Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 58 - 63)

Chƣơng 3 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.3 Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Nghiên cứu nội dung tài chính doanh nghiệp tập trung vào 2 nội dung chính là - Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

- Quản lý sử dụng vốn tài sản.

3.3.1 Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

Kế hoạch tài chính phải đánh giá được hoạt động hiệu quả đầu tư phân phối sử dụng thu nhập và kết quả kinh doanh cuối cùng. Kế hoạch tài chính bao gồm:

* Kế hoạch tài chính dài hạn (cho kỳ hạn 5, 10 năm hoặc xa hơn) thường chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố như sự thay đổi về thể chế chính trị, chính sách kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhiều nhân tố tiềm ẩn khác chưa dự kiến được.

* Kế hoạch đầu tư nhằm tạo lập nên tài sản cố định, công cụ lao động và những phương tiện kinh doanh cần thiết của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải dự báo nhu cầu, thị hiếu thị trường, sản phẩm có thể thay thế trong tương lai, những quy định mới về chuẩn môi trường sinh thái, tiêu chuẩn về chất thảinước thải, tiêu chuẩn về an toàn y tế,…nhằm đầu tư thích hợp để sử dụng có hiệu quả và đạt được mong muốn trong tương lai.

* Kế hoạch cơ cấu vốn là khai thác nguồn lực tài chính cho những trường hợp hoạt động thường xuyên lâu dài và những hoạt động có tính thời vụ. Kế hoạch này phải chỉ ra được những nguồn vốn mà doanh nghiệp có khả năng tiếp cận khai thác, tỷ trọng kết cấu từng nguồn vốn cũng như giá cả chi phí sử dụng từng nguồn vốn.

* Kế hoạch phân phối lợi nhuậnlà kế hoạch sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp cho nhu cầu tái đầu tư và chia lợi ích kinh tế cho người sở hữu.

* Kế hoạch tài chính ngắn hạnthường gắn liền với những hoạt động và mục tiêu cụ thể phải đạt được hàng năm, bán niên hoặc từng quý. Kế hoạch này phải linh hoạt thích nghi với những tác động của môi trường kinh doanh nhưng thơng qua đó phát hiện ra những khả năng mới để hồn thiện hoặc điều chỉnh kế hoạch tài chính dài hạn.

Các dự báo tài chính thường được sử dụng rộng rãi như một cơng cụ để lập dự tốn tài chính. Một dự tốn tài chính đơn giản là một dự báo về các báo cáo tài chính của cơng ty. Phương pháp lập dự tốn theo tỷ lệ % doanh thu là một phương pháp đơn giản, ước tính hợp lý được nhiều biến quan trọng. Các bước thực hiện trong lập dự báo tài chính:

Trang 50

Bước 1: Nghiên cứu các báo cáo tài chính quá khứ để xác định khoản mục nào trong báo cáo tài chính sẽ thay đổi theo doanh thu. Điều này cho phép người làm kế hoạch sẽ quyết định khoản mục nào được ước tính theo tỷ lệ % doanh thu, còn khoản mục nào được dự báo sử dụng các nguồn thông tin khác.

Bước 2: Dự báo doanh thu. Rất nhiều các khoản mục có liên quan trực tiếp với doanh thu kế hoạch, do đó dự báo doanh thu phải thật chính xác (nếu có thể). Hơn nữa, một khi dự tốn tài chính được hồn tất, nó cho chúng ta một ý tưởng tốt để đánh giá độ nhậy của kết quả hoạt động cho các phương án hợp lý trong dự báo doanh thu.

Bước 3: Ước tính các khoản mục trong từng báo cáo tài chính sử dụng các số liệu lịch sử và doanh thu mới tính được.

3.3.2 Quản lý và sử dụng vốn

Quản lý vốn cố định cần thực hiện trên 2 phương diện: Quản lý hiện vật và quản lý giá trị.

* Quản lý hiện vật là phương thức quản lýyêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau để từ đó có những biện pháp quản lývà sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn.Các cách phân loại TSCĐ phổ biến là:

- Căn cứ vào hình thái vật chất TSCĐ có 2 loại: + TSCĐ hữu hình

+ TSCĐ vơ hình

- Căn cứ vào quyền sở hữu:

+ TSCĐ do doanh nghiệp sở hữu là TSCĐ mua bằng vốn của mình, vốn vay hoặc do được biếu tặng những tài sản này giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh.

+ TSCĐ thuê ngoài gồm: TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính.Và theo điều 8 của thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

• Đối với TSCĐ thuê hoạt động:Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch tốn vào chi phí kinh doanh trong kỳ; Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.

• Đối với TSCĐ thuê tài chính:Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định; Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.

Trang 51

• Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và th tài chính) quy định bên đi th có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi th được phép hạch tốn vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa khơng q 3 năm. - Căn cứ vào tình trạng sử dụng:

• TSCĐ đang được khai thác sử dụng là những tài sản trực tiếp làm tăng năng suất, năng lực hoạt động của doanh nghiệp.

• TSCĐ chờ thanh lý là những tài sản hư hỏng, tài sản lạc hậu về công nghệ kỹ thuật, tài sản khơng tương thích.

* Quản lý giá trịlà phương thức quản lý gắn liền việc tính khấu hau TSCĐ và quản lý , sử dụng quỹ khấu hao của doanh nghiệp.

Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Trong q trình quản lý và sử dụng TSCĐ, để tái tạo TSCĐ doanh nghiệp phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự tính tốn số tiền biểu hiện mức hao mịn của TSCĐ.

Theo điều 9 của thông tư 45/2013/TT-BTC quy định tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tếđể khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sởđào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

- TSCĐ từ nguồn viện trợ khơng hồn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

- TSCĐ vơ hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thutiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Trang 52

- Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo phương pháp này khấu hao TSCĐ hàng năm được tính theo cơng thức:

Mkh=NG/T Trong đó:

+ Mkh: Mức khấu hao năm t. + NG: Nguyên giá tài sản

+ T: Là thời gian sử dụng định mức TSCĐ, có 2 loại:

• Thời gian sử dụng định mức về kỹ thuật: Thời gian này được xác định chủ yếu dựa vào các thông số kỹ thuật và do vậy mức khấu hao tính được chỉ khắc phục hiện tượng hao mịn hữu hình TSCĐ.

• Thời gian sử dụng định mức về kinh tế: Để chống lại hiện tượng mất giá do hao mịn vơ hình, dựa vào thời gian sử dụng định mức kỹ thuật người ta ước lượng xác định thời gian định mức về kinh tế. Thông thường thời gian sử dụng định mức về kinh tế của TSCĐ luôn nhỏ hơn thời gian sử dụng định mức về kỹ thuật của nó.

- Phương pháp khấu hao gia tốc giảm dần có 2 cách tính + Tính khấu hao theo giá trị cịn lại

• Mkh(t): là mức khấu hao năm thứ (t) • % KH(đc) = % KH X hệ số điều chỉnh

• GTCL(t) : là giá trị cịn lại của TSCĐ năm thứ (t)

Hệ số điều chỉnh được xác định lớn hơn 1 và thời gian sử dụng TSCĐ càng dài thì hệ số điều chỉnh càng lớn.

+ Tính khấu hao theo tỷ lệ khấu hao giảm dần

Với: TKH(t) = Mkh(t)=% KH(đc) X GTCL(t) MKH = TKH(t) X NG T(t) ΣT(i) n i=1

Trang 53 Trong đó:

• TKH(t): Tỷ lệ khấu hao năm thứ (t) • NG: Nguyên giá TSCĐ

• n: Thời hạn phục vụ của TSCĐ

• T(t), T(i): là số năm còn lại của TSCĐ từ năm thứ (t) hoặc thứ (i) Ngồi ra cịn có các phương pháp tính khấu hao khác như:

- Khấu hao tăng dần: Theo phương pháp này, lúc đầu mức khấu hao trích vào chi phí có giá trị nhỏ, sau đó dần dần được tăng lên.

- Khấu hao tính một lần khi kết thúc dự án.

- Khấu hao toàn bộ ngay lập tức khi dự án mới đi vào vận hành tạo ra thu nhập.

Theo điều 13 của thơng tư 45/2013/TT-BTC có các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. - Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Căn cứ khả năng đáp ứng các điềukiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

* Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có cơng nghệ địi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

Trang 54

* Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Trực tiếpliên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

- Công suất sử dụng thực tế bình qn tháng trong năm tài chính khơng thấp hơn 100% công suất thiết kế.

3.3.3 Quản lý và sử dụng tài sảnlưu động:

Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động cần tập trung vào phân loại tài sản lưu động, cách thức quản lý từng loại tài sản lưu độngvà đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Phân loại tài sản lưu động: Doanh nghiệp tiếnhành phân loại tài sản lưu động, từ đó đưa ra những cách thức quản lý sao ho nó có hiệu quả. Thực tế có các cách phân loại TSLĐ cơ bản sau:

+ Căn cứ vào hình thái biểu hiện, TSLĐ được chia thành:

• Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng, tiền trong thanh tốn,… • Ngun vật liệu, sản phẩm dở dang bán thành phẩm, thành phẩm,… + Căn cứ vào cơng dụng:

• Tài sản lưu động dữ trữ kinh doanh: Nguyên vật liệu, công cụ lao động, phụ tùng thay thế…

• Tài sản lưu động trong sản xuất: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước…

• Tài sản lưu động trong lưu thơng: Thành phẩm, hàng hóa, các khoản thế chấp, ký cược, các khoản tạm ứng tiền trong thanh toán…

- Cách thức quản lý từng loại tài sản: bao gồm các cách thức quản lý sau: Quản lý vốn bằng tiền, quản lý các khoản phải thu và quản lý hàng tồn kho.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua hiệu quả sử dụng vốn và mức sinh lợi của vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)