Cấu trúc nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 55 - 58)

Chƣơng 3 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.2. Cấu trúc tài chính doanh nghiệp

3.2.2 Cấu trúc nguồn tài trợ

3.2.2.1 Khái niệm

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau rất gây gắt nên để hoạt động có hiệu quả các doanh nghiệp cần có cấu trúc vốn phù hợp cho từng giai đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có khả năng thích ứng với những thay đổi của mơi trường đầu tư.

Nguồn tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp là những nguồn lực tài chính có trong nền kinh tế, được nhà đầu tư doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều phương pháp, hình thức, cơ chế, kỳ hạn khác nhau, nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh trước mắt và lâu dài.

3.2.2.2 Các nguồn vốn tài trợ:

Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpcó nhiều cách phân loại như căn cứ vào tính chất sở hữu, căn cứu vào phạm vi tài trợ, căn cứ vào thời gian tài trợ.

*Căn cứ vào tính chất sở hữu, nguồn vốn tài trợ bao gồm: vốn chủ sở hữu; nguồn vốn đi vay và tín dụng.

- Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu được quyền sử dụng theo nhu cầu mục đích kinh doanh của mình. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ (vốn đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu); nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế; nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới.

Theo điều 66 Thông tư 200/2014/TT-BTC, vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp cịn lại thuộc sở hữu của các cổ đơng, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như:

+ Vốn góp của chủ sở hữu;

+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; + Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Kế tốn khơng ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu ln được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối khơng ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu. Trường hợp nhận vốn góp

Trang 47

bằng tài sản phi tiền tệ thì kế tốn phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại ngày góp vốn.

Vốn điều lệlà tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. (Điều 4 luật doanh nghiệp 2014)

Nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế: Các doanh nghiệp có thể làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng hình thức tự tài trợ từ nguồn lợi nhuận thể hiện bằng các loại quy định kinh doanh củadoanh nghiệp (Sử Đình Thành, 2008).

Nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới: Các doanh nghiệp thuộcloại hình cơng ty có thể huy động tăng thêm vốn bằng cách gọi thêm các nhà đầu tư mới trong nước hoặc nước ngoài. Nhưng phương thức tài trợ theo cách này đưa đến tình trạng là các nhà đầu tư ban đầu phải phân chia lại quyền kiểm sốt doanh nghiệp và lợi ích kinh doanh của các nhà đầu tư mới (Sử Đình Thành, 2008).

Khi sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn này có các ưu điểm sau:

+ Khi sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp được sử dụng lâu dài nên chủ động trong các hoạt động đầu tư dài hạn và không chịuáp lực về thời gian sử dụng.

+ Nguồn vốn này thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo ra sự an tồn, uy tín trong doanh nghiệp.

+ Nguồn vốn này tạo ra khả năng huy động để tiếp nhận các nguồn vốn khác.

- Nguồn vốn đi vay và chiếm dụng hợp pháp là nguồn vốn doanh nghiệp chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian cụ thể và phải hoàn trả cho người sở hữu. Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, nguồn vốn huy động bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thuê tài sảnvà các nguồn chiếm dụng hợp pháp.

+ Nguồn vốn tín dụng ngân hànglà vốn vay ngân hàng. Ngân hàng thương mại có thể cung cấp vốn tương ứng với thời gian và quy mơ mà doanh nghiệp có nhu cầu. Nguồn vốn này có những ưu điểm sau:

• Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho việc đầu tư.

• Thời hạn vay đa dạng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này.

• Chi phí sử dụng vốn vay tương đối ổn định nên doanh nghiệp có thể xác định chi phí sử dụng một cách thuận lợi và chi phí này được tính vào chi phí kinh doanh.

• Ngân hàng khơng can thiệt vào q trình quản lý điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 48

Tuy nghiên, nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn vay nên khi sử dụng nguồn vốn này ngân hàng địi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc phải có uytín để đảm bảo khả năng thanh tốn cho ngân hàng.

+ Tín dụng thương mại là nguồn vốn hình thành trong quan hệ mua bán chịu vật tư, hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây là nguồn vốn ngắn hạnvà được thực hiện giữa các doanh nghiệp khi có sự tín nhiệm và cung ứng thường xuyên về vật tư hàng hóa. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Nguồn vốn huy động bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu cầu phải có sự cho phép của luật phápvà muốn thu hút vốn qua kênh này địi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín, kinh doanh có hiệu quả.

+ Th tài sản là hình thức doanh nghiệp bổ sung thêm năng lực kinh doanh bằng cách thuê quyền sử dụng tài sản của người cho thuê. Doanh nghiệp được quyền sử dụng tài sản thuê trong một thời gian đã thỏa thuận và trả cho người cho thuê một số tiền nhất định gọi là giá cả của việc sử dụng tài sản thuê. Tùy theo nhu cầu và thời sản sử dụng tài sản doanh nghiệp có thể thuê hoạt động hay th tàichính. Th tài sản có các ưu điểm sau:

• Doanh nghiệp tránh được các rủi ro do lạc hậu về cơng nghệ và có thể hồn trả tài sản thuê trước kỳ hạn.

• Doanh nghiệp được hưởng lợi từ lá chắn thuế vì chi phí th được tính vào chi phí kinh doanh nên khơng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Các nguồn chiếm dụng hợp pháp là những khoản vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian, sau đó hồn trả, thanh tốn cho người sở hữu và có chi phí sử dụng bằng khơng. Nguồn vốn này bao gồm tiền lương phải trả, bảo hiểm xã hội phải thanh toán, tiền thuế phải nộp và các khoản phải thanh tốn khác,…Nguồn vốn này có những ưu điểm sau:

• Giải quyết phần nào nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình kinh doanh.

• Chi phí sử dụng bằng khơng.

* Căn cứ vào phạm vi tài trợ, nguồn vốn tài trợ bao gồm nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

- Nguồn vốn bên trong: Nguồn vốn này được hình thành từ trích lập lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, quỹ khấu hao.

- Nguồn vốn bên ngoài: Nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn liên doanh, liên kết, phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng ngân hàng, các khoản phải thanh toán,…

* Căn cứ vào thời gian tài trợ, nguồn vốn tài trợ bao gồm: Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.

Trang 49

- Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn: Nguồn vốn này bao gồm tín dụng thương mại, các khoản chiếm dụng về tiền lương, tiền thuế; tín dụng ngắn hạn ngân hàng và các khoản phải trả khác,…

- Nguồn vốn dài hạn: Nguồn vốn này bao gồm tín dụng ngân hàng dài hạn, phát hành trái phiếu, huy động vốn góp cổ phần,liên doanh, bổ sung vốn từ lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 55 - 58)