Chương 6 NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG
6.2. Mơ hình tổ chức ngân hàng Trung ƣơng:
Sự ra đời của ngân hàng trung ương là do yêu cầu khách quan của việc quản lý phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ … Ngân hàng trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng với nhiệm vụ cơ bản là ổn định giá trị tiền tệ. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ đó, ngân hàng trung ương phải chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ. Do đó ngân hàng trung ương có vị trí đặc biệt trong bộ máy quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Cho đến nay trên thế giới có 2 mơ hình tổ chức ngân hàng trung ương:
6.2.1 Ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ
Theo mơ hình này, Chính phủ khơng có quyền can thiệp vào hoạt động của Ngân hàng trung ương, đặc biệt là trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ.
Mơ hình này được xây dựng dựa trên quan điểm cho rằng: Chính phủ là người thực thi chính sách tài chính quốc gia, quản lý, điều hành ngân sách nhà nước. Để ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ sẽ bị Chính phủ lạm dụng cơng cụ phát hành tiền để trang trải sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, từ đó dễ gây ra lạm phát. Mặt khác ngân hàng trung ương mất hẳn tính độc lập và chủ động trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ.
Tiêu biểu cho mơ hình này là Quỹ dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang Đức.
Trang 120
Ngân hàng dự trữ liên bang Đức khơng trực thuộc Chính phủ khi thực hiện các nghiệp vụ của mình, đồng thời có trách nhiệm ủng hộ chính sách kinh tế chung của Chính phủ.
Quỹ dự trữ liên bang Mỹ: cơ quan quản lý cao nhất là hội đồng thống đốc có 7 thành viên. Thành viên của Hội đồng thống đốc khơng được tái nhiệm. Chính phủ khó có thể chi phối hoạt động của ngân hàng trung ương.
6.2.2 Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ
Theo mơ hình này, Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đối với ngân hàng trung ương thông qua việc bổ nhiệm các thành viên của bộ máy quản trị và điều hành ngân hàng trung ương, thậm chí Chính phủ cịn can thiệp trực tiếp vào việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ.
Mơ hình này được xây dựng trên quan điểm cho rằng: Chính phủ là người thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thực hiện vai trò quản lý kinh tế vĩ mơ, do đó chính phủ phải nắm và sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mơ. Việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là một trong những công cụ chủ yếu trong tổng thể các công cụ quản lý kinh tế vĩ mơ. Chính phủ phải nắm lấy ngân hàng trung ương để sử dụng ngân hàng này trong việc thực hiện các chức năng của Chính phủ.
Như vậy, ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Nhưng nó khác với tính chất quản lý của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý không chỉ đơn thuần bằng các luật lệ, các biện pháp hành chính mà cịn thơng qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh sinh lời. Ngân hàng trung ương có các khoản thu nhập từ các tài sản có của mình như chứng khốn chính phủ, kinh doanh trên thị trường ngoại hối, cho vay chiết khấu,…Hai mặt quản lý và kinh doanh gắn chặt với nhau trong tất cả các hoạt động của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chỉ là phương tiện để quản lý, khơng phải là mục đích của ngân hàng trung ương. Hầu hết các khỏan thu nhập của Ngân hàng trung ương, sau khi trừ các chi phí hoạt động, đều phải nộp vào ngân sách nhà nước.
6.2.3 Hệ thống tổ chức ngân hàng Trung ương
Hệ thống tổ chức của ngân hàng trung ương được bố trí theo tuyến dọc: bên trên là ngân hàng trung ương, tỏa dọc xuống là các chi nhánh trực thuộc đặt trên các địa bàn các tỉnh, thành phố. Hệ thống tổ chức này đảm bảo cho ngân hàng trung ương vận hành các hoạt động của mình một cách thơng suốt, nhạy bén theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
* Về cơ chế quản trị, điều hành:
Trong bộ máy quản lý, điều hành vĩ mô của Nhà nước, ngân hàng trung ương có vị trí đặc biệt, cùng với nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, cho nên việc quản trị và điều hành hoạt động của ngân hàng trung ương được thực hiện theo một cơ chế đặc biệt so với các Bộ chức năng của nhà nước.
Trang 121 * Về cơ chế quản trị
Hiện nay, hầu hết các nước đều thực hiện theo cơ chế lãnh đạo dưới hình thức một hội đồng. Hội đồng này được nhà nước bổ nhiệm gồm những người có chun mơn cao, có trình độ quản lý,… Chức năng chủ yếu của Hội đồng là quyết định những chủ trương, chính sách về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, chỉ đạo, giám sát các hoạt động của ngân hàng trung ương, tư vấn cho Chính phủ các vấn đề về kinh tế - tiền tệ. Đứng đầu hội đồng là chủ tịch hội đồng – thường là Thống đốc ngân hàng trung ương.
Chẳng hạn:
Ngân hàng dự trữ liên bang Đức: Cơ quan quản trị là hội đồng ngân hàng trung ương. Các thành viên hội đồng gồm có: Thống đốc ngân hàng liên bang, Thống đốc các ngân hàng trung ương bang. Thống đốc ngân hàng liên bang đồng thời là chủ tịch hội đồng.
Quỹ dự trữ liên bang Mỹ: cơ quan quản trị là hội đồng thống đốc gồm 7 thành viên được Tổng thống đề cử và Thượng viện phê chuẩn để phục vụ trong nhiệm kỳ 4 năm. Các thành viên thường là các nhà kinh tế chuyên nghiệp hoặc những nhà ngân hàng chuyên nghiệp. Đứng đầu hội đồng này là chủ tịch hội đồng thống đốc do Thượng viện bổ nhiệm.
* Về cơ chế điều hành
Thống đốc ngân hàng trung ương là người trực tiếp điều hành, giúp việc cho thống đốc có một số phó thống đốc. Để thực hiện chức trách của mình, thống đốc sử dụng một bộ máy tổ chức gồm các vụ, cục, chi nhánh trực thuộc. Thống đốc là người chịu trách nhiệm trước Quốc hội hoặc Chính phủ và trước hội đồng quản trị về thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngân hàng trung ương.