Những thông tin giám sát quan trọng

Một phần của tài liệu Hướng tới bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua chu trình chính sách quốc gia có trách nhiệm giới docx (Trang 78 - 80)

2. Các b−ớc lồng ghép giới

2.5.4 Những thông tin giám sát quan trọng

Thông tin cơ sở

Nếu có thể, cần phải tiến hành thu thập các thông tin cơ sở. Thông tin cơ sở là thông tin ban đầu cho chúng ta biết thực trạng tình hình tr−ớc khi thực hiện chính sách/ch−ơng trình/dự án. Đặc biệt, thông tin cơ sở giúp chúng ta:

• Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu khả thi (cho ta thấy xuất phát điểm và quyết định xem có thể tiến hành những hoạt động gì trong giai đoạn thực hiện và giám sát).

• Làm căn cứ cho việc thẩm định quá trình thực hiện và tác động của chính sách/ ch−ơng trình/dự án – qua đó cho thấy thực trạng ‘tr−ớc’ và ‘sau’ khi có chính sách/ch−ơng trình/dự án đó. Khó có thể đo l−ờng những tiến bộ, thành tựu đạt đ−ợc nếu không có những thông tin cơ sở ban đầụ

Các chỉ tiêu và chỉ số nhạy cảm giới có chất l−ợng đóng vai trò quan trọng, giúp ta theo dõi đ−ợc những thành tựu đã đạt so với mục tiêu đề rạ

Chỉ tiêu (mục tiêu/kết quả)

Chỉ tiêu cho ta thấy đ−ợc viễn cảnh trông đợi vào cuối ch−ơng trình, dự án hoặc hoạt động. Chúng ta đặt ra chỉ tiêu để có đ−ợc định h−ớng hành động. Chỉ tiêu làm cho mục đích của chúng ta trở nên cụ thể hơn và nhờ đó tăng khả năng đạt đ−ợc mục đích. Chỉ tiêu còn giúp cho việc phân bổ hoặc định h−ớng các nguồn lực cụ thể (nhân lực, tài chính) một cách hợp lý nhằm đạt đ−ợc các chỉ tiêu đó.

Một chỉ tiêu chuẩn cần thoả mãn các tiêu chí sau: • Yêu cầu cao nh−ng khả thi

• Có thời hạn

• Có thể l−ợng hoá đ−ợc

Lồng ghép quan điểm giới để các chỉ tiêu trở nên có nhạy cảm giới: cần tính đến hoàn cảnh, nhu cầu và lợi ích của cả phụ nữ và nam giới để bảo đảm vấn đề giới đ−ợc lồng ghép vào chính sách, ch−ơng trình, dự án.

Chỉ số

Chỉ số cho ta biết cách thức l−ợng hoá để có thể kiểm tra đ−ợc mức độ thực hiện mục tiêu, là cơ sở để theo dõi những tiến bộ đạt đ−ợc và đánh giá các kết quả/tác động dài hạn về sau của chính sách, ch−ơng trình, dự án.

Một chỉ số chuẩn cần thoả mãn các tiêu chí sau:

Cụ thể - Lựa chọn những chỉ số cụ thể, liên quan chặt chẽ đến điều kiện thực hiện chính

sách và thực trạng tình hình, sao cho tránh đ−ợc tác động của các nhân tố môi tr−ờng và ngoại cảnh.

L−ợng hoá đ−ợc - Các chỉ số định l−ợng (đo đếm đ−ợc) th−ờng hay đ−ợc sử dụng hơn vì chúng chính xác, có thể tổng hợp đ−ợc, đồng thời cho phép tiếp tục phân tích và thống kê các dữ liệụ Tuy nhiên, các chỉ số phản ánh quá trình phát triển có thể khó định l−ợng nên cũng cần sử dụng cả các chỉ số định tính.

Khả thi - Cần thu đ−ợc thông tin ở mức chi phí hợp lý và với ph−ơng pháp thu thập phù hợp. Việc thu thập thông tin chính xác, chẳng hạn nh− về mức thu nhập của các hộ gia đình, là rất khó khăn và tốn kém.

Phù hợp - chỉ số cần phù hợp với nhu cầu thông tin quản lý của những ng−ời sử dụng dữ liệu, ví dụ, cán bộ cơ sở và cán bộ quản lý có thể cần tới các loại thông tin/chỉ số cụ thể khác nhaụ

Thời gian - Chỉ số cần đ−ợc thu thập và báo cáo đúng thời điểm để phục vụ kịp thời cho quyết định của cấp quản lý. Chỉ số cũng cần đ−ợc so sánh theo thời gian - những chỉ số chỉ đ−ợc tính một lần sẽ không thể cho thấy dấu hiệu tiến bộ hay suy giảm.

Các đặc điểm khác của chỉ số:

• Có thể so sánh giữa các quốc gia, khu vực hoặc nhóm đối t−ợng khác nhaụ

• Đ−ợc lựa chọn và mang tính đại diện – bởi nếu có quá nhiều chỉ số sẽ khó theo dõị

Trong các chính sách, ch−ơng trình, dự án có lồng ghép giới, tất cả các chỉ số liên quan tới

con ng−ời cần đ−ợc tách biệt theo giới tính. Điều này sẽ giúp chúng ta xác định đ−ợc tác

động khác nhau trên cơ sở giới của các biện pháp can thiệp.

Ví dụ: Các chỉ tiêu và chỉ số nhạy cảm giới của một chính sách giáo dục

Chỉ tiêu Tăng c−ờng tỷ lệ nhập học và chất l−ợng giáo dục cho toàn bộ trẻ em trai và gái trong độ tuổi đến tr−ờng.

Các chỉ số • Số trẻ đi học phân theo giới tính. • Số tr−ờng, lớp mới đ−ợc xây dựng.

• Số sách giáo khoa và trang thiết bị đ−ợc phân phát.

• Số giáo viên đ−ợc đào tạo về ph−ơng pháp giảng dạy mới phân theo giới tính.

• Số giáo viên hiện tại đ−ợc nâng cao trình độ về ph−ơng pháp giảng dạy mới phân theo giới tính.

Các loại chỉ số

Chỉ số định lợng là th−ớc đo về mặt số l−ợng (tổng số, tỉ lệ, v.v). Chỉ số định l−ợng cho thấy kết quả trung bình hoặc mức độ thực hiện mục tiêụ

Các nguồn thông tin th−ờng đ−ợc sử dụng: • Điều tra dân số

• Điều tra lực l−ợng lao động • Hồ sơ l−u (hành chính)

Chỉ số định tính là sự đánh giá, nhận thức và quan điểm của mọi ng−ời về một vấn đề cụ thể. Chúng giúp ta hiểu đ−ợc thực trạng, diễn biến nh−ng th−ờng không cho thấy mức độ đặc tr−ng hay phổ biến của những quan điểm đ−ợc thể hiện.

Các nguồn thông tin th−ờng đ−ợc sử dụng: • Tham vấn ý kiến của ng−ời dân

• Các nhóm đối t−ợng

• Điều tra/khảo sát ý kiến và phỏng vấn • Thẩm định theo ph−ơng pháp cùng tham gia • Quan sát của ng−ời tham gia

• Điều tra xã hội học và dân tộc học tại cơ sở Còn có nhiều cách để phân loại chỉ số, ví dụ:

Chỉ số đối chiếu cho thấy đã có vấn đề này hoặc vấn đề kia ch−a thông qua các câu trả lời “có” hay “không”. Ví dụ:

• Đã có chính sách lồng ghép giới ch−ả

Có tham khảo ý kiến của chuyên gia giới khi viết báo cáo không?

Chỉ số thống kê là các chỉ số “truyền thống” - sử dụng các số liệu thống kê có sẵn để đo mức độ chuyển biến. Ví dụ:

• Tỉ lệ nam giới - phụ nữ bị nhiễm HIV • Tỉ lệ thất nghiệp của nam giới và phụ nữ

Một phần của tài liệu Hướng tới bình đẳng giới ở Việt Nam thông qua chu trình chính sách quốc gia có trách nhiệm giới docx (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)