Liên kết xã hội và liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Luan an dong quyen 8-5-17 (Trang 44 - 45)

- HĐLĐ của công nhân TRONG

9. Kết cấu của luận án

2.1.1. Liên kết xã hội và liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp

Định nghĩa sau đây về LKXH là gợi ý quan trọng để vận dụng vào nghiên cứu: Liên kết xã hội là những hình thức quan hệ xã hội làm cho cá nhân gắn bó với các nhóm xã hội và gắn bó với xã hội tổng thể. Nhờ sự gắn bó ấy, cá nhân được xã hội hóa, được hội nhập và nhận biết được bản sắc của bản thân. Xã hội học nghiên cứu về LKXH lý giải các hình thức xã hội tính và các hình thức kiểm sốt xã hội. Sự sa sút hoặc yếu kém các LKXH dẫn đến tình trạng "phi chuẩn mực" (Anomie) [65, tr.308]. Khi ứng dụng định nghĩa này vào nghiên cứu LKXH của công nhân trong KCN Thăng Long, ba chiều cạnh được rút ra như sau:

Thứ nhất, LKXH của công nhân là mối quan hệ xã hội giữa họ theo trục

ngang. Nói chính xác hơn là, quan hệ trong lao động làm cho họ gắn bó với nhau giữa các cá nhân hoặc nhóm cơng nhân.

Thứ hai, LKXH của cơng nhân là mối quan hệ xã hội gắn bó họ theo trục dọc.

Cụ thể là, mối quan hệ trong lao động làm cho họ gắn bó với doanh nghiệp, thơng qua mối quan hệ cụ thể giữa cơng nhân/nhóm cơng nhân với lãnh đạo doanh nghiệp hoặc có thể gọi là giới chủ lao động.

Thứ ba, LKXH của công nhân là sự gắn kết và tin tưởng của tồn thể cơng

nhân với ý thức cơng dân. Nói rộng ra, đó chính là sự liên kết khi mỗi người cơng nhân đều cảm thấy mình "thuộc về đất nước này và cống hiến cho đất nước này".

Như vậy, định nghĩa trên đã gợi ý ba chiều cạnh của LKXH. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ giới hạn ở chiều cạnh thứ nhất(liên kết trục ngang) và chiều cạnh thứ hai (liên kết trục dọc, cấp liên kết giữa công nhân và thiết chế (doanh nghiệp). Từ đó, tác giả luận án đề xuất định nghĩa sau đây cho nghiên cứu: LKXH

của cơng nhân trong KCN là những hình thức quan hệ xã hội trong lao động gắn bó các cá nhân hoặc nhóm cơng nhân với nhau và gắn bó tổng thể cơng nhân với doanh nghiệp nơi họ làm việc. LKXH của công nhân trong KCN là mối quan hệ xã

hội gắn kết và hài hòa cả chiều ngang và chiều dọc giúp cho từng công nhân khẳng định được bản sắc của mình và thực hiện được lao động của mình mang tính chuyên nghiệp. Đây là những chỉ báo xã hội góp phần đánh giá lợi thế cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững của KCN.

Định nghĩa này gợi ý cho nghiên cứu LKXH của công nhân trong KCN Thăng Long sự tích hợp hai hướng đo lường và đánh giá LKXH của cơng nhân ở đây: LKXH của cơng nhân/nhóm cơng nhân theo trục ngang thơng qua những chia sẻ buồn vui, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau… trong và ngoài doanh nghiệp; LKXH của cơng nhân/nhóm cơng nhân với doanh nghiệp, thơng qua quan hệ trong lao động với lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. LKXH của công nhân chặt chẽ hay lỏng lẻo chính là sự phối hợp của hai hình thức liên kết này.

Một phần của tài liệu Luan an dong quyen 8-5-17 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w