Cấu trúc vốn tài sản

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 50 - 55)

Chƣơng 3 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.2. Cấu trúc tài chính doanh nghiệp

3.2.1 Cấu trúc vốn tài sản

3.2.1.1 Khái niệm vốn tài sản (TS)

Vốn tài sản là những phương tiện, tài sản, các yếu tố vật chất mà doanh nghiệp phải sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Vốn tài sản được thể hiện dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau, tùy theo cơng dụng tính năng và thời gian sử dụng. Vốn tài sản tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến năng suất, chi phí, giá thành các doanh nghiệp. Xét theo cơng dụng và đặt điểm luân chuyển giá trị, vốn tài sản kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm:

- Vốn tài sản cố định - Vốn tài sản lưu động

3.2.1.2 Vốn tài sản cố định

a) Khái niệm vốn cố định

Vốn cố định của doanh nghiệp là giá trị ứng trước về tài sản cố định hiện hữu của doanh nghiệp hoặc vốn cố định là sự biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các loại tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là tài sản cố định khi hội tụ đủ đồng thời 2 điều kiện sau:

Trang 42 - Có giá trị lớn

Theo điều 3 của TT 45/2013/TT-BTC thì tài sản nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Tài sản cố định có những đặc điểm sau:

- Tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh, khơng thay đổi hình thái vật chất.

- Giá trị bị giảm dần do chúng bị hao mịn (hao mịn hữu hình và hao mịn vơ hình). Từ những đặc điểm trên của tài sản cố định có thể rút ra những đặc điểm của vốn cố định như sau: Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh và luân chuyển dần dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mỗi chu kỳ kinh doanh.

Vốn cố định là vốn đầu tư vào tài sản cố định hữu hình và vơ hình của doanh nghiệp, nhằm tạo ra cơ sở vật chất và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Hiện nay, tài sản cố định được chia thành hai loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình.

* Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái hiện vật cụ thể như cơng trình kiến trúc, máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…Và theo điều 2, 3 của thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...Và các loại tài sản sau cũng được xem là tài sản cố định hữu hình:

- Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

- Vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Theo điều 6 của thông tư 147/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điều 6 của thông tư 45/2013/TT-BTC, đối với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau q trình thi cơng xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các cơng trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà.

Trang 43

Loại 2: Máy móc, thiết bị: là tồn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chun dùng, thiết bị cơng tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây chuyền cơng nghệ, những máy móc đơn lẻ.

Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải, ống dẫn khí.

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò...

Loại 6: Các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng:

- Tài sản cố định là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản được xây đúc bằng bê tơng và bằng đất của các cơng trình trực tiếp phục vụ tưới nước, tiêu nước (như hồ, đập, kênh, mương); Máy bơm nước từ 8.000 m3/giờ trở lên cùng với vật kiến trúc để sử dụng vận hành cơng trình giao cho các cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ làm nhiệm vụ quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi để tổ chức sản xuất kinh doanh cung ứng dịchvụ cơng ích;

- Tài sản cố định là cơng trình kết cấu, hạ tầng khu công nghiệp do Nhà nước đầu tư để sử dụng chung của khu công nghiệp như: Đường nội bộ, thảm cỏ, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải...;

- Tài sản cố địnhlà hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị (đường hầm, kết cấu trên cao, đường ray...).

Loại 7: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào sáu loại trên.

* Tài sản cố định vơ hình: là những tài sản khơng có hình thái hiện vật cụ thể như: bằng phát minh sáng chế, chi phí đầu tư thành lập doanh nghiệp, bản quền sản xuất. Và theo điều 2, 3 của thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định vơ hình: là những tài sản khơng có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã đượcđầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vơ hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...Và mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định của tài sản cố định mà khơng hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vơ hình. Đồng thời, trong điều 3 này cũng quy định, các chi phí phát sinh trong giai

Trang 44

đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vơ hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hồn thành và đưa tài sản vơ hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

- Doanh nghiệp dự định hồn thành tài sản vơ hình để sử dụng hoặc để bán; - Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vơ hình đó;

- Tài sản vơ hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hồn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vơ hình đó;

- Có khả năng xác định một cách chắc chắn tồn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vơ hình đó;

- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vơ hình.

b) Đặc điểm của vốn cố định

- Thời gian luân chuyển dài (trên 1 năm, 5 năm, 10 năm,…)

- Giá trị của vốn được bồi hồn thơng qua việc trích khấu hao tài sản cố định.

- Khi tài sản cố định khấu hao hết thì vốn cố định mới hồn thành vịng ln chuyển.

3.2.1.3 Vốn tài sản lưu động

a) Khái niệm vốn lưu động:

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong doanh nghiệp bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Hay nói cách khác, vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền đầu tư ứng trước để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông, nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục.

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Đặc điểm vốn lưu động

- Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ thay đổi hình thái ban đầu để cấu thành sản phẩm mới.

Trang 45

- Giá trị tài sản lưu động được chuyển toàn bộ 1 lần vào giá thành sản phẩm và kết thúc vịng tuần hồn lưu chuyển của vốn sau một chukỳ sản xuất.

Từ những đặc điểm của tài sản cố định trên, ta có thể rút ra những đặc điểm của vốn lưu động đó là:

- Vốn lưu động chuyển tồn bộ giá trị của nó vào trong giá trị sản phẩm.

- Vốn lưu động được thu hồi toàn bộ một lần sau khi doanh nghiệp tiêu thụ các hàng hóa dịch vụ và kết thúc vịng tuần hồn lưu chuyển của vốn.

3.2.1.4 Các loại tài sản đầu tư tài chính

Hiện nay, để đảm bảo an tồn và phịng ngừa rủi ro về vốn thì các doanh nghiệp bên cạnh lập dự phịng, quỹ dự trữ tài chính, mua bảo hiểm,… các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư để có thể vượt qua những khó khăn về tài chính và duy trì hoạt động kinh doanh. Đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư ra bên ngoài của một doanh nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức.Có nhiều căn cứ để phân loại hoạt động đầu tư tài chính như: căn cứ vào tính chất kinh tế, căn cứ vào thời gian hồn vốn(Nguyễn Đăng Dờn, 2009).

* Căn cứ vào tính chất kinh tế, hoạt động đầu tư được chia thành:

- Hoạt động đầu tư mua bán các loại chứng khốn có giá như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ trên thị trường tài chính…nhằm mục đích kiếm lời. Như vậy, các chứng khoán của doanh nghiệp đã mua cũng là một loại tài sản của doanh nghiệp và được gọi là tài sản tài chính.

- Hoạt động góp vốn liên doanh: doanh nghiệp góp vốn, đầu tư vào một doanh nghiệp khác hoặc cùng với doanh nghiệp khác hình thành nên một doanh nghiệp mới để thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Hoạt động cho thuê tài chính: Theo điều 113 luật các tổ chức tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây:

+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên;

+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;

+ Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;

+ Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Trang 46

* Căn cứ vào thời gian hoàn vốn, hoạt động cho thuê tài chính được chia làm 2 loại: - Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm những hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn không quá 1 năm.

- Hoạt động đầu tư tài chính dài hạnbao gồm những hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 50 - 55)