2. Các b−ớc lồng ghép giới
2.1.10. Thể chế hoá công tác lồng ghép giới
Trong thực tế, bản thân việc nâng cao năng lực ch−a đủ để đảm bảo rằng các kỹ năng và công cụ đ−ợc tiếp thu qua các khoá tập huấn sẽ đ−ợc áp dụng trong công tác hàng ngày trên tinh thần trách nhiệm giớị Th−ờng còn những −u tiên khác nữa trong công việc, vả lại, hiện còn ít biện pháp động viên, khen th−ởng nhằm khuyến khích cán bộ áp dụng các kiến thức và kỹ năng mớị Hơn nữa, việc thiếu quan tâm hoặc giải quyết không hiệu quả các vấn đề giới, tình trạng bất bình đẳng giới trong công việc chuyên môn hàng ngày lại th−ờng không bị khiển trách hay kỷ luật.
Cán bộ ở tất cả các cấp cần làm việc trên tinh thần trách nhiệm giới và đạt đ−ợc các kết quả bình đẳng giớị Cần phải thể chế hoá công tác lồng ghép giới và trách nhiệm giải trình bằng cách xây dựng và áp dụng:
- Các qui định, - Các thủ tục, - Các h−ớng dẫn.
Mục đích của các cơ chế này là nhằm thông tin và định h−ớng công việc hàng ngày cho các nhà hoạch định chính sách, đảm bảo rằng họ áp dụng các công cụ và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề giới trong công việc của mình một cách tự giác, hệ thống và nhất quán. Lý t−ởng nhất là điều chỉnh các qui định, thủ tục và h−ớng dẫn hiện hành để đ−a các thủ tục lồng ghép giới vào, chứ không nhất thiết phải xây dựng các cơ cấu hay cơ chế mới – chẳng hạn nh− đ−a yêu cầu về bình đẳng giới vào quá trình đánh giá chất l−ợng công việc hiện tạị
ở Việt Nam, Chiến l−ợc giới trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua năm 2003 là một ví dụ điển hình cho các ngành, các cấp tham khảo và học tập kinh nghiệm.
Bộ phụ trách các vấn đề phụ nữ New Zealand - một số quy định về thủ tục hành chính
Một chiến l−ợc trọng tâm dài hạn của Bộ phụ trách các vấn đề phụ nữ New Zealand là khuyến khích các ban ngành đ−a phân tích giới vào trong quá trình hoạch định chính sách. Kể từ tháng 11 năm 2000, một yêu cầu chính thức đ−ợc đ−a ra là các ban ngành
phải tiến hành phân tích giới và trình kết quả cho Uỷ ban nội các về công bằng xã hội, cũng nh− khắc phục những bất cập bằng cách đ−a ra Phụ lục thông tin về giới
(GIS). Từ đầu năm 2002, phụ lục thông tin về giới trở thành một yêu cầu bắt buộc đối
với mọi văn bản trình Uỷ ban nội các.
Bộ đã đ−a ra cơ sở pháp lý để yêu cầu các ban ngành tiến hành phân tích giới, tiến hành hoạt động đào tạo, cung cấp thông tin và lập Phụ lục thông tin về giớị Cần có Phụ lục thông tin giới (GIS) vì phân tích giới đ−ợc coi là trọng tâm của phân tích chính sách. Ngoài ra, cần tiếp tục thúc giục các ban ngành cải thiện công tác phân tích giới của mình. Về mặt chiến l−ợc, nên chú trọng ở 3 điểm chính: thứ nhất, tại các ban ngành – nơi soạn thảo các văn bản đệ trình; thứ hai, tại văn phòng kiểm soát các văn bản đệ trình Uỷ ban Nội các; và cuối cùng, là các cơ quan trung −ơng giám sát chiến l−ợc, năng lực và hoạt động của các ban ngành.
Để hỗ trợ các ban ngành, Bộ đã tiến hành tập huấn về phân tích giới và xây dựng các công cụ tập huấn phân tích giới, cung cấp thông tin cho các nhà phân tích về kết quả phân tích giới, bao gồm cả trang web của Bộ.