Chuẩn bị tinh thần và luận cứ tr−ớc khi tiến hành vận động

Một phần của tài liệu Hướng tới bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua chu trình chính sách quốc gia có trách nhiệm giới docx (Trang 88 - 109)

2. ‘giới là vấn đề quan trọng’ – tuyên truyền, vận động vì bình đẳng giới

2.3.Chuẩn bị tinh thần và luận cứ tr−ớc khi tiến hành vận động

Mọi đề xuất thay đổi th−ờng gặp phải những thái độ phản ứng khác nhau, không loại trừ hoạt động lồng ghép giớị Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến những thái độ phản ứng đó, từ việc có thông tin sai lệch hoặc thiếu thông tin về các vấn đề giới, hạn chế nguồn lực, đến quan điểm lạc hậu, truyền thống về các vai trò giới, hoặc chỉ đơn giản là e ngại thay đổị D−ới đây là một số gợi ý giúp khắc phục những thái độ tiêu cực này trên tinh thần xây dựng27

:

• Có những đề xuất cụ thể với lãnh đạo, tốt nhất là bằng văn bản. Sử dụng các kết quả nghiên cứu và số liệu cụ thể (ở tầm quốc gia hay trong ngành, địa ph−ơng) để dẫn chứng cho những lập luận của mình.

• Rất khó trả lời trực tiếp những câu hỏi nh− “Tại sao cần phải −u tiên cho bình đẳng giới trong khi chúng ta đang phải đ−ơng đầu với những khó khăn về kinh tế?”. Khi trả lời, nên tập trung l−u ý các nhà lãnh đạo rằng lồng ghép giới và bình đẳng giới giúp nâng cao hiệu quả của chính sách, ch−ơng trình, dự án đ−ợc xem xét.

• Lồng ghép giới không chỉ đề cập đến phụ nữ mà còn đề cập đến nam giới và cả xã hội nói chung. Cách tiếp cận này giúp nam giới cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia vào quá trình lồng ghép giới và cũng l−u ý rằng họ cũng có trách nhiệm và vai trò trong việc đảm bảo mục tiêu bình đẳng giớị

• Khi trình bày, cần chú ý nắm lấy thời cơ. Đây là yếu tố quan trọng. Nên tìm cơ hội để đ−a ý kiến sẵn có của quần chúng làm thành căn cứ cho đề xuất hay kiến nghị.

• Trình bày với lãnh đạo rằng đề xuất của bạn có lợi cho việc nâng cao hình ảnh và uy tín của họ. T−ơng tự nh− vậy, lập luận cần xuất phát từ tinh thần xây dựng chứ không phải là đối đầu, cần hiểu và tính đến những khó khăn và trở ngại mà lãnh đạo phải đối mặt. Nên tìm cách đ−a ra những tình huống mà mọi ng−ời đều có lợị

• Cố gắng đ−a ra một số ph−ơng án để lãnh đạo có thể lựa chọn ph−ơng án phù hợp nhất. Khả năng linh hoạt và cởi mở trong dàn xếp công việc sẽ tăng khả năng thành công. Hoạt động thử nghiệm là giải pháp tốt và hiệu quả về mặt chi phí, cho thấy những giá trị gia tăng có thể đ−ợc nhân rộng sau nàỵ

• Tuy nhiên, nếu chỉ dùng các lập luận tốt thôi thì ch−a đủ để đối phó với những thái độ xem nhẹ đề xuất của những ng−ời làm công tác giớị Vì thế, cần dựa vào các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà n−ớc, các qui định về lồng ghép giới của cấp trên và phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức về giới có liên quan.

Một số thái độ phản ứng th−ờng gặp tr−ớc hoạt động vì bình đẳng giới và biện pháp khắc phục

Tăng c−ờng mối quan hệ bình đẳng giới là một quá trình lâu dài và đòi hỏi thời gian. Điều quan trọng là cần ý thức và hiểu đ−ợc các thái độ phản ứng khác nhau tr−ớc sự thay đổị Thái độ phản ứng có thể là có ý thức hoặc vô thức, xuất hiện ở nhiều cấp độ khác nhau (cá nhân và sự quan liêu của tổ chức) và có thể xuất hiện ở cả phụ nữ và nam giớị (Longwe, 1990, 1994, 1995)

Một số hình thức phản ứng Biện pháp khắc phục

Không thừa nhận có bất bình đẳng giới: Hiện t−ợng này diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhaụ Ví dụ, ở phạm vi rộng, ng−ời ta cho rằng bình đẳng giới không phải là vấn đề cần quan tâm của đất n−ớc hoặc lĩnh vực của họ. Thái độ không thừa nhận cũng có thể xuất hiện ở phạm vi hẹp hơn, ví dụ ng−ời ta nói rằng một ch−ơng trình cụ thể nào đó không có sự phân biệt đối với phụ nữ.

Đ−a ra những bằng chứng thực tiễn thuyết phục (số liệu thống kê, chuyện kể của ng−ời trong cuộc, công trình nghiên cứu) về thực trạng khác biệt giới và tập tục thói quen phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

Làm đại khái: Ng−ời sử dụng biện pháp này thừa nhận rằng cần phải làm điều gì đó đối với vấn đề bình đẳng giới nh−ng ch−a hẳn đã sẵn sàng nghĩ đến những thay đổi quan trọng. Vì thế họ lựa chọn một dự án cụ thể (hoặc một hợp phần của dự án). Dự án này th−ờng đ−ợc dựa trên sự đánh giá còn khá hạn chế về khác biệt giới và có thể xem phụ nữ nh− một “nhóm đối t−ợng thiệt thòi”. Do đó, nếu đ−ợc hỏi đang làm những gì về hoạt động bình đẳng giới, họ sẽ lấy dự án này để minh chứng là họ đang làm một điều gì đó. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề bình đẳng giới ch−a đ−ợc thực sự coi trọng và giải quyết toàn diện.

Khẳng định rằng vấn đề giới cần đ−ợc chú trọng xem xét trong tất cả các giai đoạn của chu trình chính sách (chứ không chỉ ở khâu xác định vấn đề). Cần nghiên cứu, tiên l−ợng và đặt câu hỏi về tác động cuối cùng và kết quả của những biện pháp can thiệp cũng nh− về đối t−ợng thụ h−ởng thành quả (cả nam giới và phụ nữ).

Nói suông: Đây là một biện pháp quen thuộc, chỉ đề cao vấn đề nh−ng không thực hiện một hành động có ý nghĩa nàọ

Tăng c−ờng hệ thống giám sát và đánh giá tác động đối với bình đẳng nam nữ trong tất cả các chính sách, ch−ơng trình và dự án.

Cho tiến hành nghiên cứu: Thay vì hành động, ng−ời ta dùng biện pháp này

với hy vọng trì hoãn quyết định bằng cách cho tiến hành nghiên cứu để lấy thêm thông tin. Họ th−ờng hy vọng rằng vấn đề này sẽ qua đi khi việc nghiên cứu đ−ợc hoàn thành.

Việc nghiên cứu tiếp cũng cần đ−ợc tiến hành nh−ng không cần phải trì hoãn bất kỳ hành động nào để chờ kết quả nghiên cứụ Có thể tiến hành dự án thử nghiệm để tìm hiểu vấn đề và có thêm thông tin và cơ sở dữ liệu mà hiện ch−a đ−ợc sử dụng.

Phát biểu hộ "phụ nữ ": Với cung cách đó, ng−ời ta cho rằng phụ nữ là một nhóm đồng nhất, có địa vị và các mối quan tâm giống nhaụ Chỉ cần chứng kiến một hoặc hai tr−ờng hợp, họ đã có thể khái quát hoá cho tất cả các vấn đề liên quan đến phụ nữ: "Hôm qua tôi gặp một nhóm phụ nữ và họ nói với tôi rằng họ chủ yếu quan tâm tới việc xây dựng tr−ờng học cho con cái họ. Vì thế, ch−ơng trình hợp tác của chúng ta cần tập trung vào vấn đề nàỵ "

Tập hợp kết quả của các công trình nghiên cứu và phân tích về các mối quan tâm chung và sự đa dạng về các vấn đề của phụ nữ. Mỗi tr−ờng hợp cụ thể cần phải nắm vững hoàn cảnh và khuyến khích sử dụng các ph−ơng pháp cùng tham gia có nhạy cảm giớị

Bỏ lửng vấn đề: Với cung cách này, các hoạt động vì bình đẳng giới th−ờng bị trì hoãn hoặc huỷ bỏ để chờ một tiến trình hoặc quyết định lớn hơn: "Cám ơn nhận xét của quý vị. Chúng tôi đang trong quá trình xây dựng một kế hoạch phát triển tổng thể cho lĩnh vực nàỵ Chúng tôi sẽ cân nhắc vấn đề này cùng trong các báo cáo quan trọng khác "

Nếu đề xuất dự án cần −u tiên thực thiện, hãy chuyển nó sang một cơ quan hoặc cấp khác trong cùng hệ thống. Tìm ng−ời ủng hộ để có thể giúp đ−a ra những lý lẽ xác đáng hơn.

Quy nhỏ trách nhiệm: Theo cách này, ng−ời ta không thừa nhận bình đẳng giới là một vấn đề xuyên suốt và đan xen nên đã phân công một ng−ời/ hoặc một tổ chức chính thức chịu trách nhiệm “phát triển phụ nữ”. Hệ quả của cách làm này là đã tách vấn đề bình đẳng giới ra khỏi dòng chảy chủ đạo, biến nó thành một lĩnh vực riêng và cách ly nó.

Nhấn mạnh đến tính xuyên suốt của vấn đề giới trong chu trình chính sách. Đ−a ra dẫn chứng cụ thể tại sao vấn đề bình đẳng giới lại liên quan đến công việc của một bộ, ngành địa ph−ơng hoặc đơn vị nào đó và liên quan nh−

thế nàọ

Tăng c−ờng sự tham gia của phụ nữ: Biện pháp lồng ghép giới th−ờng bị hiểu nhầm. Thay vì coi bình đẳng nam nữ là mục đích của chiến l−ợc lồng ghép giới, ng−ời ta lại tập trung vào quá trình tham gia của phụ nữ, th−ờng là trong các hoạt động hoặc các ch−ơng trình mà họ có ít cơ hội tham giạ Các cán bộ nhà n−ớc lập luận rằng không có ch−ơng trình dành riêng cho phụ nữ vì phụ nữ đ−ợc tham gia (hoặc khuyến khích tham gia) trong tất cả các hoạt động của ch−ơng trình.

Cố gắng chuyển sự chú ý của mọi ng−ời sang tác động của các chính sách, ch−ơng trình, dự án và xem ai sẽ là ng−ời thụ h−ởng. Dự án này có làm tăng thêm cách biệt giới hay không? Nó có góp phần làm cho các mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ bình đẳng hơn hay không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gọi là có đại diện: Một vài phụ nữ đ−ợc bổ nhiệm vào uỷ ban/ nhóm công tác hoặc đ−ợc mời tham gia vào quá trình ra quyết định. Tuy nghiên, những phụ nữ đ−ợc lựa chọn đó lại ít quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, hoặc kể cả khi ng−ời ta mời một chị có cam kết vì bình đẳng giới tham gia, ý kiến của chị đó cũng ít đ−ợc coi trọng.

Tăng c−ờng tính minh bạch trong quá trình ra quyết định, và nói chung, cần có thêm ý kiến đóng góp của những ng−ời chịu ảnh h−ởng của quyết định. Nếu bạn đ−ợc cử là ng−ời đại diện, hãy tìm thêm nhóm công tác, ng−ời ủng hộ (cả trong và ngoài cơ cấu ủy ban).

Phần Iv

Vấn đề giới trong các ngành và lĩnh vực cụ thể

Giới thiệu

Các tài liệu tham khảo chính: Phần nội dung này của tài liệu H−ớng dẫn lồng ghép giới đ−ợc trích từ cuốn 'Thực tiễn lồng ghép giớớ của tác giả Astrida Neimanis (UNDP, 2002). Tuy nhiên, đây chỉ là một số vấn đề chính đã đ−ợc lựa chọn để trình bày tóm tắt, bạn đọc có thể tham khảo thêm cuốn sách trên nếu muốn có thêm thông tin chi tiết.

Tài liệu tham khảo của Việt Nam: Để có thêm thông tin phân tích chi tiết hơn về các vấn đề giới quan trọng của Việt Nam, bạn đọc có thể xem tài liệu 'Phân tích thực trạng và các

khuyến nghị chính sách nhằm tăng c−ờng sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt

Nam' của UBQG, năm 2001. Riêng về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, có thể tham khảo Chiến l−ợc giới trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Bộ NN&PTNT.

Mục tiêu của phần này nhằm làm rõ những nội dung sau:

• Những vấn đề giới chính của từng lĩnh vực;

• Cơ sở luận chứng chính để tiến hành khắc phục những bất cập về giới trong lĩnh vực đó; • Các mục tiêu chính cho từng lĩnh vực;

• Một số biện pháp/xuất phát điểm hành động;

• Nhóm tiêu chí/chỉ tiêu có thể áp dụng để theo dõi những thành tựu đạt đ−ợc.

Một số hạn chế: Những thông tin nêu trong phần này mang tính khái quát và có thể ch−a toàn diện để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc. Cần cân nhắc để áp dụng cho từng tr−ờng hợp và hoàn cảnh cụ thể.

Phần này nhằm tạo tiền đề và là cơ sở khuyến khích bạn đọc tìm hiểu thêm về các vấn đề giới cụ thể trong từng lĩnh vực

Các chỉ tiêu, chỉ số và hành động cụ thể của quốc gia: Chiến l−ợc Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2005 cần đ−ợc dùng làm tài liệu tham khảo chính khi xác định các vấn đề −u tiên, chỉ tiêu, chỉ số và biện pháp nhằm khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực cụ thể.

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phần này đặc biệt chú trọng tới các dịch vụ khuyến nông có tác động đáng kể tới nông dân - coi đó là một lĩnh vực chính để lồng ghép giớị Có rất nhiều vấn đề giới phức tạp và nhạy cảm liên quan tới sự tiếp cận của phụ nữ cũng nh− sự phù hợp về mặt nội dung của các dịch vụ khuyến nông dành cho phụ nữ. Dịch vụ khuyến nông giúp nông dân đ−a ra những quyết định liên quan đến các hoạt động sản xuất của họ trên cơ sở thông tin thu nhận đ−ợc, giới thiệu các kỹ thuật mới và đa dạng hoá ngành nghề sản xuất. Hơn nữa, dịch vụ khuyến nông không chỉ có vai trò quan trọng đối với sản l−ợng của từng hộ nông dân mà còn đối với sản l−ợng nông nghiệp của cả n−ớc. Từ giữa những năm 1990, tỷ lệ phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp cao hơn nam giớị Họ cũng tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định đối với các hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề này ch−a đ−ợc phản ánh qua các chính sách của nhà n−ớc về dịch vụ khuyến nông. Các số liệu quốc gia cho thấy, nhìn chung, phụ nữ ít đ−ợc tập huấn về khuyến nông hơn so với nam giới và các dịch vụ khuyến nông hiện nay ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu cụ thể của nữ nông dân.

Các vấn đề cần quan tâm

Mặc dù phụ nữ có vai trò quan trọng trong nông nghiệp, họ vẫn khó có thể tối đa hoá năng suất bởi còn có nhiều cách biệt giới:

Phụ nữ chiếm phần lớn trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhng cha có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận với tập huấn khuyến nông: Phụ nữ chỉ chiếm 25% số ng−ời tham gia tập huấn về chăn nuôi và 10% trong tập huấn về trồng trọt.

• ở Việt Nam, theo cách làm từ tr−ớc tới nay, các chơng trình khuyến nông thờng chú trọng tới nam giớị Trên thực tế, cán bộ khuyến nông th−ờng hay liên hệ với nam giới hơn so với phụ nữ vì họ cho rằng nam giới là ng−ời chịu trách nhiệm ra quyết định về các vấn đề sản xuất và các vấn đề khác của gia đình.

Phụ nữ cha có cơ hội bình đẳng về sử dụng đất và sở hữu tài sản. Mặc dù đ−ợc bảo đảm quyền bình đẳng tr−ớc pháp luật nh−ng trên thực tế, định kiến giới và quan điểm gia tr−ởng trong gia đình về việc ai làm chủ hộ và có quyền định đoạt về đất đai đã hạn chế quyền của phụ nữ trong vấn đề nàỵ

Phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn nam giới trong việc tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng nên phải vay tiền bên ngoài với lãi suất cao và số vốn hạn chế.

Tỷ lệ phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo ít hơn so với nam giới, cha gây đợc nhiều ảnh hởng đối với việc ra quyết định về các vấn đề then chốt. Định kiến giới truyền thống về vai trò và khả năng của phụ nữ vẫn tiếp tục tác động tới cả phụ nữ và nam giới, làm cho các chính sách, ch−ơng trình, dự án thiếu nhạy cảm giới, hạn chế hiệu quả của chúng.

Phụ nữ phải chịu nhiều gánh nặng công việc hơn, thiếu thời gian ngủ, nghỉ ngơi và giải trí hơn so với nam giới: Công việc nội trợ gia đình, chăm sóc con cái và ng−ời thân chiếm rất nhiều thời gian của phụ nữ. Thiếu sự quan tâm, chia sẻ và cùng gánh vác của nam giớị

Tại sao lại cần quan tâm tới các vấn đề trên

Tính hiệu quả

• Chiến l−ợc phát triển KT-XH đất n−ớc giai đoạn 2001-2010 đã nhấn mạnh tới sự cần thiết phải đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu đã đ−ợc đặt ra (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000; tài liệu của Ngân hàng Thế giới, 2000:47). Thông qua hoạt động khuyến nông và chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật sẽ giúp nông dân tăng sản l−ợng, làm giàu cho gia đình và đất n−ớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hướng tới bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua chu trình chính sách quốc gia có trách nhiệm giới docx (Trang 88 - 109)