- HĐLĐ của công nhân TRONG
9. Kết cấu của luận án
2.3.1.2. Quan điểm của V.I Lênin
Trên cơ sở quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về GCCN, V. I. Lênin đã nghiên cứu, hoàn chỉnh và làm phong phú thêm lý luận về giai cấp vô sản. Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại", V. I. Lênin đã định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về "giai cấp" và định nghĩa về "giai cấp" của Lênin trở thành cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về giai cấp, tầng lớp trong xã hội:
Người ta gọi giai cấp là tập đoàn người rộng rãi, những tập đoàn này khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định do lịch sử quy định, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) với những tư liệu sản xuất và vai trò của họ trong tổ chức xã hội về lao động, và như vậy là khác nhau về phương thức hưởng thụ và về phân chia của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được sử dụng. Giai cấp là những tập đồn người, trong đó tập đồn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đồn khác do các tập đồn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ nhất định của kinh tế - xã hội [63, tr.206-207].
Từ định nghĩa về giai cấp, khi nói về GCCN, V. I. Lênin viết: "cơng nhân là những người lao động công nghiệp, làm việc trong nền đại công nghiệp" và "Người được coi là công nhân, người nào trước đây đã là cơng nhân làm th bình thường trong nền đại cơng nghiệp ít ra là 10 năm và hiện nay đang làm việc trong đại công nghiệp từ 2 đến 3 năm" [64, tr.349]. Ơng cịn khẳng định cơng nhân chỉ bao gồm những ai do điều kiện sinh sống của bản thân mà thực sự có đầy đủ tâm lý vơ sản, cho nên phải làm việc nhiều năm trong công xưởng, cùng chung điều kiện về sinh hoạt kinh tế và xã hội; haygiai cấp vơ sản giành được chính quyền, cơng nhân khơng cịn là người làm th cho chủ tư bản, họ trở thành người chủ nhà nước, làm chủ tập thể đối với tư liệu sản xuất do nhà nước sở hữu, quản lý.
Tiếp nối quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự đồn kết của cơng nhân Lênin đã phát triển thêm sự đoàn kết này trong những lý luận của mình. Ơng cho rằng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, sự đồn kết xã hội của cơng nhân thể hiện
qua sự gắn bó về lợi ích giữa giai cấp cơng nhân và các dân tộc trong quá trình đấu tranh để tự giải phóng. Từ đó Lênin đã phát triển khẩu hiệu hành động chiến lược của Tuyên ngôn thành: Giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới hãy đoàn kết lại!.
Đối lập với thế giới cũ, cái thế giới của áp bức dân tộc, của sự phân tranh dân tộc hoặc của sự tách biệt giữa các dân tộc, công nhân đưa ra một thế giới mới, một thế giới trong đó những người lao động thuộc mọi dân tộc đoàn kết với nhau, trong đó khơng có chỗ cho bất cứ một đặc quyền đặc lợi nào, cũng như khơng có chỗ cho bất cứ một sự áp bức nào giữa người với người [63, tr.167].
Như vậy Lênin đã đưa lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen vào thực tiễn hành động của GCCN.
Trong thực tiễn về mặt lợi ích chung của giai cấp Lênin đã làm rõ vấn đề này thơng qua việc phân tích tính chất xã hội hóa ở phạm vi thế giới của cơng nghiệp hiện đại:
Thực vậy, việc sản xuất cho một thị trường rộng lớn ở trong nước và trên thế giới, việc phát triển mối liên hệ thương nghiệp chặt chẽ về mua bán nguyên liệu và vật liệu phụ giữa các miền trong nước và giữa các nước với nhau, bước tiến bộ vĩ đại về kỹ thuật, việc tập trung sản xuất và nhân khẩu trong những xí nghiệp lớn, truyền thống cổ hủ của chế độ gia trưởng bị phá vỡ, lớp dân cư di động được tạo ra, mức nhu cầu và trình độ văn hóa của cơng nhân được nâng cao, - tất cả những cái đó đều là những nhân tố của quá trình tư bản chủ nghĩa, quá trình làm cho sản xuất ở trong nước ngày càng được xã hội hóa, và do đấy, làm cho người tham gia sản xuất cũng ngày càng được xã hội hóa [63, tr.194].
Như vậy Lênin đã phân tích tính chất xã hội hóa của cơng nhân trong q trình lao động và làm việc. Đều này đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu về cơng nhân Việt Nam. Đa phần cơng nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ nông dân hoặc các nghề nghiệp khác đo đó q trình xã hội hóa cơng nhân đặc biệt quan trọng. Khi họ được xã hội hóa để trở nên chung những đặc điểm thì sự thống nhất về đặc điểm lợi ích giai cấp càng trở nên mạnh mẽ. Sự thống nhất đó cũng làm
thành nền tảng cho mối liên hệ bình đẳng về lợi ích, tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp chung của GCCN ở các quốc gia - dân tộc.
Sự đoàn kết về mặt tư tưởng cũng được Lênin đặc biệt quan tâm. Nó cịn xuất hiện từ sự giáo dục lâu dài, chu đáo và kỹ lưỡng của các tổ chức chính trị của giai cấp cơng nhân. Lênin viết: "... muốn cho cách mạng vô sản thắng lợi thì phải giáo dục lâu dài cho cơng nhân tinh thần bình đẳng và hữu nghị dân tộc đầy đủ nhất" [64, tr.132]. Lênin cịn nói: "Thắng lợi của cách mạng vơ sản thế giới địi hỏi giai cấp công nhân các nước tiên tiến phải hết sức tin cậy lẫn nhau, đoàn kết anh em hết sức chặt chẽ với nhau và phải hết sức nhất trí trong các hành động cách mạng của họ" [64, tr.132]. Như vậy, đến Lênin Người đã nâng tầm lý luận thành hành động là cần phải giáo dục cho GCCN ý thức được sứ mệnh lịch sử và lợi ích giai cấp của mình.
Theo Lênin thì các cơ sở kinh tế xã hội của chủ nghĩa quốc tế vơ sản xuất phát từ tính chất xã hội hóa cao của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống nhất tồn thể giai cấp cơng nhân thế giới ở nhiều điểm: sản xuất cơng nghiệp mang tính chất liên hiệp, lao động của công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; CNTB, chủ nghĩa đế quốc là những thế lực quốc tế đã liên minh với nhau để bóc lột và chống lại họ; đồn kết quốc tế và chủ nghĩa quốc tế của GCCN là kinh nghiệm chính trị và là quy luật đấu tranh cách mạng; quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân cũng địi hỏi phải có tư duy và hành động ở tầm mức thế giới...
Thông qua những lý luận, quan điểm của Lênin về sự đồn kết của cơng nhân trong thực tiễn tác giả kế thừa trong nghiên cứu của mình về sự đồn kết của công nhân trong hoạt động sản xuất và trong cuộc sống thường nhật. Thêm vào đó là vai trị của Cơng đồn là một tổ chức có các hoạt động tun truyền giáo dục cho công nhân về mặt tư tưởng lý luận, pháp luật để từ đó cơng nhân đồn kết hơn nữa trong các phong trào chung của mình.