KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA MARKETING MỤC TIÊU (MARKETING

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập marketing căn bản (Trang 79 - 80)

(MARKETING S.T.P) ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

5.1.1. Khái niệm và quy trình Marketing S.T.P của doanh nghiệp

a) Khái nim

Marketing mục tiêu (Marketing S.T.P viết tắt của Marketing Segmentation. Market Targeting. Positioning) là việc phân đoạn thị trường (Segmentation), chọn thị trường mục tiêu (Market Targeting) và chiến lược định vị (Positioning).

b) Quy trình Marketing S.T.P ca doanh nghip

Thực hiện Marketing S.T.P phải trải qua 3 giai đoạn, gọi tắt là công thức “S.T.P”

Bước 1: Phân đon th trường (Segmentation)

Nhiệm vụ của phân đoạn thị trường là chia thị trường tổng thể thành các nhóm (đoạn, khúc) khách hàng theo những cơ sở đã chọn. Vấn đề quan tâm của bước này là lựa chọn được các cơ sở phân đoạn, sao cho các đoạn thị trường đã xác định phải hàm chứa được những đặc điểm của người mua, gắn liền với những đòi hỏi về sản phẩm và các hoạt động marketing khác.

Bước 2: La chn th trường mc tiêu (Market Targeting)

Trong bước này, doanh nghiệp phải trả lời được hai câu hỏi cơ bản: - Chọn nhóm khách hàng (đoạn thị trường) nào?

Bước 3: Định v th trường (Positioning)

Định vị thị trường hay còn gọi là “xác định vị thế thị trường” bao gồm những hoạt động marketing mang tính chất chiến lược nhằm tìm kiếm, tạo dụng và tuyên truyền những lợi ích đặc biệt mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường mục tiêu. Định vị tốt thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có được một hình ảnh rõ ràng có giá trị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Định vị thị trường giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm được vị trí rất tốt trên thị trường ngay cả khi họ không phải là người cung ứng duy nhất.

5.1.2. Ý nghĩa của Marketing S.T.P đối với quản trị doanh nghiệp

Marketing S.T.P giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng thị trường, xây dựng cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp một hình ảnh riêng, rõ nét, gây ấn tượng và nhất quán trên những thị trường đã chọn, để nguồn lực của doanh nghiệp được khai thác một cách có hiệu quả nhất, thỏa mãn được nhu cầu và ước muốn của khách hàng và có khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập marketing căn bản (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)