2. Các b−ớc lồng ghép giới
2.1.9. Kiến thức và công cụ để làm việc trên tinh thần trách nhiệm giới
Rất nhiều kỹ năng và công cụ đã ra đời nhằm hỗ trợ các nhà phân tích chính sách để lồng ghép quan điểm giới vào chu trình chính sách. Ví dụ:
- Các ch−ơng trình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và nhạy cảm giớị
- Hệ thống số liệu tách biệt theo giới tính và thống kê giới để thu thập và trình bày toàn bộ số liệu ở cấp độ cá nhân, đ−ợc tách biệt theo giới tính, và cung cấp số liệu cụ thể về các vấn đề giới nổi cộm.
- Các ph−ơng pháp phân tích giới để xác định các nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, tham gia vào quá trình ra quyết định và h−ởng lợi, và các tác động trực tiếp và gián tiếp của chính sách. - Các chỉ tiêu và chỉ số giới nh− chỉ số phát triển giới (GDI), chỉ số đo quyền năng trên
cơ sở giới (GEM), nhằm theo dõi những thành tựu đạt đ−ợc vì bình đẳng giới và đánh giá tác động của các ph−ơng pháp tiếp cận cũng nh− các chiến l−ợc đ−ợc áp dụng. - Biện pháp phân bổ ngân sách và kiểm toán trên quan điểm giới, nhằm phân tích
tình hình phân bổ nguồn lực theo tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của nam và nữ, và báo cáo tình hình thực hiện cam kết của các cơ quan nhà n−ớc đối với lồng ghép giới thông qua việc phân bổ các khoản tài chính cụ thể dành cho các vấn đề giới và phụ nữ. Đây là những công cụ thiết yếu của các nhà hoạch định, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá chính sách, giúp họ lồng ghép các vấn đề giới vào trong công việc của mình.
Tuy nhiên, giá trị của các công cụ tuỳ thuộc vào:
- Số cán bộ có kỹ năng áp dụng công cụ,
- Mức độ yêu cầu sử dụng và tần suất sử dụng thực tế thông qua các qui định và qui chế hoạt động,
- Mức độ công nhận đối với việc sử dụng công cụ, và các biện pháp khuyến khích phù hợp,
- Mức độ công nhận những kết quả do công cụ phân tích mang lại, và áp dụng những kết quả đó một cách phù hợp.
6