Chính sách tiền tệ và vai trò của ngân hàng Trung ƣơng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 135 - 142)

Chương 6 NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG

6.4. Chính sách tiền tệ và vai trò của ngân hàng Trung ƣơng

6.4.1 Khái niệm

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mơ do Ngân hàng trung ương soạn thảo và tổ chức thực hiện nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định.

Trong nền kinh tế, có nhiều chính sách vĩ mơ, mỗi chính sách đều có vị trí và vai trị riêng của nó, trong đó chính sách tiền tệ ln được coi là một chính sách quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chính sách vĩ mơ khác.

Ổn định tiền tệ và nâng cao sức mua đồng tiền trong nước ln được coi là mục tiêu có tính chất dài hạn. Ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ phải kiểm sốt được tiền tệ làm sao cho phù hợp giữa khối lượng tiền và tổng sản phẩm quốc dân, giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, giữa tiền và hàng, không gây thừa hoặc thiếu tiền so với nhu cầu lưu thơng.

Trang 127

Có thể nói: Chính sách tiền tệ là hệ thống các quan điểm, các chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động về tiền tệ - tín dụng, ngân hàng và ngoại hối, tạo ra sự ổn định của lưu thông tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển.

Xét cho cùng, chính sách tiền tệ có thể xác định theo một trong hai hướng sau:

- Chính sách tiền tệ mở rộng là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo cơng ăn việc làm. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm vào chống suy thối.

- Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển q nóng của nền kinh tế. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm vào việc kiềm chế lạm phát.

Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của Ngân hàng trung ương.Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn xuyên suốt trong mọi hoạt động của Ngân hàng trung ương. Các hoạt động khác của ngân hàng trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt được các mục tiêu của nó.

6.4.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ chung của chính sách tiền tệ là một mặt cung ứng đủ tiền cho nền kinh tế, mặt khác đảm bảo sự ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là chính sách tiền tệ theo đuổi các mục tiêu sau:

6.4.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Một nền kinh tế phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng ổn định là mục tiêu của bất kỳ chính sách kinh tế vĩ mơ nào. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, sẽ nâng thu nhập của người lao động, đảm bảo các chính sách xã hội được thỏa mãn, trên cơ sở đó ổn định về chính trị và xã hội.

Thực hiện mục tiêu này, ngân hàng trung ương thường cung thêm một khối lượng tiền vào lưu thông. Khi khối tiền tăng lên, lãi suất tín dụng thường giảm xuống, kích thích đầu tư, tăng tổng sản phẩm quốc nội. Mặt khác, khi tăng khối lượng tiền làm tăng tổng cầu, kích thích gia tăng sản xuất.Ngược lại, khối lượng tiền giảm, đầu tư giảm, tổng sản phẩm quốc nội giảm.

6.4.2.2 Tạo công ăn việc làm

Cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ cũng hướng vào mục tiêu tạo công ăn việc làm cho mỗi người, nhất là đối với các quốc gia chưa phát triển. Chính sách tiền tệ chỉ có thể hướng vào việc tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn, thông qua các tác động để mở rộng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh tế. Chống thất nghiệp, tạo công ăn việc làm chỉ có thể đạt tới mức nhân dụng cao nhất, khó có thể tồn dụng nhân cơng. Muốn đạt được mục tiêu về cơng ăn việc làm thì phải chống suy thoái, đạt được mức tăng trưởng ổn định.

Trang 128

Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì sẽ tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhà nước cần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng.

6.4.2.3 Kiểm sốt lạm phát

Trong điều kiện lưu thơng tiền vàng hay tiền giấy tự do chuyển đổi ra vàng thì giá trị tiền tệ ln ln được ổn định do cơ chế tự phát của tiền vàng.

Trong điều kiện lưu thông tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng, lạm phát luôn là khả năng tiềm tàng, ngân hàng trung ương coi việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Kiểm sốt lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ là tiền đề cho việc phát triển kinh tế lâu dài, đảm bảo ổn định đời sống người lao động.

Thơng qua chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể góp phần quan trọng trong việc kiểm sốt lạm phát. Với chính sách tiền tệ mở rộng, lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên dẫn đến tình trạng lạm phát. Ngược lại, với chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế lượng cung tiền trong nền kinh tế, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm xuống, tỷ lệ lạm phát sẽ giảm.

Kiểm soát lạm phát được biểu hiện trước hết ở chỗ ổn định giá trị đối nội của đồng tiền (sức mua của nó đối với hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước) và giá trị đối ngoại của đồng tiền (được đo bằng tỷ giá hối đoái thả nổi). Trong nền kinh tế mở, tỷ giá đồng tiền được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Bởi vì, một sự tăng lên trong giá trị đồng bản tệ so với ngoại tệ sẽ hạn chế xuất khẩu. Ngược lại, giá trị đồng bản tệ giảm xuống so với ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

Giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước cũng như ổn định tỷ giá hối đoái.

6.4.3 Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ

* Kênh lãi suất

Kênh này được Keynes miêu tả như sau: Khi chính sách tài khóa mở rộng (M tăng), lãi suất thực giảm (I giảm), làm giảm giá cả vay vốn, kéo theo nhu cầu đầu tư tăng (I tăng), dẫn đến tăng cầu và tăng sản lượng (Y tăng).

Nhu cầu đầu tư nhạy cảm với lãi suất thực chứ không phải với lãi suất danh nghĩa nên NHTW tác động đến lãi suất thị trường.

Trang 129 * Kênh giá cả tài sản

Theo Mishkin có 3 loại giá cả tài sản mà thơng qua đó chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là: Tỷ giá hối đoái; Giá cả chứng khoán; Giá cả bất động sản.

- Tỷ giá hối đối

Có 2 loại tỷ giá hối đoái tác động đến bảng cân đối tài sản của các công ty là: + Tỷ giá hối đối tác động xuất khẩu thuần.

Chính sách tiền tệ mở rộng dẫn đến lãi suất đồng nội tệ giảm, kéo theo đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm).

Sự giảm giá đồng nội tệ làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn hàng hóa nước ngồi, xuất khẩu rồng gia tăng, vì thế gia tăng sản lượng.

+ Tỷ giá hối đoái tác động đến bảng cân đối tài sản.

Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ, gia tăng gáng nặng nợ, kéo theo là giá trị thuần của tài sản giảm, dẫn đến vay mượn giảm, giảm đầu tư và giảm sản lượng.

- Giá cả chứng khoán: Cơ chế truyền dẫn giá cả chứng khốn tác động đến:

+ Tác động đến đầu tư: Chính sách tiền tệ mở rộng (M tăng) sẽ làm hạ lãi suất thị trường, trái phiếu ít hấp dẫn so với cổ phiếu. Nhu cầu và giá cổ phiếu tăng khiến cho mỗi cổ phiếu phát hành huy động được nhiều vốn hơn, theo đó chi phí thay thế vốn giảm, dẫn đến kích thích đầu tư tăng cao làm cho tổng cầu tăng. Cơng ty có thể mua nhiều tài sản với một lượng nhỏ chứng khoán phát hành.

+ Tác động đến bảng cân đối của cơng ty: Tín dụng và giá cả chứng khốn tác động đến bảng cân đối cơng ty. Chính sách tiền tệ mở rộng (M tăng) dẫn đến làm tăng giá cả chứng khoán, theo đó giá trị thuần của cơng ty tăng lên. Một sự gia tăng giá cả thuần làm tăng khả năng thế chấp trong vay nợ của công ty dẫn đến vay nợ tăng lên. Vay nợ tăng, chi đầu tư tăng, kéo theo tổng cầu tăng.

+ Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình: Chính sách tài chính mở rộng sẽ làm tăng giá cả chứng khốn, gia tăng sự giàu có của hộ gia đình (tài sản chính của hộ gia đình là chứng khoán) dẫn đến tiêu dùng tăng lên.

- Giá cả bất động sản: Giá cả bất động sản tác động đến tổng cầu thông qua các kênh: + Tác động đến chi tiêu nhà ở: Chính sách tiền tệ mở rộng (M tăng) làm giảm lãi suất, giảm chi phí tài trợ nhà ở và vì thế làm tăng giá cả nhà ở. Sự tăng giá cả nhà ở làm gia tăng lợi nhuận của các cơng ty xây dựng nhà vì thế chi tiêu nhà ở tăng, kéo theo tổng cầu xã hội tăng.

Trang 130

+ Tác động đến mức giàu có của các hộ gia đình: Chính sách tiền tệ mở rộng (M tăng) là gia tăng giá cả nhà ở, gia tăng giàu có củahộ gia đình (giá cả nhà ở là hợp phần quan trọng của mức giàu có của hộ gia đình), kéo theo gia tăng chi tiêu dùng và tổng cầu xã hội.

+ Tác động đến bảng cân đối tài sản của ngân hàng: Chính sách tiền tệ mở rộng (M tăng) là gia tăng giá cả bất động sản, gia tăng giá trị tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng dẫn đến đầu tư và sản lượng tăng lên.

6.5. Các cơng cụ của chính sách tiền tệ

Để thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện chức năng và vai trị của mình, ngân hàng trung ương đã sử dụng hàng loạt các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở,… Mỗi loại cơng cụ có cơ chế vận hàng riêng và ưu nhược điểm khác nhau.Tùy thuộc vào tình hình thực tế của nền kinh tế để sử dụng các công cụ này một cách phù hợp, hiệu quả.

6.5.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng trung gian phải duy trì theo quy định của ngân hàng trung ương. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi trên một khoảng thời gian nhất định.

Dự trữ bắt buộc được xác định bằng cách:

Tiền dự trữ = Tổng tiền gửi phải * Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tính dự trữ bắt buộc bắt buộc

Tùy theo điều kiện của từng nước, trong từng thời kỳ, có nhiều quy định về việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau.

Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng trung gian và quan trọng hơn là để ngân hàng trung ương kiểm sốt q trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng.

Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, các yếu tố khác không đổi, khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng trung ương giảm, lượng tiền trong lưu thông giảm.

Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm, khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng trung gian được mở rộng, tăng lượng tiền trong lưu thông

Việc tăng (giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là ngân hàng trung ương đang thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt (nới lỏng), tức là thắt chặt (nới lỏng) khả năng tạo tiền của ngân hàng trung gian.

Việc tăng (giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng có nghĩa là làm tăng (giảm) chi phí tín dụng của các ngân hàng trung gian.

Trang 131 * Cơng cụ dự trữ bắt buộc có các ưu điểm

- Sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ tác động đến các ngân hàng như nhau và đầy quyền lực.

- Một sự thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tác động đến khối tiền tệ rất lớn. * Cơng cụ dự trữ bắt buộc có các nhược điểm

- Ngân hàng trung ương muốn thay đổi cung tiền tệ ở biên độ nhỏ khó thực hiện nếu sử dụng cơng cụ này.

- Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến khả năng thu doanh lợi của ngân hàn thương mại.

- Thường xuyên thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc gây ra tình trạng khơng ổn định của ngân hàng thương mại.

6.5.2 Lãi suất

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, thay đổi lãi suất kéo theo thay đổi chi phí tín dụng, tác động đến khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Lãi suất là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ.

Ngân hàng trung ương kiểm sốt trực tiếp lãi suất bằng cách: Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn; Sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay; Công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch.

Ngân hàng trung ương kiểm sốt gián tiếp lãi suất bằng cách: Cơng bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường; Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với thị trường mở để can thiệp và điều chỉnh lãi suất thị trường.

Tái cấp vốn là cách để ngân hàng trung gian đưa tiền ra lưu thông, đồng thời khống chế về số lượng và chất lượng tín dụng của các ngân hàng trung gian.

Nếu căn cứ vào mục đích, các khoản tái cấp vốn của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng trung gian bao gồm: Cho vay thanh toán đối với các ngân hàng thiếu hụt tạm thời, cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, cho vay thời vụ để đáp ứng nhu cầu thời vụ của một số ngân hàng.

Thông qua việc ấn định lãi suất tái cấp vốn, ngân hàng trung ương tác động đến chi phí vay mượn của các ngân hàng trung gian tại ngân hàng trung ương:

- Nếu lãi suất tái cấp vốn tăng lên, chi phí khoản tiền vay từ ngân hàng trung ương tăng lên, ngân hàng trung gian bất lợi trong vay vốn, ngân hàng trung gian khơng có khả năng bành trướng tín dụng.

- Nếu lãi suất tái cấp vốn giảm xuống, ngân hàng trung gian có khả năng bành trướng tín dụng.

Trang 132

Tái cấp vốn là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trung ương tất yếu sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng, vì vậy phải địi hỏi tiến hành một cách thận trọng dựa trên hai tiêu chuẩn: Định lượng và định tính.

- Về mặt định lượng: Cần xem lại hạn mức tín dụng mà ngân hàng trung ương dành cho ngân hàng trung gian có và cịn hay khơng

- Về mặt định tính: Cần xem xét các hồ sơ tín dụng và các chứng từ xin tái chiết khấu có lành mạnh hay khơng và có xứng đáng được tiếp vốn hay khơng

Ở các nước công cụ tái cấp vốn được sử dụng một cách phổ biến. Qua công cụ tái cấp vốn, ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng. Tái cấp vốn được thực hiện trên nền các giấy tờ có giá nên thời hạn vay mượn là rõ ràng, việc hoàn trả nợ tương đối chắc chắn, tiền vay vận động phù hợp với sự vận động của quy luật cung cầu thị trường.

6.5.3 Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các chứng khoán ngắn hạn của Ngân hàng trung ương trên thị trường tiền tệ

Ở các nước phát triển, nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Nếu muốn tăng khối lượng tiền trong lưu thơng, mở rộng tín dụng, ngân hàng trung

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 135 - 142)