Cơ sở hình thành thị trƣờng tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 143 - 145)

Chương7 THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

7.1. Cơ sở hình thành thị trƣờng tài chính

7.1.1. Sự cần thiết khách quan của quá trình điều tiết vốn trong nền kinh tế thị trường

Trước đây khi sản xuất và trao đổi hàng hóa chưa phát triển, q trình tái sản xuất xã hội mang nặng tính giản đơn và nền kinh tế khơng có nhiều dự án đòi hỏi những nguồn vốn đầu tư lớn. Lượng của cải dư thừa người ta có xu hướng cất trữ dưới dạng những thỏi, nén vàng trong những chum, lọ cho con cháu đời sau.

Khi xã hội phát triển và nền sản xuất hàng hóa được đổi mới về chiều rộng lẫn chiều sâu, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của con người, quá trình tái sản xuất đã phát sinh hàng loạt các dự án đòi hỏi những khoản vốn đầu tư lớn. Các doanh nghiệp thường không thỏa mãn với quy mơ hiện có và ln có kế hoạch ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm cải tạo và mở rộng quy mơ. Nhà nước thực hiện những cơng trình phát triển kinh tế xã hội mang tầm vóc quốc gia mà bản thân ngân sách nhà nước cũng không đủ khả năngđáp ứng. Tất cả đã tạo nên nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư.

Mặt khác, trong khung cảnh của nền kinh tế phát triển sơi động, người ta khơng cịn cất giữ những khoản tiết kiệm được trong két sắt mà ln tìm cách so sánh giữa đồng tiền hiện tại với đồng tiền tương lai, từ đó, muốn tìm mọi biện pháp để đồng tiền được sinh sơi. Đó là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức và từ các tầng lớp dân cư. Ngồi ra, với xu hướng quốc tế hóa thị trường thì những nguồn vốn nhàn rỗi từ nước ngồi cũngtạo nên nguồn cung ứng vốn đầu tư.

Thực tế khách quan nêu trên đã đặt ra yêu cầu là tạo điều kiện cho những dòng chảy của vốn gặp nhau thông qua hàng loạt các hình thức đầu tư thích hợp, cho thấy nền kinh tế thị trường không chỉ là nơi gặp gỡ những nguồn cung – cầu về hàng hóa mà cịn là nơi diễn ra các quan hệ điều tiết vốn tiền tệ, sự giao lưu giữa những nguồn cung - cầu về vốn.

Trang 135

7.1.2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển luôn xuất hiện nguồn cung – cầu về vốn đầu tư. Sự kết nối giữa cung và cầu về vốn được thực hiện dưới nhiều hình thức.

Hình thức đơn giản nhất và cũng tồn tại lâu đời nhất là những quan hệ vay mượn trực tiếp giữa các tầng lớp dân cư hoặc quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp. Song hình thức này quy mơ vốn vận động khơng lớn và phạm vi điều tiết vốn không rộng mà chủ yếu chỉ diễn ra trên cơ sở quen biết và tín nhiệm giữa hai chủ thể trong quan hệ tín dụng.

Hình thức thứ hai tương đối phổ biến là sự ra đời và phát triển của các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các cơng ty tài chính. Hoạt động của các tổ chức này là nhịp cầu giao lưu giữa cung và cầu vốn vì các tổ chức này vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Cùng với sự phát triển kinh tế, các ngân hàng đã mở rộng quy mô hoạt động với số lượng chi nhánh ngày càng tăng và trở thành trung tâm tín dụng quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, xét trên giác độ là người đầu tư thì việc bỏ vốn vào ngân hàng để được hưởng mức lãi cố định chỉ phù hợp với những người muốn tìm chỗ ẩn náu tương đối an tồn cho nguồn vốn tiết kiệm. Vì vậy, đối với một số người đầu tư, hình thức giao lưu vốn thông qua ngân hàng trở nên đơn điệu và hạn hẹp về phạm vi lựa chọn phương án cho vay bởi họ khơng biết một cách chính xác đồng vốn của họ đang nằm trong lĩnh vực nào của nền kinh tế, cụ thể hơn nằm trong vốn kinh doanh của cơng ty hay xí nghiệp nào.

Hình thức thứ ba được phát triển khi mà chủ thể đại diện cho nhu cầu vốn đầu tư không muốn thơng qua các tổ chức tài chính trung gian mà họ sẽ chủ động tìm kiếm nguồn vốn đầu tư bổ sung bằng cách phát hành các chứng từ có giá. Phát triển sớm nhất là những tờ công trái do Ngân sách Nhà nước phát hành để huy động vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu chi và sau này khi các doanh nghiệp cần tập trung vốn đầu tư thì các loại cổ phiếu, trái phiếu ra đời ngày càng nhiều trong nền kinh tế.

Sự có mặt các loại chứng từ có giá đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư vì khơng những nó đa dạng và phong phú về chủng loại, người đầu tư sẽ biết được chính xác đường đi đồng vốn của mình, có thể mua bán các chứng từ có giá dễ dàng trên thị trường nên người đầu tư cảm thấy họ khơng bị bó buộc trong một phạm vi may rủi hạn hẹp. Trên thực tế một thị trường giao dịch các loại chứng từ có giá đã hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ mà người ta dùng thuật ngữ thị trường tài chính để chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán các chứng từ có giá trong nền kinh tế.

Như vậy, có thể nói sự ra đời và phát triển của các loại chứng từ có giá và quá trình giao lưu chuyển nhượng chúng trong nền kinh tế vừa có tác dụng giải quyết nhu cầu vốn đầu tư cho các chủ thể vay vốn vừa là cơ sở hình thành thị trường tài chính.

Trang 136

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)