- Một số công cụ phân tích giới chính: Tổng quan
1.4. Khung tăng quyền năng cho phụ nữ (Longwe)
Sara Longwe, một chuyên gia trong lĩnh vực giới và phát triển tại Lusaka, Zambia, đã xây dựng Khung tăng quyền năng cho phụ nữ nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách xác định ý nghĩa thực sự của vấn đề bình đẳng và tăng quyền năng cho phụ nữ, đánh giá một cách nghiêm túc mức độ hỗ trợ của các biện pháp can thiệp đối với việc tăng quyền năng. Longwe định nghĩa "tăng quyền năng cho phụ nữ" là tạo điều kiện cho họ có vị thế bình đẳng với nam giới, đ−ợc tham gia bình đẳng vào quá trình phát triển nhằm có quyền ngang bằng với nam giới trong việc kiểm soát các yếu tố sản xuất.
Khung Longwe đ−ợc xây dựng trên cơ sở 5 cấp độ bình đẳng khác nhau (phúc lợi, sự tiếp cận, nâng cao nhận thức, tham gia và kiểm soát) cũng nh− mức độ ảnh h−ởng của các cấp độ này đối với mức độ tăng quyền năng cho phụ nữ trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống kinh tế -xã hộị Khung Longwe cũng giúp cho các cán bộ làm công tác giới và phát triển phân tích mức độ cam kết của các tổ chức phát triển đối với vấn đề bình đẳng và tăng quyền năng cho phụ nữ.
Công cụ 1 nhằm tăng quyền năng cho phụ nữ: Các cấp độ bình đẳng
• Sự kiểm soát • Sự tham gia
• Nâng cao nhận thức • Sự tiếp cận
• Phúc lợi
Các cấp độ bình đẳng đó đ−ợc xếp theo thứ bậc, có nghĩa là nếu một ch−ơng trình hỗ trợ phát triển tập trung vào cấp độ cao hơn thì nó sẽ có khả năng tăng c−ờng quyền năng cho phụ nữ nhiều hơn so với ch−ơng trình hỗ trợ tập trung vào các cấp độ thấp hơn. Việc kiểm soát các nguồn lực một cách bình đẳng, ví dụ nh− kiểm soát đất đai, sẽ ở cấp độ cao hơn so với việc tiếp cận đất đai và cao hơn cấp độ phúc lợị Quan điểm của ph−ơng pháp tiếp cận này là nếu nh− bình đẳng có giá trị đích thực đối với sự phát triển của phụ nữ thì việc tăng quyền năng cho phụ nữ chính là ph−ơng thức để v−ợt qua những rào cản trong quá trình thực hiện bình đẳng nam nữ.
Theo khung phân tích này, có thể hiểu sự tiến bộ của phụ nữ theo 5 cấp độ bình đẳng nh− nêu trên. Tăng quyền năng là một phần thiết yếu của quá trình phát triển ở mỗi cấp độ để phụ nữ tiến tới cấp độ tiếp theo, để họ v−ợt qua dần từng cấp độ và tiến tới địa vị bình đẳng với nam giớị
Công cụ 2 nhằm tăng quyền năng cho phụ nữ: Mức độ nhận thức về “các vấn đề của phụ nữ”
Khi đánh giá mức độ tăng quyền năng cho phụ nữ của một biện pháp hỗ trợ phát triển, cần xác định mức độ thừa nhận hoặc bỏ qua các vấn đề của phụ nữ trong các mục tiêu của dự án. Khung Longwe định nghĩa “vấn đề của phụ nữ” là tất cả các vấn đề liên quan
đến bình đẳng với nam giới, bao gồm tất cả các vai trò kinh tế và xã hội, tất cả các cấp độ bình đẳng (phúc lợi, sự tiếp cận, nâng cao nhận thức, tham gia và kiểm soát).
Có 3 mức độ thừa nhận các vấn đề của phụ nữ trong quá trình thiết kế dự án là:
Tiêu cực: Không đề cập gì đến các vấn đề của phụ nữ trong mục tiêu dự án, nghĩa là dự
án có thể gây ra tác động tiêu cực đến phụ nữ.
Chung chung: Các vấn đề của phụ nữ đ−ợc đ−a ra nh−ng ch−a chắc các kết quả dự án có ảnh h−ởng tích cực đối với phụ nữ.
Tích cực: Các mục tiêu của dự án thực sự quan tâm tới các vấn đề của phụ nữ và nâng
cao địa vị của phụ nữ cho t−ơng xứng với nam giớị
áp dụng Khung tăng quyền năng cho phụ nữ (Longwe)
Khung Longwe có thể sử dụng cho việc lập kế hoạch, giám sát và đánh giá. Nó có thể hữu ích khi xem xét liệu các biện pháp hỗ trợ phát triển có khả năng mang lại sự chuyển biến hay không, đồng thời cũng giúp chuyển các cam kết về việc tăng quyền năng cho phụ nữ thành các chính sách và kế hoạch cụ thể. Khung Longwe cũng có thể đ−ợc sử dụng cho hoạt động đào tạo, khuyến khích ng−ời sử dụng nghiên cứu ý nghĩa của hoạt động tăng quyền năng. Khung Longwe có một số khái niệm cơ sở chung với khung Moser nh− nhu cầu giới thực tiễn và lợi ích giới chiến l−ợc. Tuy nhiên, khung Longwe v−ợt ra ngoài các khái niệm về nhu cầu riêng rẽ và chỉ ra rằng hỗ trợ phát triển có thể giải quyết cả hai nhu cầu và lợi ích.
Một số hạn chế: Khung Longwe vẫn ch−a phải là hoàn hảo bởi không quan tâm đến một loạt các khía cạnh khác nhau, không theo dõi đ−ợc sự thay đổi tình hình theo thời gian. Mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ chỉ đ−ợc xem xét từ quan điểm bình đẳng mà không tính đến hệ thống phức tạp bao gồm các quyền, nhu cầu và trách nhiệm giữa hai giớị Do không tính đến các hình thức bất bình đẳng khác, phụ nữ có thể đ−ợc xem nh− một nhóm đồng nhất. Việc sử dụng các cấp độ xếp theo thứ bậc có thể gây ấn t−ợng rằng tăng quyền năng là một quá trình tuyến tính (theo đ−ờng thẳng).
1.5. Khung tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội (social relations approach - SRA).
Naila Kabeer, thuộc Viện Nghiên cứu phát triển, Đại học Sussex (Anh) đã phối hợp với một số học giả, các nhà hoạch định chính sách và hoạt động xã hội xây dựng "Ph−ơng pháp tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội" trong công tác lập kế hoạch giới và phát triển, trên cơ sở quan điểm nữ quyền xã hộị Nó đã đ−ợc các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ tại một số quốc gia áp dụng vào các ch−ơng trình hoạch định.
Khung tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội là một ph−ơng pháp phân tích các vấn đề bất bình đẳng giới hiện có trong việc phân bổ nguồn lực, trách nhiệm và quyền lực cũng nh− nhằm thiết kế các chính sách và ch−ơng trình giúp phụ nữ tự phát triển. Khung SRA sử dụng các khái niệm thay vì các công cụ và chú trọng vào các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa họ với các nguồn lực và hoạt động - cũng nh− làm thế nào để sắp xếp lại các mối quan hệ này thông qua các thể chế nh− nhà n−ớc hay thị tr−ờng.
Có 3 thành tố quan trọng trong ph−ơng pháp tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội: • Mục đích của phát triển là cuộc sống tốt đẹp cho con ng−ời
• Khái niệm về các mối quan hệ xã hội • Phân tích thể chế
Mục đích của ph−ơng pháp tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội là phân tích các vấn đề bất bình đẳng giới hiện có trong việc phân chia các nguồn lực, trách nhiệm và quyền lực, đồng thời nhằm thiết kế các chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ trở thành tác nhân phát triển của chính họ. Các công cụ, đúng hơn là các khái niệm đ−ợc sử dụng trong khung SRA chú trọng tới các mối quan hệ giữa con ng−ời với con ng−ời, mối quan hệ của họ với các nguồn lực và hoạt động thực tiễn, các mối quan hệ và hoạt động đó đ−ợc tái phản ánh thông qua các tổ chức và thể chế nh− thế nàọ
Các khái niệm chính của ph−ơng pháp tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội là:
Khái niệm 1: Phát triển là cải thiện cuộc sống của con ng−ờị Định nghĩa về phát triển
trong ph−ơng pháp tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội là cải thiện cuộc sống của con ng−ời chứ không chỉ thiên về tăng tr−ởng kinh tế hay tăng năng suất. Các yếu tố chính của cuộc sống của con ng−ời là sự sống còn, an ninh và sự tự chủ. Các biện pháp hỗ trợ phát triển cần đ−ợc đánh giá về mức độ đóng góp cho cuộc sống con ng−ời cũng nh− mức độ đóng góp về hiệu quả chuyên môn. Bởi vậy, sản xuất không chỉ bao gồm sản xuất thị tr−ờng, mà còn bao gồm một loạt các nhiệm vụ nhằm tái sản xuất sức lao động của con ng−ời, để tồn tại và bảo vệ môi tr−ờng.
Khái niệm 2: Các mối quan hệ xã hộị Trong khung này, “các mối quan hệ xã hội" đ−ợc
hiểu là vị thế của các nhóm ng−ời khác nhau trong mối t−ơng quan với các nguồn lực. Các mối quan hệ xã hội quyết định vai trò, trách nhiệm và nhu cầu của con ng−ời, cũng nh− các quyền và sự kiểm soát mà họ có đ−ợc đối với cuộc sống của chính họ và những ng−ời khác. Các mối quan hệ xã hội bao gồm các quan hệ giới, giai cấp, dân tộc và chủng tộc. Các mối quan hệ xã hội không tĩnh tại mà luôn thay đổi theo thời gian và chịu tác động của những sự thay đổi ở cấp vĩ mô. Sự tiếp cận của con ng−ời và các nhóm ng−ời đối với các nguồn lực vật chất và phi vật thể cũng đ−ợc quyết định bởi các mối quan hệ xã hộị
Khái niệm 3: Phân tích thể chế. Các yếu tố gây ra bất bình đẳng giới không những có ở
trong gia đình mà còn tồn tại trong các thể chế, bao gồm cộng đồng quốc tế, nhà n−ớc và trên thị tr−ờng. Một thể chế đ−ợc định nghĩa là một khung quy tắc nhằm đặt ra các mục đích kinh tế hoặc xã hội cụ thể. Sự khác nhau về xã hội và bất bình đẳng là do các thể chế tạo ra và gây nên. Các tổ chức đ−ợc định nghĩa là các hình thái cơ cấu cụ thể của các thể chế. Cần có nhận thức giới khi tiến hành phân tích cách thức gây nên sự bất bình đẳng của các thể chế đó.
Ph−ơng pháp tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội xác định có 4 thể chế chính:
- Nhà n−ớc - Thị tr−ờng - Cộng đồng
- Gia đình/ mối quan hệ họ hàng
Mặc dù các thể chế là khác nhau và đa dạng tuỳ theo các nền văn hoá, chúng đều có một số đặc điểm chung. Tất cả các thể chế đều có 5 yếu tố quan hệ xã hội riêng biệt nh−ng liên quan đến nhau, đó là: các quy tắc, nguồn lực, con ng−ời, hoạt động và quyền lực. Các yếu tố này rất quan trọng đối với việc phân tích các mối quan hệ xã hội và tình trạng bất bình đẳng giớị
1. Các quy tắc: Mọi việc đ−ợc thực hiện nh− thế nàỏ 2. Các hoạt động: Những gì đã đ−ợc thực hiện?
3. Nguồn lực: Những gì đã đ−ợc sử dụng và sản phẩm là gì? 4. Con ng−ời: Ai liên quan? Ai không liên quan? Ai làm gì? 5. Quyền lực: Ai quyết định và phục vụ cho lợi ích của những aỉ
Khái niệm 4: Các chính sách giới mang tính thể chế. Các chính sách giới đ−ợc chia ra thành các phạm trù tuỳ thuộc vào mức độ mà các chính sách đó thừa nhận và giải quyết các vấn đề giớị
- Chính sách thiếu nhạy cảm giới - Chính sách có nhận thức giới - Chính sách giới chung chung - Chính sách giới cụ thể
- Chính sách giới trên cơ sở phân chia lại các mối quan hệ
Khái niệm 5: Các nguyên nhân sâu xạ Khi tiến hành phân tích nhằm lập kế hoạch cho
một biện pháp hỗ trợ, khung SRA xem xét những nhân tố tr−ớc mắt và những nhân tố sâu xa gây nên vấn đề, cũng nh− tác động của các nhân tố đó đối với các bên liên quan.
áp dụng Khung tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội
Ph−ơng pháp tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội có thể đ−ợc áp dụng cho việc lập kế hoạch dự án và xây dựng chính sách ở các cấp độ khác nhau, kể cả trên qui mô quốc tế. Mục tiêu của ph−ơng pháp tiếp cận này là nhằm đ−a ra một bức tranh chung về thực trạng nghèo đói bằng cách nêu rõ những vấn đề bất bình đẳng - có mối quan hệ qua lại và mang tính xuyên suốt - của các phạm trù nh− giới, giai cấp, chủng tộc. Khung SRA tập trung vào việc phân tích các nguyên nhân sâu xa, nghèo đói về vật chất, quá trình bị t−ớc đoạt quyền lực cũng nh− quá trình bị gạt ra lề của xã hộị Nó cho phép tạo ra các mối liên hệ giữa phân tích vĩ mô và phân tích vi mô.
Ph−ơng pháp tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội xây dựng một khuôn khổ t− duy mới trong lĩnh vực phát triển, theo đó, giới trở thành một trọng tâm phân tích. Bản chất của ph−ơng pháp tiếp cận này không nhằm bổ sung vấn đề giới hoặc lập kế hoạch riêng cho phụ nữ. Ph−ơng pháp tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội nhấn mạnh đến các mối quan hệ giới và thừa nhận những nhu cầu và lợi ích khác nhau của phụ nữ và nam giớị
Bằng cách tập trung cụ thể vào các thể chế, ph−ơng pháp tiếp cận này giúp làm rõ mối liên hệ giữa các thể chế và cho thấy các thể chế có thể mang lại sự thay đổi nh− thế nàọ Khung SRA không tĩnh tại mà luôn vận động, nó chỉ ra quá trình bần cùng hoá cũng nh− quá trình tăng quyền năng cho con ng−ờị
Một số hạn chế: Sử dụng ph−ơng pháp tiếp cận theo các mối quan hệ xã hội để phân tích có thể dẫn đến ấn t−ợng là chỉ tập trung vào các thể chế lớn mà ở đó sự thay đổi khó có thể diễn rạ Mặc dù quan điểm này có thể đúng nh−ng nó lại bỏ qua khả năng tác động của con ng−ời để thay đổị Khung SRA có thể đ−ợc sử dụng để xem xét tất cả các vấn đề xuyên suốt là nguyên nhân gây nên tình trạng bị gạt ra lề thể chế. Vì thế, phụ nữ có thể bị xếp chung vào các phạm trù nh− giai cấp, lĩnh vực hoặc ngành. Nếu nh− vậy, phụ nữ có thể không đ−ợc tính đến nh− nh− một phạm trù riêng. Ph−ơng pháp tiếp cận này khá phức tạp nh−ng lại có thể đ−ợc điều chỉnh để sử dụng d−ới hình thức đơn giản hơn.
2. Các danh mục đối chiếu về vấn đề giới
Danh mục đối chiếu về Mức độ cam kết
của các cấp lãnh đạo đối với công tác lồng ghép giới32
Để có thể lồng ghép giới hiệu quả, một vấn đề th−ờng xuyên đ−ợc nhắc tới là tầm quan trọng của sự cam kết và chỉ đạo của các cấp lãnh đạọ Chỉ nhà lãnh đạo mới có thể bao quát xuyên suốt về vấn đề này - vốn dĩ đang còn chồng chéo trong các cơ cấu quản lý cũng nh− các lĩnh vực khác nhau trong một tổ chức.
Các nhà lãnh đạo quyết định những lĩnh vực −u tiên và trọng tâm hoạt động của tổ chức bằng cách thể hiện sự quan tâm dành cho các vấn đề khác nhau (ví dụ nh− bình đẳng giới) qua việc yêu cầu cán bộ phân tích, cung cấp thông tin và cập nhật tình hình. Khi ch−a có yêu cầu, cũng nh− khi cán bộ ch−a có trách nhiệm giải trình về hành động của mình đối với về những vẫn đề nh− bình đẳng giới chẳng hạn, thì cần có biện pháp khuyến khích để họ bắt tay vào hành động.
Vấn đề bình đẳng giới và quá trình lồng ghép giới đ−ợc xem là khá nhạy cảm và khó khăn đối với một số ng−ời và th−ờng bị phản ứng. Thẩm quyền và sự ủng hộ của lãnh đạo là rất cần thiết để tuyên truyền vận động rằng bình đẳng giới là quan trọng và là điều mà xã hội mong đợị
Các cán bộ lãnh đạo có thể thể hiện sự cam kết của mình đối với mục tiêu bình đẳng giới, và việc lồng ghép giới đ−ợc coi là một ph−ơng pháp tiếp cận hay biện pháp chiến l−ợc để đạt đ−ợc mục tiêu đó, bằng cách:
- Yêu cầu cán bộ cung cấp thông tin, nêu đề xuất và báo cáo tiến độ về quá trình lồng ghép giới và sự tiến bộ về bình đẳng giới trong việc thực hiện các chính sách và ch−ơng trình của tổ chức.