Vai trò của thị trƣờng tài chính

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 163 - 166)

Chương7 THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

7.5. Vai trò của thị trƣờng tài chính

Với hai bộ phận cấu thành chủ yếu là thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường tài chính đã thật sự đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế thịtrường.

Thị trường tài chính là trung tâm điều tiết cung nguồn vốn tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu: từ phạm vi điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn thông qua hoạt động của thị trường tiền tệ đến việc cung ứng kịp thời những nhu cầu vốn trung và dài hạn cho những doanh nghiệp và cho những dự án phát triển kinh tế xã hội thông qua hoạt động của thị trường vốn. Thể hiện vai trị này thị trường tài chính là nơi đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, là nơi dừng của những nguồn vốn nhàn rỗi. Nói cách khác thị trường tài chínhđã tạo ra mơi trường thuận lợi để dung hịa các lợi ích kinh tế khác nhau: người đi vay có điều kiện thu hút được vốn và người cho vay có thể sinh lời cho lượng tiền tiết kiệm. Mặt khác, cùng với xu hướng quốc tế hóa hoạt động của thị trường nên thị trườngtài chính ngày nay khơng chỉ dừng lại ở phạm vi điều tiết vốn trong nước mà còn tham gia vào sự vận động vốn với nước ngồi. Từ đó quy mơ hoạt động của thị trường tài chính được mở rộng về phạm vi hoạt động, đa dạng về các nghiệp vụ hoạt động và phong phúvới các chủ thể tham gia.

Trang 155

Xuất phát từ chỗ thị trường tài chính là nơi diễn ra quan hệ mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khốn, như vậy, sự có mặt của thị trường tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho q trình chuyển nhượng sở hữu vốn, từ đó góp phần tăng thêm sự mời gọi đối với giới đầu tư, bởi lẽ người ta cảm thấy khơng bị bó buộc trong một phạm vi may rủi hạn hẹp mà có thể dễ dàng chuyển vốn đầu tư trên thị trường tài chính so với những hình thức đầu tư khác.

Trong những thập niên gần đây sự phát triển của thị trường tài chính đã góp phần khơng nhỏ trong chức năng điều tiết vĩ mơ của nhà nước đối với q trình điều hịa cung cầu về tiền tệ và ngăn chặn lạm phát. Trên cơ sở thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào những mục tiêu đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sự hoạt động của thị trường tài chính đã giảm khối lượng tiền dư thừa trong lưu thơng đồng thời góp phần tăng vịng quay đồng vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương cịn thơng qua thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để vận dụng linh hoạt những công cụ điều tiết vĩ mô như lãi suất thị trường, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở…để thực thi chính sách tiền tệ nhằm mục đích kiểm sốt lạm phát và ổn định tiền tệ. Như vậy với vai trị này, thị trường tài chính đã tạo khả năng thuận lợi cho ngân hàng trung ương điều chỉnh và giám sát số cung về tiền tệ, tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở.

Với những vai trò quan trọng nêu trên trong xu thế chuyển sang nền kinh tế thị trường, chủ trương hình thành thị trường tài chính ở Việt Nam của Nhà nước là đúng đắn. Nhìn ra thế giới, sự phát triển của các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật, khối EC và mới đây là các nước khối NIE vùng Châu Á khơng thể bỏ qua sự đóng góp của một thị trường tài chính phát triển. Ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay việc giải quyết nhu cầu về vốn cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đang là một vấn đề bức bách được đặt ra. Hiện nay số lượng tiền tệ tam thời nhàn rỗi ở các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư cịn khá lớn, do đó sự phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian cùng với sự hình thành các thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã trở thành yêu cầu cần thiết nhằm phục vụ cho công cuộc đa dạng hóa các phương thức đầu tư, tăng cường sự hấp dẫn đối với các nguồn vốn trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường tài chính là yếu tố quan trọng biểu hiện tính hiệu quả và khả năng thanh tốn của hệ thống tài chính, tạo điều kiện cho người đi vay và người cho vay lựa chọn phương án đầu tư sử dụng vốn tiền tệ có hiệuquả nhất.

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƢƠNG 7

1. Trình bày cơ sở hình thành thị trường tài chính?

2. Trình bày khái niệm thị trường tài chính? Có bao nhiêu cách phân loại thị trường tài chính? Kể tên các cách phân loại. Trình bày cách phân loại thị trường tài chính dựa vào hình thức huy động vốn?

3. Trình bày khái niệm thị trường tiền tệ. Để phân loại thị trường tiền tệ căn cứ vào cơ cấu tổ chức, người ta phân loại thị trường tiền tệ gồm mấy loại? Trình bày các loại thị trường căn cứ cách phân loại trên?

Trang 156

4. Liệt kê các cơng cụ của thị trường tiền tệ. Trình bày cơng cụ chứng chỉ tiền gửi, cho một ví dụ minh họa?

5. Liệt kê các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ. nghiệp vụ vay và cho vay ngắn hạn thường diễn ra ở đâu? Minh họa cách cho vay dưới hình thức cầm cố và chiết khấu các chứng từ có giá?

6. Trình bày khái niệm thị trường vốn, cách phân loại thị trường vốn căn cứ vào cơ cấu tổ chức?

7. Khi dựa vào các công cụ tham gia trên thị trường vốn, người ta phân thành các loại thị trường vốn nào? Trình bày sơ lược các loại thị trường kể trên?

8. Trình bày các loại cổ phiếu trên thị trường vốn. Ví dụ minh họa về một loại cổ phiếu trên thị trường vốn?

9. Trình bày các chủ thể hoạt động trên thị trường vốn. Kể tên ba trong số các chủ thể trên mà bạn biết đang hoạt độn trên thị trường vốn?

10. Trung tâm lưu ký chứng khốn thực hiện các chức năng gì? Trình bày sơ lược các chức năng. Theo bạn thị trường chứng khoán Việt Nam đang áp dụng phương hức thanh tốn gì?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội. 2. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội. 3. Luật doanh nghiệp (2014), Quốc hội.

4. Luật các tổ chức tín dụng (2010), Quốc hội.

5. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội.

6. Frederic S.Mishkin, 2001, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà nội.

7. Nguyễn Thị Mùi (2001), Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản Xây dựng Hà nội. 8. Nguyễn Hữu Tài (2002), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội.

9. Thông tư số 200/2014/TT-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, Bộ Tài chính.

10. Thơng tư số 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016, Bộ Tài chính.

11. Thơng tư số 45/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013, Bộ Tài chính.

12. Thơng tư số 147/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 45/2013/TT- BTC ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013 về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013, Bộ Tài chính.

13. Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015

14. Quyết định số 231/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển ngày 17/12/1999

15. Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg về việc lập, sử dụng và quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩu ngày 27/9/1999

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM (Trang 163 - 166)