nhất, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung của cả hệ thống, phương tiện hoạt động trên các tuyến phải có sức chứa phù hợp với đặc thù tuyến và lưu lượng hành khách di chuyển, sao cho dòng hành khách di chuyển liên tục trên đó khơng bị giãn đoạn. Việc lựa chọn loại xe buýt hoạt động cho các tuyến căn cứ vào 3 yếu tố chủ yếu sau:

- Tính chất tuyến hoạt động;

- Điều kiện đường sá trên tuyến (Bề rộng mặt đường, số chiều, số làn xe, lưu lượng xe…);

3.3.3.1 Lựa chọn sức chứa phương tiện

Từ kết quả bài toán tối ưu trong giải pháp tổ chức vận hành ta có thể xác định được sức chứa tối ưu của phương tiện để đảm bảo mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên trên thực tế cần căn cứ vào điều kiện đường sá cụ thể trên các đoạn tuyến khác nhau để điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể:

- Với các tuyến trục sử dụng xe có sức chứa đặc biệt lớn (Nếu điều kiện đường sá cho phép). Nếu điều kiện đường sá không cho phép chạy xe đặc biệt lớn thì phải dùng xe sức chứa lớn (q = 80 -90 chỗ);

- Với các tuyến chính sử dụng xe sức chứa lớn, nếu điều kiện đường sá hẹp thì tối thiểu cũng phải là xe sức chứa trung bình ( q = 60 chỗ);

- Với các tuyến nhánh sử dụng xe sức chứa trung bình hoặc xe sức chứa nhỏ (Mini buýt) tùy theo công suất luồng hành khách trên tuyến và điều kiện đường sá;

- Với tuyến gom sử dụng xe sức chứa rất nhỏ (Xe micro buýt từ 12 ÷ 16 chỗ); - Với các tuyến buýt chuyên dùng (Đưa đón cán bộ, cơng nhân viên...) do có chức năng rõ ràng nên việc lựa chọn loại xe do lưu lượng hành khách quyết định.

3.3.3.2 Áp dụng tiêu chuẩn mơi trường cho đồn phương tiện

VTHKCC góp phần quan trọng trong việc giảm ô nhiễm môi trường, muốn nâng cao được lợi ích này cần phải nâng cao tiêu chuẩn mơi trường đồn phương tiện. Trong “Qui hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được phê duyệt theo quyết định 1327/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, tại Điều 1, phần III mục 8 “Qui hoạch phát triển vận tải đường bộ” xác định phương tiện cơ giới đường bộ đáp ứng tiêu chuẩn môi trường tương đương EURO IV vào năm 2020.

Theo như kết quả phân tích về tình hình phương tiện buýt hiện nay tại chương hai, các xe buýt hiện tại sử dụng động cơ diesel, trong đó chỉ có một số lượng nhất định phương tiện đạt tiêu chuẩn EURO II. Trong quá trình hoạt động, so với phương tiện cá nhân (Xe máy và xe con) thì xe buýt mang lại lợi ích về giảm khí thải rõ rệt. Tuy nhiên, tại các đô thị lớn với nhu cầu đi lại dày đặc nhất là vào giờ cao điểm, đòi hỏi tần suất chạy xe cao mới có thể đáp ứng được đặc biệt trên các tuyến đường trục, chính (Khi chưa có các loại hình vận tải đường sắt đô thị hoạt động). Khi đó, nếu phương tiện đạt tiêu chuẩn mơi trường thấp hoạt động với tần suất cao vẫn sẽ gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí đơ thị.

Vì vậy, cần nâng cao tiêu chuẩn môi trường cho các xe buýt trong quá trình hoạt động, góp phần cải thiện môi trường đô thị. Luận án xác định tiêu chuẩn mơi trường của đồn phương tiện khi đầu tư mới trong các giai đoạn như sau:

- Đoàn xe buýt đầu tư trong giai đoạn đến năm 2015 đạt tiêu chuân môi trường tối thiểu EURO III.

- Đoàn xe buýt đầu tư trong giai đoạn 2015-2020 đạt tiêu chuẩn môi trường tối thiểu EURO IV.

Bảng 3.7: Mức phát thải của xe buýt động cơ diesel theo các tiêu chuẩn EURO

Đơn vị: g/KWh

Tiêu chuẩn Thời điểm áp dụng

tại châu Âu CO HC NOx PM Khói

1992, < 85 KW 4.5 1.1 8.0 0.612 1992, > 85 KW 4.5 1.1 8.0 0.36 10.1996 4.0 1.1 7.0 0.25 10.1998 4.0 1.1 7.0 0.15 EURO III 10.2000 2.1 0.66 5.0 0.10 0.8 EURO IV 10.2005 1.5 0.46 3.5 0.02 0.5 EURO V 10.2008 1.5 0.46 2.0 0.02 0.5 EURO V 1.2013 1.5 0.13 0.4 0.01 EURO I EURO II

Một trong những khí thải gây hiệu ứng nhà kính là CO2 không được xem xét trong tiêu chuẩn EURO mà xem xét trên cơ sở loại và lượng tiêu thụ nhiên liệu. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao tiêu chuẩn môi trường của phương tiện, việc cắt giảm mức tiêu thụ của nhiên liệu và lựa chọn loại nhiên liệu sử dụng cũng là một nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra.

Bảng 3.8: Mức phát thải khí CO2 theo loại nhiên liệu

Loại nhiên liệu Suất năng lượng (BTU/lít) Tỉ lệ carbon (%) CO2/lít (gam) Diesel 3,133 87 2,332 Xăng 25,880 85 1,926 Khí gas hóa lỏng(LPG) 20,727 82 1,372

Khí gas tự nhiên hóa lỏng (LNG) 16,686 75 0,912

Khí gas tự nhiên nén (CNG) 31,329 75 1,707

Diesel sinh học 30,787 84 2,213

Các loại xe buýt phát thải Carbon thấp (LCEB):

(2) Xe buýt Pin điện ; (4) Xe buýt Supercapacitor ; (5) Xe buýt động cơ Diesel Ultra-Low-Sulphur ;

(6) Xe buýt sử dụng khí tự nhiên nén (CNG) / khí hóa lỏng (LPG).

Tất cả các loại xe bt này có thể đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV/V hiện tại hoặc tốt hơn. Để xác định được cơ cấu đoàn phương tiện hoạt động đảm bảo nâng cao hiệu quả đối với môi trường, luận án đưa ra 3 loại xe buýt để tính tốn lựa chọn (Xe buýt động cơ diesel, buýt CNG và buýt hybrid - đây là những loại phương tiện đã được sử dụng ở Việt Nam hoặc được nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam giới thiệu (Xe buýt hybrid được sản xuất tại Việt Nam sử dụng công nghệ truyền động Elfa của Siemens). Ba loại xe buýt còn lại còn khá mới lạ và có giá thành rất cao nên luận án khơng đề đưa vào xem xét để lựa chọn.

Việc lựa chọn phương tiện dựa trên cơ sở tính tốn, cân đối giữa chi phí khai thác phương tiện với chi phí xử lý mơi trường do phát thải các loại khí ơ nhiễm của phương tiện gây ra trong quá trình hoạt động.

Chi phí khai thác phương tiện được xác định theo các khoản mục chi phí:

   n i i KT C C 1 (đồng/năm) (3.30)

Trong đó: Ci: chi phí cho khoản mục i, nó bao gồm:

- Tiền lương lái phụ xe ; - Chi phí bảo hiểm ;

- Chi phí nhiên liệu ; - Chi phí vật liệu khai thác ; - Chi phí trích trước săm lốp ; - Chi phí bảo dưỡng sửa chữa ;

- Chi phí trích trước sửa chữa lớn ; - Chi phí trích trước khấu hao cơ bản ; - Chi phí quản lý ; - Chi phí khác.

Luận án tiến hành tính tốn lựa chọn phương tiện cụ thể cho 3 tuyến buýt đặc trưng của Hà Nội: Tuyến buýt cấp I (Tuyến 32) ; Tuyến buýt cấp II (Tuyến 24) và Tuyến buýt cấp III (Tuyến 13), với định mức tính tốn thể hiện ở bảng 1- phụ lục IV. Kết quả tính tốn chi phí khai thác trên 3 tuyến cho các loại xe lựa chọn được thể hiện tại bảng 3.9.

Chi phí xử lý mơi trường do phát thải các loại khí của từng loại phương tiện khi hoạt động xác định như sau:

   i xl i XLNMT Q c C (Đồng/năm) (3.31)

Trong đó: Qi: Lượng khí thải i phát sinh trong năm do phương tiện hoạt động gây ra ; i

xl

Kết quả xác định chi phí xử lý khí thải của các loại phương tiện lựa chọn trên 3 tuyến thể hiện ở bảng 3.11.

Loại phương tiện được lựa chọn dựa trên cơ sở cân đối hợp lý giữa mức tăng chi phí khai thác so vơi mức giảm chi phí xử lý mơi trường.

Từ kết quả tính tốn ở bảng 3.9 và 3.11, qua so sánh giữa mức tăng chi phí khai thác và mức giảm chi phí xử lý mơi trường, thứ tự ưu tiên sử dụng các loại phương tiện hoạt động trên các tuyến như sau:

Tuyến buýt cấp I (Tuyến trục với đại diện là tuyến 32): 1(xe CNG)  2 (xe

Hybrid)  3 (xe Diesel tiêu chuẩn EURO III).

Tuyến buýt cấp II (Tuyến chính với đại diện tuyến 24): 1(xe CNG)  2(xe Diesel tiêu chuẩn EURO III).

Tuyến buýt cấp III (Tuyến nhánh đại diện tuyến 13): sử dụng xe Diesel tiêu chuẩn EURO III.

Tuy nhiên, do điều kiện thực tế để đưa xe buýt CNG vào hoạt động tại thủ đơ Hà Nội địi hỏi phải đầu tư hệ thống hạ tầng cấp CNG khá phức tạp và tốn kém. Hơn nữa cần vận chuyển khí tự nhiên nén từ miền Nam ra nên phương án sử dụng xe CNG khơng khả thi tại Hà Nội, nó chỉ phù hợp với các đô thị miền Nam cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, luận án đề xuất sử dụng phương tiện cho các phương án đầu tư, thay thế mới phương tiện trên các tuyến như sau:

- Tuyến buýt cấp I: Sử dụng xe buýt Hybrid và xe buýt Diesel tiêu chuẩn EURO III, vì xe Hybrid có giá thành khá cao (4,3 tỷ đồng theo dự kiến của Tổng công ty ô tô Việt Nam - VINAMOTOR) nên khi đầu tư thay thế cần có lộ trình theo từng giai đoạn để đảm bảo khả năng tài chính của các doanh nghiệp tham gia hoạt động buýt.

- Tuyến buýt cấp II: Sử dụng xe buýt Diesel tiêu chuẩn EURO III. - Tuyến buýt cấp III: Sử dụng xe buýt Diesel tiêu chuẩn EURO III.

Bảng 3.9 : Tổng hợp chi phí khai thác trên các tuyến cho các loại xe

TT Khoản mục Đơn vị

Tuyến Bus 13: xe 30

chỗ Tuyến Bus 24: xe 60 chỗ Tuyến Bus 32: xe 90 chỗ

Diesel II Diesel III Diesel II CNG III Diesel III Diesel II CNG III Hybrid III

1 Tiền lương 106đ/năm 3801.6 3801.6 7182.0 7182.0 7182.0 16156.8 16156.8 16156.8

2 Bảo hiểm 106đ/năm 280.1 282.1 286.0 288.5 286.5 289.0 293.0 312.5

3 Nhiên liệu 106đ/năm 2905.3 2905.3 6919.2 5005.5 6919.2 20879.0 12514.9 15441.7 4 Vật liệu khai thác 106đ/năm 145.3 145.3 346.0 250.3 346.0 1043.9 625.7 772.1 5 BDSC (gồm cả SCL) 106đ/năm 1322.5 1552.5 3036.0 3496.0 3128.0 6951.8 8377.8 15329.5 6 Khấu hao 106đ/năm 1437.5 1687.5 3300.0 3800.0 3400.0 7556.3 9106.3 16662.5

7 Săm lốp 106đ/năm 588.9 588.9 1043.4 1043.4 1043.4 3417.2 3417.2 3417.2

8 Quản lý phí 106đ/năm 743.1 791.3 1484.7 1581.0 1504.0 3437.1 3735.1 5187.9

9 Chi phí khác 106đ/năm 2608.6 6162.9 2853.3

10 TỔNG CHI PHÍ 106đ/năm 11224.3 11754.5 23597.3 25255.2 23809.0 59731.1 60389.7 76133.4

11 Chi phí 1 Km đồng/năm 16,376 17,150 22,065 23,615 22,263 22,339 22,585 28,473

12 Chi phí 1 giờ (xe VD) đồng/năm 274,566 287,536 316,912 339,178 319,756 374,050 378,174 476,765

13

Mức chi phí khai thác tăng khi sử dụng xe tiêu chuẩn khí thải EU III so với xe EU II

Bảng 3.10 : Lượng khí thải do tất các các xe buýt thải ra trong 1 năm trên tuyến

TT Loại khí thải Đơn vị

Tuyến Bus 13: xe 30

chỗ Tuyến Bus 24: xe 60 chỗ Tuyến Bus 32: xe 90 chỗ

Diesel II Diesel III Diesel II CNG III Diesel III Diesel II CNG III Hybrid III

1 PM10 Tấn 1.213 0.021 1.893 0.032 0.039 4.733 0.080 0.460

2 NOx Tấn 16.381 8.225 25.560 12.833 15.400 63.906 32.087 9.912

3 CO Tấn 15.010 1.069 23.421 1.668 2.002 58.558 4.171 2.265

4 HC Tấn 11.035 1.234 17.218 1.925 2.310 43.049 4.813 0.455

Bảng 3.11 : Chi phí xử lý khí thải do các xe buýt thải ra trên tuyến

TT Loại khí thải Đơn vị

Tuyến Bus 13: xe 30

chỗ Tuyến Bus 24: xe 60 chỗ Tuyến Bus 32: xe 90 chỗ

Diesel II Diesel III Diesel II CNG III Diesel III Diesel II CNG III Hybrid III

1 PM10 106 đ 4,974.059 84.306 7,761.206 131.546 157.855 19,404.870 328.896 1,885.671 2 NOx 106 đ 396.102 198.880 618.053 310.319 372.383 1,545.279 775.872 239.680 3 CO 106 đ 1.267 0.090 1.977 0.141 0.169 4.942 0.352 0.191 4 HC 106 đ 5,744.302 642.220 8,963.045 1,002.080 1,202.495 22,409.753 2,505.438 236.625 TỔNG 106 đ 11,116 925 17,344 1,444 1,733 43,365 3,611 2,362

Lượng tiền tiết kiệm của xe tiêu chuẩn khí

thải EU III so với xe EU II đứng trên góc

độ mơi trường

3.3.3.3 Tăng cường khả năng tiếp cận phương tiện

Để đảm bảo khả năng tiếp cận lên phương tiện của hành khách, đặc biệt trong giờ cao điểm, đối với xe buýt nội đô số lượng cửa lên xuống cần được bố trí trên cơ sở sức chứa thiết kế đảm bảo tỉ lệ tối thiểu là 20 hành khách/1 cửa và độ rộng cửa lớn (Tối thiểu là 1200mm đối với xe buýt tiêu chuẩn - kích thước 12m x 2,5m) với số bậc lên xuống không quá 3 tương đương độ cao sàn xe tối đa là 740mm (Tương đương với chuẩn xe buýt sàn trung bình - Somi-lowfloor Bus).

Để giúp người khuyết tật có thể tự mình tiếp cận lên xe nên sử dụng xe buýt sàn thấp, hoặc xe buýt thường với đường dốc tiếp cận trực tiếp với sàn xe. Thang nâng cũng là một phương pháp tiếp cận phương tiện giao thông công cộng tốt đối với người sử dụng xe lăn. Thang nâng được sử dụng trên những tuyến chính và phải là một phần trong mạng lưới giao thông tiếp cận.

Buýt sàn thấp cho người khuyết tật Buýt sàn cao với thiết bị hỗ trợ người khuyết tật

Hình 3.15: Xe buýt cho người khuyết tật

Thông tin trên phương tiện: thông tin về tên tuyến, số hiệu tuyến, lộ trình và biểu tượng dành cho hành khách khuyết tật (với các phương tiện có phục vụ người khuyết tật) cần được biểu hiện ở ngoài xe. Số hiệu tuyến và lộ trình rất quan trọng do vậy cần phải ghi ở phía trước xe để giúp hành khách nhận biết và tiếp cận, tuy nhiên cũng cần ghi ở thân xe để hành khách xác nhận thông tin và ở sau xe để xác nhận lại khi bị nhỡ chuyến xe đó.

Thơng tin phải được in với khổ chữ 200mm với số tuyến và cỡ chữ 125mm cho địa điểm đến. Thông tin phải được đặt tại vị trí cao nhất trên kính chắn gió trước xe để không bị che khuất bởi các phương tiện giao thông khác. Tốt nhất là in luôn lên tấm chắn gió để thơng tin được biểu hiện một cách rõ ràng.

Hình 3.16 : Bố trí thơng tin bên ngồi xe buýt

Việc lắp bảng thơng tin điện tử phía đầu xe với thơng tin về bến đỗ hay điểm dừng tiếp theo giúp hành khách xác định được vị trí phương tiện trên tuyến và xuống đúng điểm dừng, ngay cả khi trên xe chật cứng người vào giờ cao điểm. Đặc biệt, bảng thông tin này sẽ hỗ trợ cho người khiếm thính có thể tìm được điểm đến chính xác.

Một phần của tài liệu 1 TOÀN văn LUẬN án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 142 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)