- HĐLĐ của công nhân TRONG
9. Kết cấu của luận án
2.3.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Việt Nam
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng nhân và GCCN, Đảng ta ln khẳng định vị trí, vai trị cốt yếu của cơng nhân và GCCN đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Ngay Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951), trong Luận cương cách mạng Việt Nam, đồng chí Trường Chinh đã trình bày:
Cơng nhân Việt Nam tuổi còn trẻ, song ra đời trước giai cấp tư sản. Số lượng cịn ít (gần 5% dân số); nhất là từ khi kháng chiến toàn quốc, một số phân tán và một số ít đổi nghề. Nhưng sau đó một phần đã tập hợp lại trong vùng bị tạm chiếm và số lượng cơng nhân vùng tự do cũng tăng lên. Cịn nhiều quan hệ với nông dân, GCCN Việt Nam chưa được thuần tuý lắm, trình độ học vấn tương đối thấp, nhưng đủ sức lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi [18, tr.80].
Bước vào thời kỳ đổi mới, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VII, ngày 25/7/1994, đưa ra quan điểm về cơ cấu GCCN Việt Nam như sau:
Ngày nay, đội ngũ công nhân không chỉ là những người lao động sản xuất và dịch vụ công nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã, mà cịn bao gồm những cơng nhân thuộc khu vực tư nhân, cá thể, hợp tác liên doanh với nước ngoài...; đã, đang và sẽ xuất hiện những ngành nghề, lĩnh vực mới do tiến bộ khoa học - công nghệ và đòi hỏi khách quan của xã hội, của việc quốc tế hố sản xuất và đời sống. Xu hướng trí thức hố cơng nhân, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc, tăng cường yếu tố trí tuệ và lao động trí óc ngay trong dây chuyền cơng nghiệp đang tăng lên [17, tr.31-32].
Phải coi vấn đề xây dựng GCCN và công tác cơng đồn là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng trong thời kỳ phát triển mới, bởi vì chỉ có GCCN trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, mới có thể là nịng cốt để liên minh với nơng dân, trí thức, tập hợp và đoàn kết các thành phần khác, phấn đấu cho thành công của sự nghiệp CNH, HĐH [17, tr.31].
Những luận điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về công nhân và GCCN là cơ sở phương pháp luận khoa học, đúng đắn cho nghiên cứu về công nhân. Dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học, đúng đắn này, những nghiên cứu khoa học công nhân, GCCN ở Việt Nam nói chung, nghiên cứu LKXH của cơng nhân trong KCN nói riêng có
được cái nhìn hệ thống, biện chứng, lơgíc, lịch sử về vị trí, vai trị của cơng nhân trong KCN và tầm quan trọng của LKXH của công nhân đối với sự ổn định, phát triển KCN; đóng góp vào sự nghệp xây dựng thành cơng nền cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm tới.
Tiểu kết chương 2
Các khái niệm LKXH, quan hệ xã hội, công nhân, KCN và LKXH của công nhân trong KCN được làm rõ về nội dung, hình thức làm cơ sở để vận dụng triển khai LKXH của công nhân trong các doanh nghiệp ở KCN hiện nay.
Vận dụng lý thuyết đoàn kết xã hội của E.Durkheim, lý thuyết mạng lưới xã hội của Mark Granovetter sẽ giúp quá trình triển khai nghiên cứu LKXH của công nhân trong các doanh nghiệp ở KCN có thêm cơ sở để phân tích, đánh giá.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta ln coi trọng vai trò cốt yếu của GCCN, lấy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng nhân và GCCN là tiền đề, kim chỉ nam để xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, quan điểm của Đảng, Nhà nước và chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ln được khẳng định là bất biến trong xây dựng LKXH của công nhân trong doanh nghiệp ở KCN.
Chương 3