Chương7 THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH
7.3. Thị trƣờng tiền tệ
7.3.2. Chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ
Tham gia trên thị trường tiền tệ bao gồm nhiều chủ thể. Hiểu theo nghĩa hẹp chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ là các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức mơi giới. Hiểu theo nghĩa rộng chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ gồm chủ thể cho vay đại
Trang 139
diện cho nguồn cung về vốn như ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác.., chủ thể đi vay đại diện cho nguồn cầu về vốn như các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, kho bạc nhà nước…Chủ thể trung gian môi giới vừa là người đi vay vừa là người cho vay như các ngân hàng thương mại, các công ty môi giới chuyên nghiệp.
7.3.3. Các công cụ của thị trường tiền tệ
7.3.3.1. Chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi làmột loại công cụ nợ ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ.
Chứng chỉ tiền gửi do các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức nhận tiền gửi khác phát hành nhằm huy động vốn ngắn hạn. Người mua chứng chỉ tiền gửi thường là các công ty cổ phần, vì mệnh giá của chúng quá lớn nên thường vượt khả năng của các nhà đầu tư cá nhân. Tuy vậy, thị trường tiền tệ vẫn cho phép các cá nhân mua chứng chỉ tiền gửi trực tiếp. Điều này góp phần làm cho thị trường chứng chỉ tiền gửi hấp dẫn hơn.
Thời hạn của chứng chỉtiền gửi thường từ hai tuần cho đến một năm. Ngoài thị trường sơ cấp cịn có thị trường thứ cấp sẵn sàng hoạt động nhằm cung cấp khả năng thanh khoản cho nhà đầu tư.
7.3.3.2. Tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc do kho bạc phát hành nhằm mục đích cân đối tiền mặt của ngân sách nhà nước.
Ở Mỹ hàng tháng Chính phủ đều có phát hành tín phiếu kho bạc và thực hiện thông qua đấu thầu. Mệnh giá của tín phiếu kho bạc tối thiểu là 10,000 USD, tiếp theo mệnh giá thường là bội số của 5,000 USD. Ở Việt Nam trong những năm gần đây chính phủ cũng thường xuyên chỉ đạo và cho phép kho bạc phát hành tín phiếu để huy động vốn ngắn hạn. Các đợt phát hành tín phiếu kho bạc cũng được thực hiện qua đấu thầu, trong đó tham gia đấu thầu chủ yếu là các ngân hàng thương mại và các tổchức tín dụng phi ngân hàng.
Tín phiếu nói chung thu hút được nhà đầu tư là do: thứ nhất, có chính phủ đứng phía sau nên có thể xem như là khơng có rủi ro trả nợ; thứ hai, có thị trường thứ cấp hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho nhà đầu tư khicần thiết.
Khác với trái phiếu, tín phiếu kho bạc khơng trả lãi mà được bán ở mức giá chiết khấu so với mệnh giá. Do đó, lợi suất tín phiếu kho bạc phụ thuộc vào chênh lệch giữa giá bán và giá mua tín phiếu. Nếu nhà đầu tư mua tín phiếu mới phát hành và giữ nó cho đến khi đáo hạn, lợi nhuận đầu tư được xác định dựa trên cơ sở chênh lệch giữa mệnh giá và giá mua tín phiếu. Nếu tín phiếu được bán trước khi đáo hạn, lợi nhuận đầu tư được xác định dựa trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán trên thị trường thứ cấp với giá mua chứng khốn.
Trang 140
7.3.3.3. Tín phiếu cơng ty
Tín phiếu cơng ty được các cơng ty phát hành khi cần huy động vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng được phép phát hành tín phiếu mà chỉ có những cơng ty lớn và có uy tín mới có thể phát hành.
Tín phiếu cơng ty là loại cơng cụ nợ do các cơng ty nổi tiếng và có uy tín tín dụng (lịch sử vay và trả nợ tốt) phát hành để huy động vốn ngắn hạn. Tín phiếu cơng ty là loại cơng cụ nợ khơng có đảm bảo và được phát hành huy động vốn ngắn hạn đầu tư vào tồn kho và khoản phải thu. Do đó, việc phát hành tín phiếu cơng ty có thể xem như là một phương án thay thế hay một kênh huy động vốn khác thay cho tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
Tín phiếu cơng ty hiện chưa áp dụng ở Việt Nam nhưng rất phổ biến ở Mỹ và các nước có thị trường tiền tệ phát triển. Khơng như tín phiếu kho bạc, tín phiếu cơng ty khơng có thị trường thứ cấp sẵn sàng hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Do đó, nhà đầu tư thường mua tín phiếu cơng ty và giữ nó cho đến khi đáo hạn. Tuy nhiên, đơi khi nhà đầu tư có thể bán lại tín phiếu cơng ty, sau khi mua cho nhà môi giới hoặc nhà kinh doanh, những người trước đó đã giúp nhà đầu tư mua tín phiếu.
Tín phiếu cơng ty rủi ro hơn tín phiếu kho bạc xét về cả hai phương diện: Rủi ro tín dụng lẫnrủi ro thanh khoản. Bù lại tín phiếu cơng ty thường có lợi suất cao hơn. Nhà đầu tư mua tín phiếu thường là các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại, những người thường có thặng dư tiền mặt tạm thời.
7.3.3.4. Thương phiếu
Do các cơng ty lớn có uy tínphát hành trong q trình mua bán chịu hàng hóa. Thời gian ngắn (tối đa 1 năm).
7.3.3.5. Chấp nhận của ngân hàng
Chấp nhận của ngân hàng là một loại công cụ nợ của thị trường tiền tệ. Nó là một cam kết, trong đó ngân hàng chấp nhận thanh tốn một số tiền vào một ngày xác định trong tương lai.
Chấp nhận của ngân hàng thường được sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế. Các nhà xuất khẩu thường ưa chuộng các ngân hàng hoạt động như một người bảo lãnh trước khi giao hàng cho các nhà nhập khẩu mà uy tín tíndụng chưa rõ. Để làm điều này, ngân hàng thương mại thay mặt nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát bằng cách đóng dấu “ACCEPTED” lên hối phiếu. Đổi lại, nhà nhập khẩu sẽ trả tiền cho ngân hàng bằng đúng số tiền mà nhà nhập khẩu nợ nhàxuất khẩu cộng thêm phần phí bảo lãnh của ngân hàng.
Các nhà xuất khẩu có thể giữ chấp nhận của ngân hàng cho đến ngày đáo hạn, hoặc bán chấp nhận ngân hàng lại cho người khác khi có nhu cầu về vốn với mức giá thấp hơn. Nhà đầu tư mua các chấp nhận của ngân hàng sẽ được nhận số tiền do ngân hàng chấp nhận thanh toán trong tương lai khi đáo hạn. Lợi nhuận của nhà đầu tư khi mua chấp nhận của ngân
Trang 141
hàng, cũng giống như tín phiếu cơng ty, chính là chênh lệch giữa số tiền nhà đầu tư nhận được trong tương lai vàgiá nhà đầu tư bỏ ra mua chấp nhận.
Về thời hạn, chấp nhận của ngân hàng thường có thời hạn từ 30 đến 270 ngày. So với tín phiếu kho bạc, chấp nhận của ngân hàng hơi rủi ro hơn vì khả năng khơng trả được nợ của ngân hàng cao hơn chính phủ. Do đó, nhà đầu tư địi hỏi lợi nhuận khi mua chấp nhận của ngân hàng cao hơn một chút ít so với khi mua tín phiếu kho bạc.
7.3.3.6. Hợp đồng mua bán lại (Repo)
Hợp đồng mua bán lại là một thỏa thuận mua bán (thơng thường là tín phiếu kho bạc hay trái phiếu chính phủ), theo đó người bán đồng ý mua lại chứng khoán theo giá thỏa thuận với thời gian được ấn định. Repo không chỉ là phương tiện đầu tư rộng rãi trên thị trường tiền tệ mà ngân hàng trung ương cũng áp dụng trên thị trường mở như một phương pháp điều chỉnh cung –cầu tiền tệ.
7.3.4. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ
7.3.4.1. Nghiệp vụ vay và cho vay ngắn hạn
Nghiệp vụ này diễn ra chủ yếu giữa các ngân hàng thương mại, xuất phát từ chuỗi hoạt động kinh doanh tiền tệ cũng như hoạt động của các doanh nghiệp khác, tại một thời điểm nhất định một số ngân hàng thương mại tạm thời thừa vốn trong lúc một số ngân hàng thương mại khác rơi vào tình trạng thiếu vốn tạm thời. Từ đó, để góp phần đảm bảo khả năng thanh toán quan hệ điều tiết vốn giữa các ngân hàng thương mại phát sinh, chúng được thực hiện thơng qua những hình thức sau:
* Cho vay bằng tiền
Nếu căn cứ vào nhu cầu và thời hạn trên thị trường tiền tệ có thể gặp các loại tín dụng như tín dụng hàng ngày (cho vay từ ngày hơm trước đến ngày hơm sau); tín dụng theo yêu cầu (cấp vô thời hạn) không quy định rõ thời hạn trả nợ nhưng chủ nợ có thể xóa nợ bất cứ lúc nào; tín dụng cuối kỳ (được cấp vào thời điểm cuối tháng hoặc cuối năm); tín dụng có kỳ hạn (tùy theo thỏa thuận giữa đơi bên).
* Cho vay dưới hình thức cầm cố hoặc chiết khấu các chứng từ có giá
Trong trường hợp cần thiết khi ngân hàng thương mại vay vốn tại các ngân hàng thương mại khác nhưng khơng đủ thỏa mãn nhu cầu thì ngân hàng trung ương có thể hỗ trợ thơng qua các nghiệp vụ sau:
- Tái chiết khấu: Ngân hàng thương mại sẽ đem những chứng từ có giá mà trước đây đã chiết khấu cho khách hàng đến ngân hàng trung ương xin chiết khấu lại.
- Bảo chứng lại: Đây là nghiệp vụ cho vay vốn của ngân hàng trung ương đối với ngân hàng thương mại trên cơ sở đảm bảo bằng chứng từ có giá trước đó ngân hàng thương mại đã cho khách hàng vay dưới hình thức cầm cố.
Trang 142
7.3.4.2. Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn
Trong nghiệp vụ này cơng cụ lưu thông chủ yếu là các trái phiếu ngắn hạn được phát hành từ thị trường tiền tệ sơ cấp và được tổ chức mua bán tại thị trường tiền tệ thứ cấp.
Nghiệp vụ mua bán chứng từ có giá ngắn hạn gắn với hoạt động mang tính thương mại trên thị trường tiền tệ phát sinh trong một số chủ thể kinh tế cần bổ sung vốn bằng tiền của mình nên phát hành một lượngtrái phiếu ngắn hạn ra thị trường, trong khi một số chủ thể kinh tế khác đang muốn sinh lợi cho khoản vốn nhàn rỗi của mình bằng con đường kinh doanh trên thị trường tiền tệ, họ sẽ mua các trái phiếu ngắn hạn.
Giá mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ cũng chịu tác động của quan hệ cung cầu và được hình thành trong bối cảnh cạnh tranh của hai luồng: luồng cung là sự cạnh tranh giữa những người bán để bán được với giá cao nhất và luồng cầu là sự cạnh tranh giữa những người mua để mua được với giá thấp nhất. Giá cao nhất và giá thấp nhất của các loại giấy tờ có giá sẽ được niêm yết trên thị trường.
Ngoài số lượng trái phiếu ngắn hạn được phát hành và giao dịch tại thị trường tiền tệ, trong nghiệp vụ này người ta còn mua bán với nhau các loại giấy tờ có giá khác như kỳ phiếu thương mại, khế ước nợ, kỳ phiếu ngân hàng, các loại thư tín dụng…Và đặc biệt phải kể đến là ngân hàng trung ương với nghiệp vụ hoạt động trên thị trường mở. Đây là nghiệp vụ mua bán chứng khoán ngắn hạn của nhà nước. Ở nghiệp vụ này, ngân hàng trung ương thường buộc các ngân hàng thương mại tham gia mua bán lượng trái phiếu nhất định, qua đó sẽ đưa thêm tiền vào lưu thông bằng việc mua lại trái phiếu với giá cao và sẽ rút bớt tiền từ lưu thông về bằng việc bán trái phiếu. Nghiệp vụ trên thị trường mở đã trực tiếp tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối tiền tệ trong nền kinh tế. Do đó, nghiệp vụ này được xem là một trong những công cụ quan trọng để ngân hàng trung ươngđiều tiết cung –cầu về tiền tệ.
7.3.4.3. Rủi ro của các công cụ trên thị trường tiền tệ
Khi các nhà đầu tư bao gồm cá nhân, giám đốc tài chính của các cơng ty, các nhà đầu tư tổ chức,… đầu tư vào các chứng khoán của thị trường tiền tệ, họ phải đối mặt với rủi ro do lợi nhuận trên vốn đầu tư của họ khó dự báo trước được. Do các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả của các công cụ thị trường tiền tệ khó dự đốn được nên giá cả của các cơng cụ này cũng khó dự đốn. Nếu các cơng cụ thị trường tiền tệ không được giữ cho đến khi đáo hạn thì giá cả của chúng bán lại trên thị trường thứ cấp phụ thuộc, trước tiên, vào lãi suất phi rủi ro, kế đến phụ thuộc vào rủi ro tín dụng gắn với các cơng cụ đó. Tuy nhiên, do thời hạn đầu tư vào các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ ngắn hạn nên các nhà đầu tư thường không phải lo lắng đối với rủi ro lãi suất mà quan tâm nhiều hơn đến rủi ro tín dụng.
Trang 143
7.3.4.4. Sự tác động qua lại giữa lợi suất của các công cụ trên thị trường tiền tệ
Các nhà đầu tư tổ chức khi đầu tư vào thị trường tiền tệ thường nắm giữ và quản lý rất nhiều loại công cụ khác nhau. Các công cụ này thường là các loại sản phẩm có thể thay thế cho nhau, cho nên các nhà đầu tư có thể trao đổi cho nhau các cơng cụ thị trường tiền tệ để đạt được lợi suất đầu tư hấp dẫn. Kết quả là các công cụ trên thị trường tiền tệ thường có động thái lợi suất tương tự nhau, trong đó thấp nhất là lợi suất của tín phiếu kho bạc, kế đến lần lượt là lợi suất của chấp nhận ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu cơng ty.
7.3.4.5. Thị trường tiền tệ ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, tất cả các bộ phận của thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đều đã được hình thành. Nhưng do xuất phát điểm của nền kinh tế ở mức thấp và chúng ta mới chuyểnsang kinh tế thị trường nên nhìn chung thị trường tài chính chưa phát triển, đặc biệt là thị trường tiền tệ.
Thời gian qua, trong quá trình nhận thức cũng như vận động để hình thành và phát triển thị trường tài chính, chúng ta ít chú ý đến sự phát triển thị trường tiền tệ. Kết quả là các công cụ của thị trường tiền tệ Việt Nam rất nghèo nàn, chỉ có mỗi tín phiếu Kho bạc cịn các loại cơng cụ khác hầu như chưa phát triển. Điều này dẫn đến hệ lụy là thị trường tiền tệ, kể cả thị trường sơ cấp lẫn thị trường thứ cấp đều kém hấp dẫn và không thể thu hút được nhà đầu tư. Việc thiếu vắng một thị trường tiền tệ bên cạnh thị trường vốn và ngoại hối vừa gây nhiều khó khăn trong việc phát triển đồng bộ của thị trường tài chính, vừa gây khó khăn cho việc sử dụng thị trường mở như là một cơng cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
7.4. Thị trƣờng vốn
7.4.1. Khái niệm và phân loại
7.4.1.1. Khái niệm
Thị trường vốn là thị trường giao dịch của các cơng cụ tài chính có kỳ hạn trên một năm, là thị trường cung ứng vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế.
Tại các nước có nền kinh tế thị trường lâu đời, các quan hệ giao lưu vốn được phân định và xác lập với nhiều hình thức phong phú nên kết cấu của thị trường vốn cũng đa dạng hơn. Song nhìn chung, thị trường vốn bao gồm:
- Thịtrường vay nợ dài hạn biểu hiện qua hoạt động của hai dạng thị trường phổ biến là thị trường tín dụng thuê mua và thị trường vay thế chấp.
- Thị trường chứng khốn.
Trong đó, thị trường chứng khốn là hình thức vận động điển hình của thị trường vốn với khối lượng giao dịch và sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư; thị trường này luôn giữ vị trí chủ yếu trong kết cấu của thị trường vốn các nước.
Trang 144
Mặt khác, nếu nhìn trên góc độ bao quát về những hình thức giao dịch vốn trong nền kinh tế, thị trường vốn và thị trường chứng khoán chỉ là hai tên gọi khác nhau của cùng một định nghĩa chung về thị trường tư bản, trong đó thị trường vốn biểu hiện quan hệ bản chất bên trong của q trình giao dịch chứng khốn và thị trường chứng khốn là biểu hiện bên ngồi