Chương 6 NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG
6.1. Quá trình ra đời và bản chất của ngân hàng Trung ƣơng
6.1.1 Khái quát quá trình ra đời của Ngân hàng trung ương:
Quá trình hình thành ngân hàng trung ương ở các nước khác nhau là một quá trình lâu dài và thường là đa dạng, do ở mỗi nước có những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội. Nhìn chung sự ra đời của Ngân hàng trung ương được phát triển theo một trật tự nhất định.
Thời kỳ đầu (từ khoảng thế kỷ 12 đến thế kỷ 18) ở hầu hết các nước Châu Âu, các ngân hàng kinh doanh tiền tệ lần lượt ra đời, nói chung thực hiện những chức năng tương tự nhau, bao gồm nhận tiền gửi, cho vay, phát hành kỳ phiếu của ngân hàng mình vào lưu thơng, thực hiện các dịch vụ tiền tệ khác.
Về sau (từ khoảng thế kỷ 18 và thế kỷ 19) do quy mơ và phạm vi lưu thơng hàng hóa được mở rộng, trong lưu thơng có q nhiều loại kỳ phiếu ngân hàng tư nhân đã gây cản trở cho giao lưu và phát triển kinh tế. Do đó, nhà nước của các nước đã bắt đầu can thiệp vào hoạt động của hệ thống ngân hàng bằng cách hạn chế số lượng các ngân hàng được phép phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Nhà nước ban hành luật lệ chỉ cho phép một hoặc một số ngân hàng có năng lực tài chính lớn và có tín nhiệm hơn cả được thực hiện chức năng phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Từ đó hệ thống ngân hàng được phân định thành 2 loại:
Trang 118
- Những ngân hàng được phép phát hành tiền được gọi là ngân hàng phát hành. Đây là những ngân hàng lớn, có uy tín, tài chính vững mạnh. Ngân hàng phát hành giảm dần và đi đến không giao dịch với công chúng mà chỉ giao dịch với các ngân hàng trung gian.
- Những ngân hàng không được phép phát hành tiền được gọi chung là ngân hàng trung gian. Ngân hàng trung gian giao dịch với công chúng, thực hiện kinh doanh tiền tệ thuần túy.
Tuy nhiên số ngân hàng được phép phát hành tiền ở từng nước cũng còn tới hàng chục ngân hàng, đều thuộc sở hữu tư nhân. Sẽ khơng có gì đảm bảo rằng những tư nhân này sẽ khơng đưa ra những chính sách có hại cho quốc gia, cho nền kinh tế khi mà quyền lợi cá nhân của họ bị đe dọa hoặc là mâu thuẫn với lợi ích quốc gia. Tức là, việc ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân sẽ không cho phép Nhà nước có thể can thiệpmột cách thường xuyên và kịp thời vào hoạt động kinh tế thơng qua các cơng cụ của chính sách tiền tệ (Nhà nước khơng thể chủ động kiểm sốt được khối lượng tiền phát hành, khơng có điều kiện can thiệp vào hoạt động của hệ thống tài chính để điều khiển kinh tế thông qua tác động của tiền tệ ).
Vì vậy, từ khoảng đầu thế kỷ 19 trở đi, lần lượt các nước đã tiến hành thành lập ngân hàng phát hành do Nhà nước quản lý, thực hiện cơ chế một ngân hàng độc quyền phát hành tiền để thơng qua ngân hàng này, Nhà nước có thể chủ động việc kiểm sốt phát hành tiền và điều tiết khối lượng tiền cung ứng, phục vụ cho quản lý và phát triển kinh tế. Đặc biệt từ sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và sau thế chiến lần thứ hai phần lớn các nước đều tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng phát hành chuyển thành sở hữu của nhà nước. Đây chính là q trình hình thành ngân hàng phát hành và xác lập cho ngân hàng này chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, được gọi là Ngân hàng trung ương. Việc quốc hữu hóa ngân hàng phát hành được thực hiện bằng cách Nhà nước bỏ tiền ra mua lại toàn bộ cổ phiếu của ngân hàng phát hành.Toàn bộ hội viên của hội đồng quản trị và bộ máy lãnh đạo điều hành, thanh tra, kiểm soát đều do nhà nước bổ nhiệm trên cơ sở cơ cấu cũ trước khi quốc hữu hóa.
Như vậy sự ra đời của ngân hàng trung ương là hệ quả của q trình chuyển hóa ngân hàng thương mại thành ngân hàng phát hành, và ngân hàng phát hành thành ngân hàng trung ương gắn liền với sự can thiệp của Nhà nước trên lĩnh vực này. Sự ra đời của ngân hàng trung ương xuất phát từ địi hỏi của sản xuất và lưu thơng hàng hóa, cùng với yêu cầu của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thơng qua các cơng cụ của chính sách tiền tệ. Nó ra đời khơng vì mục đích tìm kiếm doanh lợi, mà xuất phát từ yêu cầu của quản lý và điều tiết lưu thông tiền tệ, thực hiện nhiệm vụ ổn định tiền tệ, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an tồn và có hiệu quả để phát triển kinh tế. Dù tên gọi không giống nhau như Quỹ dự trữ liên bang, Ngân hàng nhà nước, viện phát hành,… chúng đều có chung một tính chất: Ngân hàng trung ương.
Trang 119
Hiện nay, ở một số nước ngân hàng trung ương khơng hồn tồn thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng hoạt động vẫn mang tính chất như một ngân hàng của nhà nước và cơ quan quản lý cao nhất của nó là do nhà nước bổ nhiệm và miễn nhiệm. Chẳng hạn: Ngân hàng trung ương Nhật Bản là ngân hàng cổ phần (nhà nước chiếm 55%) nhưng cơ quan quản trị ngân hàng có 7 thành viên do chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ là ngân hàng cổ phần với hội đồng thống đốc có 7 thành viên do Tổng thống đề cử và Quốc hội bổ nhiệm,…
6.1.2 Bản chất của ngân hàng Trung ương
- Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành cơng quản có thể biệt lập hay phụ thuộc Chính Phủ.
- Ngân hàng trung ương độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng .
- Ngân hàng trung ương thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh lực tiền tệ - tín dụng – ngân hàng.
- Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ để điều hịa lưu thơng tiền tệ và quản lý hệ thông ngân hàng.
- Ngân hàng trung ương không giao dịch với công chúng, chỉ giao dịch với kho bạc và NHTG.