Mối quan hệ giữa thời gian đi bộ và thời gian chờ đợi

Một phần của tài liệu 1 TOÀN văn LUẬN án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 99 - 101)

Thời gian đi bộ

Thời gian chờ đợi

<= 5p 6 - 10 p 11 - 15 p > 15 p T. số Tỷ lệ T. số Tỷ lệ T. số Tỷ lệ T. số Tỷ lệ ≤ 5 p 46 45.10% 214 42.46% 181 37.24% 35 32.41% 6p- <=10p 37 36.27% 188 37.30% 194 39.92% 39 36.11% 10p - 15p 4 3.92% 65 12.90% 74 15.23% 19 17.59% >15p 15 14.71% 37 7.34% 37 7.61% 15 13.89% Tổng 102 100.00% 504 100.00% 486 100.00% 108 100.00%

Kết quả phân tích chỉ ra rằng: thời gian đi bộ càng ngắn thì hành khách càng có nhiều khả năng (Cơ hội) rút ngắn thời gian chờ đợi của mình. Hiện tượng này có thể được giải thích do nếu cự ly đi bộ nhỏ thì hành khách càng có khả năng cao tính tốn xác định chính xác thời điểm xuất phát để tiếp cận đến điểm dừng xe buýt vào đúng thời điểm xe đến nơi và ngược lại.

Phân tích tỷ trọng các thành phần thời trong thời gian chuyến đi của hành khách đi lại thường xuyên bằng xe buýt

Luận án xem xét với các chuyến đi có thời gian O - D từ 21 - 60 phút vì đây là các chuyến đi thường xuyên theo kết quả khảo sát.

Thời gian chờ đợi và thời gian đi bộ không xem xét thời gian lớn hơn 15 phút vì đây chủ yếu là thời gian của các chuyến đi không thường xuyên.

Chuyến đi O-D: 21-40 phút Chuyến đi O-D: 41-60 phút

Hình 2.12: Cơ cấu các loại thời gian chuyến đi của hành khách

Kết quả tính tốn chỉ ra: Tỷ trọng thời gian chờ đợi trong mỗi chuyến đi (Bao gồm thời gian chờ đợi lần đầu và thời gian chờ đợi để chuyển tuyến) chiếm tỷ trọng lớn hơn so với thời gian đi bộ (Khoảng 1,5 lần).

Thời gian đi bộ chủ yếu tập trung vào thời gian đi từ điểm đầu tới điểm dừng xe buýt và từ điểm dừng xe buýt tới điểm đích cuối cùng. Kết quả so sánh giữa tỷ trọng thời gian đi bộ trong chuyến đi có thời gian O - D = 41- 60 phút cao hơn so với chuyến đi có thời gian O - D = 21- 40 phút khoảng 4%; còn thời gian chờ đợi là khoảng 3%.

Như vậy: Chuyến đi có thời gian O - D càng lớn thì tỷ trọng thời gian đi bộ và

thời gian chờ đợi có xu hướng tăng lên (Thời gian đi bộ tăng nhanh hơn) còn thời gian trên phương tiện có xu hướng giảm xuống tương đối so với các loại thời gian trên.

* Những điểm chưa hài lịng chính của hành khách về dịch vụ buýt ở Hà Nội

Đa số hành khách đều cho rằng vấn đề về cơ sở hạ tầng hiện nay chưa thực sự đáp ứng nhu cầu như:

- Một số điểm dừng bố trí chưa hợp lý khiến hành khách phải đi bộ khá xa, việc tiếp cận tới điểm dừng của hành khách gặp nhiều khó khăn, mất an tồn khi phải sang đường.

- Khơng gian lề đường tại một số nơi bố trí điểm dừng vẫn còn chật hẹp, bị chiếm dụng khiến nhiều khi hành khách phải đứng xuống lòng lề đường chờ xe gây mất an tồn.

- Có những điểm dừng nhu cầu khá lớn, tuy nhiên khơng bố trí nhà chờ nên khi thời tiết khắc nghiệt hành khách phải tìm kiếm chỗ trú, chờ trước khi lên xe …

- Thông tin về chế độ dịch vụ của xe buýt tại điểm đầu, cuối, điểm trung chuyển và tại điểm dừng còn chưa đầy đủ. Đặc biệt thiếu thông tin thực về thời gian của các xe buýt hoạt động trên hành trình.

- Mạng lưới buýt hiện nay chưa chú trọng đến việc phục vụ nhu cầu đi lại của những đối tượng khách đặc biệt như người khuyết tật, người khiếm thị...

- Ngoài ra, hành khách cũng đề cập tới chất lượng phương tiện, vẫn còn những phương tiện cũ bị hỏng trong quá trình hoạt động, xả khí thải đen đặc gây ơ nhiễm môi trường. Một số lái xe và nhân viên bán vé có thái độ phục vụ chưa tốt gây bức xúc cho hành khách trong chuyến đi.

* Phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy

Dựa trên cơ sở bảng câu hỏi, tiến hành phân tích, sử dụng phần mềm SPSS, Luận án đã xác định được các nhóm nhân tố bao gồm: Chi phí, Tiếp cận, An tồn, Tin cậy, Phương tiện, Nhân viên.

Trên cơ sở các nhân tố được nhận diện, tiếp tục phân tích tính tốn bằng phần mềm SPSS, Luận án xác định được tương quan giữa chất lượng dịch vụ (Biến phụ thuộc) và các yếu tố ảnh hưởng (Biến độc lập) như sau:

Một phần của tài liệu 1 TOÀN văn LUẬN án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)