2.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VTHKCC TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
2.2.1 Hiện trạng mạng lưới tuyến xe buýt tại Hà Nội
Năm 2012 Hà Nội có tất cả là 86 tuyến xe buýt, cụ thể:
+ Khu vực nội thành có 62 tuyến buýt (Trong đó có 46 tuyến đặt hàng với 12 tuyến buýt nhanh và 16 tuyến xã hội hoá).
+ Xe buýt chuyên trách phục vụ cán bộ cơng chức làm việc tại Quận Hà Đơng có 5 tuyến.(1A, 2, 3, 4, 5A, 5B).
+ Kết nối nối thành phố với trung tâm huyện (Thị xã) có 12 tuyến bt khơng được trợ giá.
+ Buýt kế cận kết nối thành phố với các tỉnh lân cận: 7 tuyến.
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu mạng lưới tuyến xe buýt tại Hà Nội năm 2012
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 Chiều dài mạng lưới tuyến nội thành Km 1230,1
2 Hệ số tuyến xe buýt nội thành Km/km 1,81
3 Mật độ mạng lưới tuyến Km/km2
+ Tính theo diện tích nội thành - 4,21
+ Tính theo diện tích tồn thành phố. - 0,36 4 Chiều dài mạng lưới /10.000 dân Km/10000 dân
+ Tính theo dân số nội thành - 4,929
+ Tính theo dân số ngoại thành - 1,84
5 Cự li tuyến nội thành km
+ Bình quân - 24,7
+ Nhỏ nhất - 11,7
+ Lớn nhất - 40
6 Khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng m 500
+ Trong vành đai 2 - 430
+ Giữa vành đai 2-3 - 528
+ Ngoài vành đai 3 - 578
[34]
Tổng cự li các tuyến xe buýt nội thành là 1230,1 km (Bình quân 24,7 km) trong đó tuyến dài nhất là 40km (Tuyến 58) và tuyến ngắn nhất là 13,3 km (Tuyến 16).
Nếu như chỉ xem xét trong phạm vi 10 quận nội thành, Hà Nội có mạng lưới tuyến đạt khoảng 4,21km/km2 (Trên thực tế, tính chính xác thì con số này nhỏ hơn rất nhiều chỉ đạt khoảng 3,05 do có sự trùng tuyến lớn trên các tuyến đường). Chỉ tiêu này giảm gần 12 lần (0.36km/km2) nếu xem xét trên toàn bộ địa giới hành chính Thành phố.
Về phân loại tuyến: Trong số các tuyến trên mạng, các tuyến tiếp tuyến chiếm tỷ
lệ lớn nhất (Khoảng 48%) trong khi các tuyến xuyên tâm và hướng tâm lần lượt là 20% và 27%, tuyến vòng tròn chỉ chiếm khoảng 5%. Với tỷ lệ này, vấn đề cần quân tâm là số lượng các tuyến hướng và có xu hướng xuyên qua tâm chiếm xấp xỉ 50%. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trùng lặp ở các trục chính, đặc biệt là khu vực trung tâm.
Tiến hành phân tích theo sản lượng thì có khoảng 25% số lượng tuyến loại I (Chiếm khoảng 50% sản lượng), 30% tuyến loại II (Chiếm khoảng 29% sản lượng), 45% tuyến loại III (Chiếm khoảng 21% sản lượng). Tỷ lệ trên chỉ ra rằng, các tuyến loại I chiếm số lượng nhỏ nhất tuy nhiên lại đảm nhiệm khối lượng vận chuyển lớn nhất. Vấn đề đặt ra là số lượng các tuyến loại II và đặc biệt là tuyến loại III chiếm tỷ lệ quá lớn có thể dẫn đến tình trạng khai thác khơng thực sự hiệu quả vì sự trùng lặp (1 phần hoặc phần lớn lộ trình) với các tuyến loại I. Trong hồn cảnh đó, khả năng thu hút, đáp ứng nhu cầu của tuyến loại II và III thường hạn chế hơn so với tuyến loại I.
Theo dạng tuyến Theo sản lượng
Hình 2.1. Phân loại tuyến xe buýt
Khi nghiên cứu sâu hơn về sự trùng lắp tuyến (Thông qua hệ số trùng lặp
tuyến) có thể thấy rằng: Mạng lưới tuyến có hình dạng hỗn hợp, khơng có phân cấp rõ
ràng về năng lực và vai trò của tuyến. Đa số các tuyến hình thành ở dạng kết nối trực tiếp giữa các điểm phát sinh/thu hút hành khách nên hệ số trùng lặp tuyến trên 1 số đoạn lớn (Từ 7 tuyến trùng lặp trở lên).
Bảng 2.4. Một số đoạn tuyến có hệ số trùng lặp tuyến lớn tại Hà Nội
TT Đoạn trùng lặp Hệ số trùng lặp
1 Lò Đúc – Trần Khát Chân
7 – 9 2 Vũ Trọng Phụng – Nguyên Tuân
4 Daewoo – Cầu Giấy
5 Giáp Bát – Ngã Tư Vọng
≥ 10 6 Trần Đăng Ninh – Xuân Thủy
7 Long Biên – Cửa Bắc
8 Long Biên – Chương Dương
Hệ số trùng lặp tuyến cao chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành, vành đai 1-2 và 2-3 (bình quân từ 4 - 4,2), khu vực trong vành đai 1 là xấp xỉ 4 và ngoài vành đai 3 là khoảng 2.8. Điều này chứng tỏ mạng lưới xe buýt tại Hà Nội hiện đang mất cân bằng nghiêm trọng giữa nội và ngoại thành và đặt ra vấn đề về sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới xe buýt tới các khu vực chưa có xe buýt trên các địa bàn Hà Nội.