Chương 4 TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ
4.1 Sự ra đời và phát triển của tiền tệ
4.4.1 Trường phái kinh tế học cổ điển
4.4.1.1 Quan điểm về nguồn gốc tiền tệ
Trường phái thứ nhất cho rằng tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của q trình trao đổi hàng hóa. Đại diện cho trường phái này là Adam Smith (1723 – 1790), ông cho rằng “Trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên bản chất của nền sản xuất, tiền phát sinh là do những khó khăn của hình thức trao đổi trực tiếp H-H”.
Trường phái thứ hai cho rằng tiền tệ ra đời bắt nguồn từ tâm lý của con người. Đại diện trường phái này là nhà kinh tế học V.Gheclop và C.Smoondet. Họ cho rằng tiền xác định đẳng cấp xã hội là thuộc về bản tính của con người, vì đàn ơng là danh vọng xã hội còn ham muốn làm đẹp với nhiều loại trang sức là bản tính của người phụ nữ.
4.4.1.2 Quan điểm về bản chất và chức năng của tiền tệ
a. Trường phái tiền kim loại
Có nguồn gốc từ chủ nghĩa trọng thương như Thomas Mun, Antonie Montchsetien, Jean Baptiste Colbert.
Quan điểm của trường phái này là vàng, bạc tựnhiên đã là tiền tệ, vàng bạc và tiền tệ là một –đó là của cải duy nhất của quốc gia và tiêu chuẩn đểđánh giá sự giàu có của nước đó.
b. Trường phái tiền duy danh
Với các đại diện nổi tiếng như Adam Smith, D. Ricardo, J.Say…với quan điểm tiền tệ là phương tiện kỹ thuật làm cho trao đổi được thực hiện, tiền chỉ là các chỉ tiêu của tỉ lệ, tiền khơng phải là hàng hóa mà là sản phẩm sáng tạo của nhà nước, là đơn vị tính tốn dùng trong lưu thơng. Điều này có nghĩa, tiền dấu hiệu chỉ nghiên cứu tiền tệ qua chức năng phương tiện
Trang 81
lưu thơng và phủ nhận tính chất hàng hóa của tiền đủ giá cũng như khơng thấy mối quan hệ giữa giá trịdanh nghĩa của tiền dấu hiệu và giá trị tiền thực mà nó thay thế.