7.1.1. Khái niệm giá
Giá mang nhiều tên gọi khác nhau và được tiếp cận trên nhiều góc độ. Giá là tên gọi chung có liên quan đến lượng đơn vị tiền tệ dùng để mua hoặc bán của hầu hết sản phẩm vật chất. Nhưng đối với các dịch vụ thì tên gọi của giá được biến tướng thành nhiều dạng, chẳng hạn, học phí – giá của các khóa học; cước – giá của dịch vụ vận chuyển, giá của thơng tin… Có một số góc độ tiếp cận về giá cả chúng ta cần quan tâm
Với hoạt động trao đổi, giá cả được định nghĩa: “Giá là mối tương quan trao
đổi trên thị trường”. Định nghĩa này chỉ rõ:
Giá là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi. Vì vậy, khơng thể thiếu vắng giá cả ở bất kỳ một hoạt động trao đổi nào.
Trao đổi qua giá là trao đổi dựa trên giá trị của những thứ đem trao đổi. Vì vậy, khi thực hiện trao đổi qua giá, trước hết phải đánh giá được giá trị của các thứ đem trao đổi. Nếu tiêu chuẩn của giá trị là lợi ích kinh tế thì sự chấp nhận một mức giá phụ thuộc rất lớn vào sự xét đốn lợi ích mà các thành viên tham gia trao đổi đánh giá về mức giá đó
Với người mua: “Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó”. Với người bán: “Giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó”
Theo Quan điểm Marketing, giá cả của một sản phẩm là món tiền mà người bán trù tính có thể nhận được từ người mua để đổi lại cho người mua quyền sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm.
7.1.2. Ý nghĩa của giá
Giá là biến số duy nhất của Marketing – mix tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Các quyết đinh về giá ln gắn với kết quả tài chính của doanh nghiệp. Giá có một ý nghĩa quan trọng mang lại cho doanh nghiệp doanh thu và lợi nhuận. Thông qua giá tiền chảy vào doanh nghiệp. Thông tin về giá luôn giữ vị trí quan trọng trong việc đề xuất các quyết định kinh doanh.
Giá của sản phẩm là nhân tố quyết định chủ yếu đến nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đó. Giá ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và thị phần của doanh nghiệp.
Chính sách giá cả đúng đắn có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ sống của sản phẩm, giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh, giữ vững và mở rộng thị trường.
7.1.3. Các loại quyết định về giá
Các quyết định điều chỉnh về giá hay còn gọi là các nội dung của chính sách giá trong Marketing bao gồm:
- Quyết định về mức giá cơ sở: Giá cơ sở (list price/base price) là giá bán tại nơi
sản xuất hoặc nơi bán mà được tính tốn trong điều kiện bán hàng chung nhất và chưa phản ánh các yếu tố như chiết khấu, phí vận chuyển và các yếu tố khác.
- Quyết định về điều kiện bán hàng: xác định các điều kiện đặt hàng, giao hàng và
thanh toán.
- Quyết định về các mức giá bán trong những điều kiện bán hàng khác nhau: (a)
Chiến lược giá linh hoạt hay giá cố định; (b) tỉ lệ chiết khấu, giảm giá và các điều chỉnh về mức giá theo các điều kiện bán hàng đã đưa ra, chiết khấu theo số lượng, theo đặc điểm thanh toán, định giá theo khu vực địa lý… (c) các chiến lược định giá theo chu kỳ sống, kích thích tiêu thụ, định giá cho dịng sản phẩm
- Quyết định điều chỉnh giá khi đối thủ và môi trường thay đổi.