Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen

Một phần của tài liệu Luan an dong quyen 8-5-17 (Trang 55 - 58)

- HĐLĐ của công nhân TRONG

9. Kết cấu của luận án

2.3.1.1. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen

C.Mác và Ph.Ăngghen, khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của công nhân và GCCN; Ở đây hai ông cho rằng gọi GCCN là giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê và sử dụng các từ ngữ để chỉ rõ:công nhân nông nghiệp, cơng nhân cơng nghiệp, cơng nhân khai khống hoặc công nhân thủ công... C.Mác và Ph. Ăngghen nhấn mạnh: "trong công trường thủ công và trong nghề thủ cơng, người cơng nhân sử dụng cơng cụ của mình, cịn trong cơng xưởng thì người cơng nhân phải phục vụ máy móc" [8, tr.605].

Trong tác phẩm "Tình cảnh GCCN Anh", Ph. Ăngghen cũng đã có những phân tích, làm rõ GCCN là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp. Ơng nói: "Giai cấp vơ sản là do cuộc cách mạng cơng nghiệp sản sinh ra" [8, tr.554]; giai cấp vô sản gắn liền với nền đại công nghiệp và công nhân công nghiệp gắn liền với sự phát triển của nền đại công nghiệp. Đặc biệt, trong tác phẩm "Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản", Ph. Ăngghen đã luận giải và định nghĩa GCCN hay giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào việc bán lao động của mình, chứ khơng phải sống dựa vào lợi nhuận của nhà tư bản; là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết đều phụ thuộc vào yêu cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của cơng việc làm ăn…

Theo C. Mác và Ăngghen, dù có tên gọi khác nhau, nhưng giai cấp vơ sản hay GCCN vẫn có một số đặc điểm:GCCN ra đời, phát triển cùng với nền đại công nghiệp, họ lao động trực tiếp bằng các cơng cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp; GCCN khơng có tư liệu sản xuất, phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản; GCCN là giai cấp thực sự cách mạng, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, được "tuyển mộ" từ các giai cấp, tầng lớp xã hội khác trong nền đại công nghiệp. C. Mác, Ăngghen nhấn mạnh tính thực sự cách mạng của GCCN, vì giai cấp này được sinh ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp, được rèn luyện và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp.

Từ đặc điểm của GCCN là giai cấp vô sản cho nên C.Mác và Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh đến sự đồn kết của cơng nhân trong các phong trào, các hoạt động

từ sản xuất đến các hoạt động đấu tranh cách mạng. Sự đồn kết của cơng nhân như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đấu tranh và phát triển của công nhân trong lịch sử phát triển. Trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" do C.Mác và Ph.Ăngghen thay mặt Liên đoàn những người cộng sản viết và được cơng bố vào tháng 3-1848 có lời kết như lời kêu gọi và cũng là mệnh lệnh hành động của tất cả những người vô sản trên thế giới: Cơng nhân tồn thế giới hãy liên hiệp lại! [8, tr.455]. Xuất phát từ đặc điểm của GCCN khơng có tư liệu sản xuất, phát triển cùng với nền đại công nghiệp, phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản...do đó họ khơng có một vũ khí nào mạnh hơn sự đoàn kết. Sự đoàn kết ở đây khơng chỉ là đồn kết trong nhóm của một doanh nghiệp, một đất nước mà cịn là sự đồn kết của giai cấp các nước trên thế giới để tạo nên quốc tế cộng sản.

Sự đồn kết của cơng nhân thể hiện trong sự thống nhất ý thức về lợi ích giai cấp. Giai cấp công nhân được sinh ra, tôi luyện trong phương thức sản xuất đại cơng nghiệp tư bản chủ nghĩa. Chính vì thế họ sẽ có những lợi ích chung của những người đang phải bán sức lao động của mình trong q trình làm th. Chính đặc điểm này tạo dựng địa vị kinh tế, địa vị xã hội chung của GCCN. Tính lợi ích chung là xuất phát điểm cho sự đồn kết xã hội và cũng là nguồn gốc LKXH một cách sâu sắc của cơng nhân.

Nói chung, cơng nghiệp lớn tạo ra ở khắp nơi những quan hệ như nhau giữa các giai cấp xã hội và do đó xóa bỏ tính chất riêng biệt của những dân tộc khác nhau. Và sau hết, trong khi giai cấp tư sản của mỗi dân tộc cịn duy trì những lợi ích dân tộc riêng biệt thì cơng nghiệp lớn lại tạo ra một giai cấp cùng có những lợi ích như nhau trong tất cả các dân tộc, một giai cấp khơng cịn tính riêng biệt dân tộc nữa...[8, tr.87-88].

Nếu như khơng cùng chung lợi ích giai cấp thì sẽ khơng thể nào đồn kết được cơng nhân ở các nhóm khác nhau về tơn giáo, về dân tộc, về nguồn gốc xuất thân, về vùng miền, về tính chất đặc điểm nhân khẩu riêng, về cơng việc sản xuất trong các tổ/đội/phân xưởng đồn kết được lại với nhau. Chính do cùng lợi ích các nhóm cơng nhân tuy có nhiều đặc điểm riêng nhưng các nhóm cơng nhân ln cùng nhìn về cùng một hướng để đấu tranh cho lợi ích giai cấp hay nói cách khác chính là đấu tranh cho chính mình trước nhất. Họ cảm thấy an tồn khi thấy bên mình có

nhiều những người cũng đang vì lợi ích chung. Sự thống nhất đó cũng làm thành nền tảng cho mối liên hệ bình đẳng về lợi ích, tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp chung của GCCN. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường lao động cũng luôn luôn vận động theo qui luật cung cầu. Trong thị trường đó ln có một mối quan hệ bất cân xứng giữa người bán sức lao động và người sử dụng lao động. Người bán sức lao động (cơng nhân) ln ln có những đặc điểm về mặt lợi ích chung như nhau đó là những địi hỏi về mặt lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa giải trí. Cịn người sử dụng sức lao động thì ln đặt các vấn đề lợi nhuận, năng suất lao động là tâm điểm trong quá trình sử dụng lao động. Do đó bao giờ các nhóm cơng nhân cũng sẽ có những liên kết với nhau thống nhất với nhau về những lợi ích chung.

Sự đồn kết của cơng nhân được thể hiện trong sự thống nhất về mặt tư tưởng, lối sống của công nhân trong nền công nghiệp hiện đại. Sự thống nhất về tư tưởng có được khơng phải chỉ từ sự đồng cảm của những người cùng bị tư bản bóc lột, mà cịn từ sự phát triển trí tuệ, từ cuộc đấu tranh tư tưởng nội bộ thông qua tranh luận. Trong Lời tựa viết cho bản tiếng Đức của "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", tái bản năm 1890, Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: "Để đạt tới thắng lợi cuối cùng của những nguyên lý đã đề ra trong "Tuyên ngôn", Mác chỉ tin tưởng vào "sự phát triển trí tuệ của GCCN, sự phát triển mà hành động chung và tranh luận chung nhất định sẽ mang lại" [8, tr.524]. Trong bối cảnh hiện nay của công nhân Việt Nam khi công nhân được giáo dục về mặt pháp luật, tư tưởng họ có cùng chung ý thức hệ. Biết cùng nhau làm việc để có hiệu quả cao, cùng nhau chia sẻ trong công việc, trong cuộc sống. Tư tưởng của họ là những tư tưởng cấp tiến biết gạt qua những đặc điểm cá nhân riêng lẻ mà hòa chung trong tư tưởng giai cấp. Như vậy quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen thể hiện rõ về sự đoàn kết của cơng nhân. Sự đồn kết này khơng chỉ trong một nhóm nhỏ, khơng chỉ trong một nhà máy, một đất nước mà còn là sự đoàn kết của cả giai cấp trên toàn thế giới. C.Mác viết: "... chúng ta hãy nhớ một nguyên tắc cơ bản của Quốc tế: sự đoàn kết. Chúng ta sẽ đạt được mục đích vĩ đại mà chúng ta đang hướng tới, nếu chúng ta củng cố vững chắc nguyên tắc đầy sức sống ấy trong tất cả các công nhân ở tất cả các nước [8, tr.545].

Như vậy quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự đồn kết của cơng nhân là nền tảng cơ sở cho phương pháp luận của tác giả trong nghiên cứu. Từ quan điểm

đó tác giả khai thác trên các khía cạnh về sự đồn kết của cơng nhân trong lợi ích chung, trong sự giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất, trong sự chia sẻ niềm vui trong công việc, trong các hoạt động giải trí, văn hóa, tư tưởng, trong cuộc sống thường nhật...

Một phần của tài liệu Luan an dong quyen 8-5-17 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w