Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 46 - 50)

Chƣơng 3 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.1. Một số khái niệm cơ bản

3.1.1 Khái niệm tài chínhdoanh nghiệp:

a) Khái niệm

Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất trong một nền kinh tế tư bản hỗn hợp. Nó thuê lao động và mua những thứ khác ở đầu vào nhằm sản xuất và bán hàng hóa.

Theo luật doanh nghiệp Việt Nam “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.”

Có nhiều khái niệm về doanh nghiệp và các khái niệm này có những điểm khác nhưng đều có những điểm chung sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện chức năng kinh doanh.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa các nhân tố đầu vào như vốn và lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và tiêu dung trên thị trường.

Các hình thức hoạt động của doanh nghiệp: Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại doanh nghiệp, cụ thể: Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động; Căn cứ vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp; Căn cứ vào tính chất tính chất mục tiêu kinh doanh; Căn cứ phương thức quản lý doanh nghiệp; Căn cứ hình thức sở hữu doanh nghiệp.

* Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động: bao gồm doanh nghiệp hoạt động tài chính và doanh nghiệp hoạt động phi tài chính.

* Căn cứ vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp: bao gồm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Doanh nghiệp lớn: Ở Việt Nam thường được hiểu là các tổng cơng ty hay tập đồn kinh tế

Trang 38 - Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Theo EEC: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lao động < 250 lao động và vốn < 540 tỷ VND

+ Theo WB: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lao động < 300 lao độngvà vốn < 300 tỷ VND

+ Theo OECD: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lao động < 500 lao động.

+ Theo NĐ 90/2001/NĐ-CP: Doanh nghiệp vừa và nhỏlà doanh nghiệp có số lao động <300 lao độnghay vốn < 10 tỷ VND

* Căn cứ theo tính chất tính chất của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp cơng ích và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

* Căn cứ hình thức quản lý doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động độc lập và doanh nghiệp hoạt động phụ thuộc.

* Căn cứ hình thức sở hữu doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp cổ phần; Doanh nghiệp nhà nước; Doanh nghiệp TNHH ( nhiều hay một thành viên, có yếu tố nước ngồi hay khơng …); Doanh nghiệp nước ngoài …

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác bao gồm các quan hệ sau: Quan hệ giữadoanh nghiệp với nhà nước; Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường; Quan hệ nội bộ doanh nghiệp.

* Quan hệ giữadoanh nghiệpvới nhà nước

- Nhà nước tác động đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua mơi trường đầu tư và chính sách vĩ mơ.

- Ngược lại, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

- Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vừa phụ thuộc vào chính sách thuế của nhà nước vừa phụ thuộc vào môi trường do nhà nước tạo ra.

* Quan hệ giữa doanh nghiệp vớithị trường

- Doanh nghiệp tham gia thị trường yếu tố sản xuất với tư cách là người mua. - Doanh nghiệp tham gia thị trường hàng hóa và dịch vụ với tư cách là người bán. - Hoạt động của thị trường và doanh nghiệp không tách rời nhau.

* Quan hệ nội bộ doanh nghiệp - Quan hệ doanh nghiệp mẹ - con.

Trang 39 - Quan hệ doanh nghiệp và người quản lý. - Quan hệ doanh nghiệp và người lao động.

Từ các mối quan hệ trên tathấy: Các quan hệ trên cho thấy sự vận động của dòng vốn tại doanh nghiệp và thể hiện ra bên ngoài bằng việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.

Như vậyTài chính doanh nghiệp là quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình chuyển

giao các nguồn lực tài chính giữa doanh nghiệpvà các chủ thể kinh tế - xã hội, được thể hiện thơng qua q trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”

b) Đặc điểmtài chính doanh nghiệp (TCDN) :

* Tài chính doanh nghiệp là tài chính của thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế theo phương thức hạch toán.

* Đặc trưng của tài chính doanh nghiệp là q trình vận động vốn và quỹ của doanh nghiệp,là quá trình vốn tiền tệ vận động để hình thành và sử dụng các vốn: Vốn cố định,vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính.Và các quỹnhư: Quỹ khấu hao TSCĐ, quỹ tiền lương,quỹ tích lũy mở rộng sản xuất kinhdoanh, quỹ dự phịng tai nạn rủiro trong kinh doanh, quỹ khen thưởng và phúc lợi.

c) Bản chất tài chính doanh nghiệp: Q trình vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nảy sinh các quan hệ kinh tế.

* Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước:

- Đó là quan hệ thu nộp các khoản thuế, phí, lệ phí mà các doanh nghiệp phải làm nhiệm vụ đối với nhà nước.

- Các doanh nghiệp cũng nhận được vốn đầu tư,vốn tài trợ,vốn tham gia cổ phần, liên doanh từ ngân sách nhà nước.

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác: Diễn ra trong q trình thanh tốn các hợp đồng kinh tế về trao đổi hàng hóa, cung ứng và nhận dịch vụ, hợp đồng tín dụng và các khoản tiền phạt khi vi phạm hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp.

- Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành nhiều bộ phận như: vốn xây dựng cơ bản, vốn vật tư,vốn tiền lương v.v… trong quá trình phân phối vốn kinh doanh thành các bộ phận vốn trên nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này nảy sinh khi các doanh nghiệp huy động vốn kinh doanh bằng các hình thức vay nợ của Ngân hàng thương mại, của các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ hay phát hành cổ phiếu trái phiếu công ty để huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Trang 40

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cơng nhân lao động:Đó là quan hệ phát sinh trong quá trình phân phối tiền lương, tiền thưởng, tiền phúc lợi của doanh nghiệp cho công nhân lao động nhằm tái tạo sức lao động.

Từ phân tích quan hệ kinh tế diễn ra trong quá trình vận động vốn tiền tệ của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh ta thấy : Bản chất TCDN là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập, phân phốivà sử dụng quỹ tiền cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1.2 Vai trị của tài chính doanh nghiệp

3.1.2.1 Tổ chức huy động và sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp (vốn là một loại hàng hóa và có giá cả của nó).

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng.Để thỏa mãn nhu cầu đó,địi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh để sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho xã hội,do vậy doanh nghiệp phải dùng cơng cụ tài chính huy động tối đa các vốn trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của mình.

Nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện này thì phải tăng cường đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động hạ thấp chi phí, giá thành, giá bán hàng.

TCDN phải thật tiết kiệm vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh luôn gắn liền với phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiết kiệm vốn đầu tư đồng nghĩa vớiđầu tư đúng hướng.

Mặckhác trong q trình sử dụng vốn kinh doanh địi hỏi phải mang lại hiệu quả của vốn thì doanh nghiệp mới đạt được mục đích đầu tư tức là có lợi nhuận để mở rộng quy mơ kinh doanh.

Doanh nghiệp tổ chức huy động phải đảm bảo sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc sử dụng vốnđược đánh giá thông qua:

- Việc bảo tồn và phát triển thơng qua việc đạt lợi nhuận kỳ vọng.

- Làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và nâng cao thu nhập cho người lao động.

3.1.2.2 Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp:

Các chính sách tài chính mà doanh nghiệp có thể sử dụng để kích thích các hoạt động kinh tế như:

Trang 41 - Tiền thưởng

- Chính sách khuyến khích vật chất …

3.1.2.3 Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Việc kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm các mục tiêu sau:

* Đảm bảo đủ vốn cho quá trình kinh doanh. * Sử dụng vốn có hiệu quả.

* Chi phí và giá thành sản phẩm. * Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 46 - 50)